Nông dân tiếp cận vốn kích cầu: Vẫn vướng!
Gói kích cầu hỗ trợ lãi suất cho nông dân được coi là “khẩn thiết” và là cơ hội để cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn
Gói kích cầu hỗ trợ lãi suất cho nông dân được coi là “khẩn thiết” và là cơ hội để cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn, gia tăng sản xuất. Nhưng, khi triển khai, gói kích cầu vẫn “chưa thông suốt”.
Sau 4 tháng triển khai Quyết định 497 của Chính phủ về cho nông dân vay vốn hỗ trợ lãi suất 4% để mua máy móc, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, theo thống kê của Bộ Công Thương, số dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất thời gian gần đây đã tăng lên đáng kể.
Cụ thể, tính tới 31/7/2009, dư nợ cho vay theo Quyết định 497 mới đạt hơn 330 tỷ đồng, nhưng báo cáo nhanh của các ngân hàng tới ngày 7/8/2009 được Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, số dư nợ đã lên tới 818,72 tỷ đồng.
Mặc dù vậy, theo ông Nguyễn Danh Trọng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước, số vốn vay trên vẫn rất khiêm tốn và tốc độ cho vay còn chậm so với tổng dư nợ có thể cho vay để kích cầu.
Càng chi tiết càng vướng
Nông dân ở nhiều địa bàn tỉnh thành than phiền rất khó tiếp cận với gói kích cầu hỗ trợ lãi suất của Chính phủ do những vướng mắc về thủ tục, chính sách cho vay. Ông Lê Khắc Lập, Phó ban Kinh tế của Hội Nông dân Việt Nam cho hay, trong 36 tỉnh báo cáo lên Hội thì có 29 tỉnh tiếp cận được nguồn vốn, còn lại 7 tỉnh do vướng mắc về thủ tục nên chưa tiếp cận được.
Một trong những khó khăn là quy định để được vay vốn hỗ trợ cho những hoạt động sản xuất nông nghiệp. Thực tế, nếu có, phần lớn đều là những dự án nhỏ lẻ, “kiểu dự án nông dân tự nghĩ tự làm” nhưng cũng phải có dự án, phương án sản xuất và phải có thế chấp tài sản thì mới được vay. Điều này, theo ông Lập, với những người nông dân quanh năm quen ruộng quen đồng thì… không khác gì một bài toán đố!
Ông Nguyễn Danh Trọng phân tích, nguyên nhân lớn một phần là vì những hướng dẫn, điều kiện cho vay quá cụ thể, nên càng cụ thể thì càng tạo ra nhiều vướng mắc và nông dân càng khó tiếp cận.
Ông Trọng lấy ví dụ như theo quy định trong 497, các sản phẩm hàng hóa trong nước là những sản phẩm phải có nhãn mác, đăng ký sản xuất kinh doanh. Nên, khi người nông dân muốn vay vốn để đầu tư kinh doanh, mở rộng sản xuất thì sản phẩm phải đáp ứng yêu cầu trên mới được vay.
Tuy nhiên, ở nông thôn người dân vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề thủ công. Những vật liệu, vật tư do chính họ tự làm, tự mua lẫn nhau, như sản xuất gạch, cát, một số loại cơ khí nông nghiệp, hay cái bẫy chuột… Vì thế, có “tìm mỏi mắt” cũng hiếm thấy sản phẩm nào có nhãn mác, đăng ký kinh doanh.
“Quy định này cần phải đưa ra những hướng dẫn mới, đơn giản, chung cho các sản phẩm, chứ nếu cứ áp nguyên theo quy định thì khó mà thực hiện được”, ông Trọng kiến nghị.
Việc vay vốn để mua vật liệu xây dựng cho xây nhà như theo quyết định, người dân ở nhiều địa phương cũng kêu chưa được thụ hưởng nhiều và phải nghĩ kế “lách luật”. Vì để được vay vốn hỗ trợ khi mua vật liệu thì phải có chứng từ, hóa đơn đỏ của sản phẩm.
Ông Lập cho biết, khi có hóa đơn đỏ nghĩa là người nông dân đã chịu mất thêm khoảng 10% thuế giá trị gia tăng, nếu mang hóa đơn đến ngân hàng trừ khoản giá trị hỗ trợ 4% lãi suất thì vẫn chịu mất thêm 6%. “Vì thế nhiều nông dân đã tìm cách mua chui hóa đơn để gian lận hoặc hợp thức hóa”, ông Lập nói.
Thêm nữa, khi triển khai Quyết định 497 trong thực tế, danh mục hàng hóa là đối tượng thụ hưởng còn hạn chế, nhất là đối với máy móc, thiết bị, vật tư nông nghiệp và quy định lại chỉ áp dụng hỗ trợ với hàng sản xuất trong nước. Nhiều máy móc có nhu cầu là máy có công suất lớn, trong nước lại chưa sản xuất được.
Với những loại máy móc, thiết bị sản xuất trong nước thì ở mỗi địa phương hay vùng sản xuất, kinh doanh từng nơi lại không có hoặc không đủ đáp ứng. Như ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ yêu cầu máy trồng ngô, hoa màu thì không có, hay máy phục vụ trồng lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long…
Nhiều địa phương kiến nghị cần bổ sung thêm sản phẩm máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất và chế biến nông nghiệp vào danh mục hàng hóa.
Kiến nghị kéo dài gói hỗ trợ lãi suất
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu, việc triển khai gói kích cầu lãi suất cho nông dân, thực tế có tỉnh vào được, có tỉnh vào khó do nhiều nguyên nhân như: thủ tục hành chính, cơ chế, chính sách, cung cấp thiết bị, cả yêu cầu của nông dân. Hơn nữa, có tỉnh làm khá thì thiếu tiền, những tỉnh làm kém thì không tiêu được tiền.
Nhưng vấn đề ở chỗ, khi tìm ra được những vướng mắc và chờ “gỡ vướng” thì gói hỗ trợ lãi suất của Chính phủ để kích cầu nông nghiệp nông thôn cũng sắp hết thời hạn, vì sẽ kết thúc vào ngày 31/12/2009.
Tuy triển khai đã được bốn tháng song có quá nhiều vướng mắc về thủ tục, quy định nên phần đông người nông dân vẫn chưa được tiếp cận và khoản dư nợ cho vay kích cầu vẫn rất ít.
Ông Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho biết, ở nhiều địa phương, hàng nghìn hộ đi vay nhưng khả năng vốn khó, mới đây ngân hàng lại siết lại tỷ lệ tăng trưởng tín dụng nên khả năng tiếp cận vốn kích cầu của nông dân lại càng bị thu hẹp.
Còn việc huy động vốn tại địa phương thì những địa phương nghèo không lấy đâu ra vốn để huy động tại chỗ, khiến nhu cầu trở nên bức thiết.
Tuy nhiên, tại buổi họp bàn về tháo gỡ vướng mắc gói hỗ trợ kích cầu nông dân do Bộ Công Thương và các Bộ, ngành, đơn vị liên quan ngày 4/9/2009 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bùi Xuân Khu khẳng định, về vốn thì không thiếu, Chính phủ có đủ vốn để kích cầu hỗ trợ nông dân. Nếu địa phương nào thiếu vốn thì phải ánh với ngân hàng thương mại ngành dọc để bố trí vốn, hoặc kiến nghị lên Chính phủ là Chính phủ sẽ chỉ đạo cấp ứng ngay.
Kiến nghị ở hầu hết các địa phương là Chính phủ nên kéo dài gói kích cầu thêm ít nhất là 6 tháng nữa hoặc nhiều là một năm, vì nông dân chưa được tiếp cận nhiều và mới được coi là… giai đoạn đầu của triển khai. Hơn nữa, nhất là khi ở nhiều địa phương đã và đang có nhu cầu đẩy mạnh hoạt động sản xuất, phát triển nông nghiệp nông thôn.
Ngoài ra, một kiến nghị được coi là “mở khóa” cho Quyết định 497 là cần đơn giản, gọn nhẹ về thủ tục, chính sách vay vốn, đồng thời cần giảm bớt hoặc lược bỏ những quy định, yêu cầu “lạ lẫm” với người nông dân. Trong đó, kiến nghị cần thiết kế sẵn quy định cho vay vốn như có sẵn ô cột về địa chỉ, mua gì, thời hạn… địa phương xã xác nhận, nông dân ký vào đó là xong.
Sau 4 tháng triển khai Quyết định 497 của Chính phủ về cho nông dân vay vốn hỗ trợ lãi suất 4% để mua máy móc, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, theo thống kê của Bộ Công Thương, số dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất thời gian gần đây đã tăng lên đáng kể.
Cụ thể, tính tới 31/7/2009, dư nợ cho vay theo Quyết định 497 mới đạt hơn 330 tỷ đồng, nhưng báo cáo nhanh của các ngân hàng tới ngày 7/8/2009 được Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, số dư nợ đã lên tới 818,72 tỷ đồng.
Mặc dù vậy, theo ông Nguyễn Danh Trọng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước, số vốn vay trên vẫn rất khiêm tốn và tốc độ cho vay còn chậm so với tổng dư nợ có thể cho vay để kích cầu.
Càng chi tiết càng vướng
Nông dân ở nhiều địa bàn tỉnh thành than phiền rất khó tiếp cận với gói kích cầu hỗ trợ lãi suất của Chính phủ do những vướng mắc về thủ tục, chính sách cho vay. Ông Lê Khắc Lập, Phó ban Kinh tế của Hội Nông dân Việt Nam cho hay, trong 36 tỉnh báo cáo lên Hội thì có 29 tỉnh tiếp cận được nguồn vốn, còn lại 7 tỉnh do vướng mắc về thủ tục nên chưa tiếp cận được.
Một trong những khó khăn là quy định để được vay vốn hỗ trợ cho những hoạt động sản xuất nông nghiệp. Thực tế, nếu có, phần lớn đều là những dự án nhỏ lẻ, “kiểu dự án nông dân tự nghĩ tự làm” nhưng cũng phải có dự án, phương án sản xuất và phải có thế chấp tài sản thì mới được vay. Điều này, theo ông Lập, với những người nông dân quanh năm quen ruộng quen đồng thì… không khác gì một bài toán đố!
Ông Nguyễn Danh Trọng phân tích, nguyên nhân lớn một phần là vì những hướng dẫn, điều kiện cho vay quá cụ thể, nên càng cụ thể thì càng tạo ra nhiều vướng mắc và nông dân càng khó tiếp cận.
Ông Trọng lấy ví dụ như theo quy định trong 497, các sản phẩm hàng hóa trong nước là những sản phẩm phải có nhãn mác, đăng ký sản xuất kinh doanh. Nên, khi người nông dân muốn vay vốn để đầu tư kinh doanh, mở rộng sản xuất thì sản phẩm phải đáp ứng yêu cầu trên mới được vay.
Tuy nhiên, ở nông thôn người dân vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề thủ công. Những vật liệu, vật tư do chính họ tự làm, tự mua lẫn nhau, như sản xuất gạch, cát, một số loại cơ khí nông nghiệp, hay cái bẫy chuột… Vì thế, có “tìm mỏi mắt” cũng hiếm thấy sản phẩm nào có nhãn mác, đăng ký kinh doanh.
“Quy định này cần phải đưa ra những hướng dẫn mới, đơn giản, chung cho các sản phẩm, chứ nếu cứ áp nguyên theo quy định thì khó mà thực hiện được”, ông Trọng kiến nghị.
Việc vay vốn để mua vật liệu xây dựng cho xây nhà như theo quyết định, người dân ở nhiều địa phương cũng kêu chưa được thụ hưởng nhiều và phải nghĩ kế “lách luật”. Vì để được vay vốn hỗ trợ khi mua vật liệu thì phải có chứng từ, hóa đơn đỏ của sản phẩm.
Ông Lập cho biết, khi có hóa đơn đỏ nghĩa là người nông dân đã chịu mất thêm khoảng 10% thuế giá trị gia tăng, nếu mang hóa đơn đến ngân hàng trừ khoản giá trị hỗ trợ 4% lãi suất thì vẫn chịu mất thêm 6%. “Vì thế nhiều nông dân đã tìm cách mua chui hóa đơn để gian lận hoặc hợp thức hóa”, ông Lập nói.
Thêm nữa, khi triển khai Quyết định 497 trong thực tế, danh mục hàng hóa là đối tượng thụ hưởng còn hạn chế, nhất là đối với máy móc, thiết bị, vật tư nông nghiệp và quy định lại chỉ áp dụng hỗ trợ với hàng sản xuất trong nước. Nhiều máy móc có nhu cầu là máy có công suất lớn, trong nước lại chưa sản xuất được.
Với những loại máy móc, thiết bị sản xuất trong nước thì ở mỗi địa phương hay vùng sản xuất, kinh doanh từng nơi lại không có hoặc không đủ đáp ứng. Như ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ yêu cầu máy trồng ngô, hoa màu thì không có, hay máy phục vụ trồng lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long…
Nhiều địa phương kiến nghị cần bổ sung thêm sản phẩm máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất và chế biến nông nghiệp vào danh mục hàng hóa.
Kiến nghị kéo dài gói hỗ trợ lãi suất
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu, việc triển khai gói kích cầu lãi suất cho nông dân, thực tế có tỉnh vào được, có tỉnh vào khó do nhiều nguyên nhân như: thủ tục hành chính, cơ chế, chính sách, cung cấp thiết bị, cả yêu cầu của nông dân. Hơn nữa, có tỉnh làm khá thì thiếu tiền, những tỉnh làm kém thì không tiêu được tiền.
Nhưng vấn đề ở chỗ, khi tìm ra được những vướng mắc và chờ “gỡ vướng” thì gói hỗ trợ lãi suất của Chính phủ để kích cầu nông nghiệp nông thôn cũng sắp hết thời hạn, vì sẽ kết thúc vào ngày 31/12/2009.
Tuy triển khai đã được bốn tháng song có quá nhiều vướng mắc về thủ tục, quy định nên phần đông người nông dân vẫn chưa được tiếp cận và khoản dư nợ cho vay kích cầu vẫn rất ít.
Ông Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho biết, ở nhiều địa phương, hàng nghìn hộ đi vay nhưng khả năng vốn khó, mới đây ngân hàng lại siết lại tỷ lệ tăng trưởng tín dụng nên khả năng tiếp cận vốn kích cầu của nông dân lại càng bị thu hẹp.
Còn việc huy động vốn tại địa phương thì những địa phương nghèo không lấy đâu ra vốn để huy động tại chỗ, khiến nhu cầu trở nên bức thiết.
Tuy nhiên, tại buổi họp bàn về tháo gỡ vướng mắc gói hỗ trợ kích cầu nông dân do Bộ Công Thương và các Bộ, ngành, đơn vị liên quan ngày 4/9/2009 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bùi Xuân Khu khẳng định, về vốn thì không thiếu, Chính phủ có đủ vốn để kích cầu hỗ trợ nông dân. Nếu địa phương nào thiếu vốn thì phải ánh với ngân hàng thương mại ngành dọc để bố trí vốn, hoặc kiến nghị lên Chính phủ là Chính phủ sẽ chỉ đạo cấp ứng ngay.
Kiến nghị ở hầu hết các địa phương là Chính phủ nên kéo dài gói kích cầu thêm ít nhất là 6 tháng nữa hoặc nhiều là một năm, vì nông dân chưa được tiếp cận nhiều và mới được coi là… giai đoạn đầu của triển khai. Hơn nữa, nhất là khi ở nhiều địa phương đã và đang có nhu cầu đẩy mạnh hoạt động sản xuất, phát triển nông nghiệp nông thôn.
Ngoài ra, một kiến nghị được coi là “mở khóa” cho Quyết định 497 là cần đơn giản, gọn nhẹ về thủ tục, chính sách vay vốn, đồng thời cần giảm bớt hoặc lược bỏ những quy định, yêu cầu “lạ lẫm” với người nông dân. Trong đó, kiến nghị cần thiết kế sẵn quy định cho vay vốn như có sẵn ô cột về địa chỉ, mua gì, thời hạn… địa phương xã xác nhận, nông dân ký vào đó là xong.