Nước sạch là thách thức lớn nhất đối với châu Á
ADB cho rằng, chính nước sạch, chứ không phải dầu lửa, mới là thách thức lớn nhất cản trở sự phát triển thịnh vượng của châu Á
Báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho thấy nguồn nước trong khu vực này đang ngày càng ô nhiễm hơn do tác động của quá trình đô thị hóa nhanh chóng và cho rằng nước sạch, chứ không phải dầu lửa, mới là thách thức lớn nhất cản trở sự phát triển thịnh vượng của châu Á.
Theo báo cáo, hiện hầu hết các thành phố lớn ở châu Á đang lâm vào tình trạng thiếu nước sạch và đây cũng là vấn đề làm các nhà hoạch định chính sách bối rối và bế tắc. Trong khi đó, khả năng xử lý nước ô nhiễm trước khi chảy ra sông hồ và biển cũng rất yếu kém.
Báo cáo khẳng định nếu không được quan tâm đầy đủ và nghiêm túc, vấn đề trên sẽ là thảm họa lớn đối với châu Á khi quá trình đô thị hóa tại khu vực này đang tăng tốc nhanh chóng.
ADB ước tính từ nay tới năm 2025, cư dân đô thị tại châu Á sẽ tăng lên 60%, trong khi đó các thành phố lớn hiện nay như Dhaka (Bangladesh), Karachi (Pakistan), Mumbai (Ấn Độ) và Jakarta (Indonesia) sẽ tiếp tục được mở rộng hơn nữa.
Theo báo cáo, hiện hầu hết các thành phố lớn ở châu Á đang lâm vào tình trạng thiếu nước sạch và đây cũng là vấn đề làm các nhà hoạch định chính sách bối rối và bế tắc. Trong khi đó, khả năng xử lý nước ô nhiễm trước khi chảy ra sông hồ và biển cũng rất yếu kém.
Báo cáo khẳng định nếu không được quan tâm đầy đủ và nghiêm túc, vấn đề trên sẽ là thảm họa lớn đối với châu Á khi quá trình đô thị hóa tại khu vực này đang tăng tốc nhanh chóng.
ADB ước tính từ nay tới năm 2025, cư dân đô thị tại châu Á sẽ tăng lên 60%, trong khi đó các thành phố lớn hiện nay như Dhaka (Bangladesh), Karachi (Pakistan), Mumbai (Ấn Độ) và Jakarta (Indonesia) sẽ tiếp tục được mở rộng hơn nữa.