Obama đặt chân đến Cuba: “Que bola, Cuba?”
Chuyến thăm lịch sử mở ra một chương mới trong quan hệ giữa hai cựu thù thời chiến tranh lạnh
Ngày 20/3 theo giờ địa phương, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đặt chân tới Cuba, bắt đầu chuyến thăm lịch sử tới đảo quốc này, mở ra một chương mới trong quan hệ giữa hai cựu thù thời chiến tranh lạnh, sau gần 6 thập kỷ thù địch.
Theo hãng tin Reuters, chiếc chuyên cơ Air Force One chở ông Obama cùng phu nhân Michelle Obama, hai con gái, và các quan chức Mỹ hộ tống đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Jose Marti ở Havana. Mới cách đây không lâu, hình ảnh này còn là điều mà không ai có thể nghĩ đến.
Đón Tổng thống Mỹ tại sân bay là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez. Lễ đón chính thức dành cho ông Obama dự kiến sẽ diễn ra vào ngày thứ Hai theo giờ địa phương, khi người đứng đầu Nhà Trắng có cuộc gặp với Chủ tịch Cuba Raul Castro tại dinh Chủ tịch.
Buổi tối cùng ngày, Chính phủ Cuba sẽ tổ chức quốc yến chiêu đãi ông Obama.
Trong chuyến thăm này, ông Obama sẽ có cuộc gặp với giới doanh nhân Cuba, phát biểu trên truyền hình nhà nước Cuba, và xem một trận đấu bóng chày. Tuy vậy, ông sẽ không gặp lãnh tụ Cuba Fidel Castro.
Kéo dài trong 3 ngày, đây là chuyến thăm Cuba đầu tiên sau 88 năm của một vị Tổng thống Mỹ. Chuyến thăm là kết quả của những nỗ lực ngoại giao mà ông Obama và ông Castro công bố vào tháng 12/2014 nhằm kết thúc sự thù địch từ thời chiến tranh lạnh, khi cuộc cách mạng tại Cuba đã lật đổ một chính phủ thân Mỹ ở nước này vào năm 1959.
Với mục tiêu từ bỏ chính sách cô lập Cuba kéo dài bấy lâu của Mỹ, ông Obama muốn nỗ lực của ông không thể bị đảo ngược. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều trở ngại trong quá trình bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai bên như lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba chưa được dỡ bỏ, hay việc Mỹ tiếp tục nắm quyền kiểm soát căn cứ hải quân Guantanamo.
Sau khi đặt chân tới Havana, ông Obama cùng gia đình và các quan chức Mỹ đã có cuộc gặp với nhân viên đại sứ quán Mỹ tại Havana. Tiếp đó, ông đã tới thăm khu Old Havana và nhận được sự chào đón nhiệt tình của những đám đông nhỏ người Cuba và du khách nước ngoài.
“Đây là một cơ hội lịch sử để [tôi] tiếp xúc trực tiếp với người dân Cuba”, ông Obama nói với các nhà ngoại giao Mỹ.
Các quan chức Mỹ tỏ ra “không có vấn đề gì” trước việc Chủ tịch Castro không có mặt ở sân bay để đón ông Obama. Mặc dù vậy, Donald Trump, ứng viên Tổng thống Mỹ hàng đầu của Đảng Cộng hòa, đã viết trên mạng xã hội Twitter rằng chuyến thăm của ông Obama “có ý nghĩa lớn”, nhưng Tổng thống Mỹ đã “không được tôn trọng”.
Lời đầu tiên của ông Obama dành cho người dân Cuba là một thông điệp gửi trên Twitter, cho dù rất ít người dân nước này dùng Twitter thường xuyên do tiếp cận Internet còn hạn chế.
“Que bola, Cuba?” (“Có chuyện gì vậy, Cuba?”), ông Obama viết, sử dụng tiếng Tây Ban Nha - quốc ngữ tại Cuba. Tiếp đó, ông viết bằng tiếng Anh: “Tôi vừa tới nơi, mong được gặp và lắng nghe trực tiếp từ người dân Cuba”.
Theo hãng tin Reuters, chiếc chuyên cơ Air Force One chở ông Obama cùng phu nhân Michelle Obama, hai con gái, và các quan chức Mỹ hộ tống đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Jose Marti ở Havana. Mới cách đây không lâu, hình ảnh này còn là điều mà không ai có thể nghĩ đến.
Đón Tổng thống Mỹ tại sân bay là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez. Lễ đón chính thức dành cho ông Obama dự kiến sẽ diễn ra vào ngày thứ Hai theo giờ địa phương, khi người đứng đầu Nhà Trắng có cuộc gặp với Chủ tịch Cuba Raul Castro tại dinh Chủ tịch.
Buổi tối cùng ngày, Chính phủ Cuba sẽ tổ chức quốc yến chiêu đãi ông Obama.
Trong chuyến thăm này, ông Obama sẽ có cuộc gặp với giới doanh nhân Cuba, phát biểu trên truyền hình nhà nước Cuba, và xem một trận đấu bóng chày. Tuy vậy, ông sẽ không gặp lãnh tụ Cuba Fidel Castro.
Kéo dài trong 3 ngày, đây là chuyến thăm Cuba đầu tiên sau 88 năm của một vị Tổng thống Mỹ. Chuyến thăm là kết quả của những nỗ lực ngoại giao mà ông Obama và ông Castro công bố vào tháng 12/2014 nhằm kết thúc sự thù địch từ thời chiến tranh lạnh, khi cuộc cách mạng tại Cuba đã lật đổ một chính phủ thân Mỹ ở nước này vào năm 1959.
Với mục tiêu từ bỏ chính sách cô lập Cuba kéo dài bấy lâu của Mỹ, ông Obama muốn nỗ lực của ông không thể bị đảo ngược. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều trở ngại trong quá trình bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai bên như lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba chưa được dỡ bỏ, hay việc Mỹ tiếp tục nắm quyền kiểm soát căn cứ hải quân Guantanamo.
Sau khi đặt chân tới Havana, ông Obama cùng gia đình và các quan chức Mỹ đã có cuộc gặp với nhân viên đại sứ quán Mỹ tại Havana. Tiếp đó, ông đã tới thăm khu Old Havana và nhận được sự chào đón nhiệt tình của những đám đông nhỏ người Cuba và du khách nước ngoài.
“Đây là một cơ hội lịch sử để [tôi] tiếp xúc trực tiếp với người dân Cuba”, ông Obama nói với các nhà ngoại giao Mỹ.
Các quan chức Mỹ tỏ ra “không có vấn đề gì” trước việc Chủ tịch Castro không có mặt ở sân bay để đón ông Obama. Mặc dù vậy, Donald Trump, ứng viên Tổng thống Mỹ hàng đầu của Đảng Cộng hòa, đã viết trên mạng xã hội Twitter rằng chuyến thăm của ông Obama “có ý nghĩa lớn”, nhưng Tổng thống Mỹ đã “không được tôn trọng”.
Lời đầu tiên của ông Obama dành cho người dân Cuba là một thông điệp gửi trên Twitter, cho dù rất ít người dân nước này dùng Twitter thường xuyên do tiếp cận Internet còn hạn chế.
“Que bola, Cuba?” (“Có chuyện gì vậy, Cuba?”), ông Obama viết, sử dụng tiếng Tây Ban Nha - quốc ngữ tại Cuba. Tiếp đó, ông viết bằng tiếng Anh: “Tôi vừa tới nơi, mong được gặp và lắng nghe trực tiếp từ người dân Cuba”.