14:23 14/07/2011

“Nước Mỹ tất yếu sẽ vỡ nợ”

An Huy

Nước Mỹ mất khả năng thanh toán nợ không còn là chuyện “nếu” mà là chuyện “khi nào”, một nhà quản lý quỹ nhận định

Nước Mỹ mất khả năng thanh toán nợ không còn là chuyện “nếu” mà là chuyện “khi nào”.
Nước Mỹ mất khả năng thanh toán nợ không còn là chuyện “nếu” mà là chuyện “khi nào”.
Nước Mỹ mất khả năng thanh toán nợ không còn là chuyện “nếu” mà là chuyện “khi nào”, một nhà quản lý quỹ nhận định trong cuộc trao đổi với hãng tin CNBC.

“Nước Mỹ tất yếu sẽ vỡ nợ. Kinh tế Mỹ là một đế chế đã già cỗi và đến thời đi xuống. Hệ thống tài chính của Mỹ sẽ cùng theo với sự đi xuống này”, Giám đốc đầu tư David Murrin của công ty quản lý tài sản Emergent Asset Management phát biểu.

Theo chuyên gia này, vấn đề đặt ra là không rõ nước Mỹ sẽ vỡ nợ do chịu áp lực từ bên ngoài, chẳng hạn từ Trung Quốc, hay tự thân nước Mỹ lựa chọn giải pháp vỡ nợ để tạo ra một lợi thế chiến lược.

Khi những nhận định trên được đưa ra, hai đảng Dân chủ và Cộng hòa của Mỹ vẫn đang tranh cãi quyết liệt về việc làm thế nào để cắt giảm thâm hụt ngân sách và nên hay không nên nâng trần nợ quốc gia lên trên mức 14,3 nghìn tỷ USD hiện nay. Hạn chót cho hai đảng đạt tới một thỏa thuận là ngày 2/8 tới, nếu không Mỹ sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ xét trên phương diện kỹ thuật.

Trong cuốn sách có tựa “Breaking the Code of History” (tạm dịch: “Giải mã lịch sử”), ông Murrin lập luận rằng, cán cân quyền lực kinh tế đã dịch chuyển khỏi phương Tây, mà Mỹ là siêu cường, sang phương Đông, dẫn đầu là Trung Quốc. Ông Murrin tin rằng, nước Mỹ không thể cạnh tranh nổi với các cường quốc phương Đông.

“Rất đơn giản, hệ thống kinh tế và tài chính của My đang đến thời đi xuống. Trong suốt hơn một thập kỷ qua, nước Mỹ hầu như không đạt được sự tăng trưởng gì mấy ngoài các công cụ tài chính và đòn bẩy nợ - những yếu tố đã dẫn tới cuộc khủng hoảng 2008”, ông Murrin nói.

Ông này lập luận, các thị trường mới nổi có ưu thế trội hơn các nền kinh tế phát triển khác trên các phương diện về dân số, lực lượng lao động và khả năng tạo ra sự tăng trưởng kinh tế cơ bản. Tình trạng mất cân bằng này rốt cục sẽ đẩy các nền kinh tế phát triển vào con đường vỡ nợ.

“Nước Anh là một ví dụ. Anh đã từng là một siêu cường và khi đánh mất ngôi vị này do cuộc khủng hoảng kênh đào Suez 1956, nước này đang gánh một khối lượng nợ lớn. Trong số nợ đó, nước Mỹ sở hữu phần lớn”, ông Murrin dẫn chứng. “Đó là sức mạnh của nước Mỹ so với nước Anh và sức mạnh này đã hạ gục đồng Bảng. Tuy nhiên, giá trị các đồng bạc của Mỹ và Anh khá tương đồng xét về phương diện địa chính trị toàn cầu và thế giới đã không thay đổi quá nhiều”, ông nói thêm.

Ông Murrin gọi nước Mỹ là siêu cường phương Tây cuối cùng. “Giá trị sẽ dịch chuyển cho quốc gia nào khác ngoài Trung Quốc khi mà nền kinh tế này đang tăng trưởng mạnh và thách thức thế giới. Bởi vậy, nước Mỹ bị buộc phải tiếp tục chi tiêu cho tới ngày mất khả năng trả nợ”, ông Murrin phát biểu.

Ông Murrin bày tỏ quan ngại: “Nếu nhìn vào cách Trung Quốc tìm cách kiểm soát nợ của châu Âu và Mỹ, trong đó nợ Mỹ mang tính chất chiến lược, có thể thấy sự bấp bênh đang nghiêng về phía Mỹ. Nếu tôi là một người Mỹ trong Nhà Trắng, tôi sẽ cảm thấy bất an về vấn đề này”.

Khi được hỏi về việc nên đầu tư vào đâu trong bối cảnh hiện nay, ông Murrin thẳng thắn cho rằng: “Có lẽ không nên đầu tư vào các tài sản là USD”.