Obama trấn an nước Mỹ sau vụ khủng bố tại California
“Nguy cơ từ chủ nghĩa khủng bố là có thật, nhưng chúng ta sẽ vượt qua được”
Đêm 6/12 theo giờ Washington, tức sáng 7/12 theo giờ Việt Nam, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có bài phát biểu toàn quốc đặc biệt về nguy cơ tấn công khủng bố nhằm vào nước này.
Hãng tin Reuters cho biết, trong bài phát biểu hiếm hoi từ Phòng Bầu dục của Nhà Trắng, ông Obama thề sẽ tìm ra bất kỳ kẻ nào có âm mưu tấn công nước Mỹ và trấn an người dân sau vụ xả súng đẫm máu ở bang California hôm 2/12.
Vụ xả súng này đã đặt ra những câu hỏi mới quanh sự phòng thủ của Mỹ trước chủ nghĩa cực đoan hình thành trong nước.
Với bài phát biểu này, Tổng thống Mỹ cũng nỗ lực bác bỏ những chỉ trích cho rằng ông hành động không đủ quyết đoán để bảo vệ nước Mỹ trước tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS). Tuy vậy, ông Obama đã không nói về bất kỳ sự thay đổi lớn nào trong chiến lược chống chủ nghĩa khủng bố mà ông đang theo đuổi.
“Nguy cơ từ chủ nghĩa khủng bố là có thật, nhưng chúng ta sẽ vượt qua được”, người đứng đầu Nhà Trắng nói trong bài phát biểu được truyền hình trực tiếp trên toàn quốc.
Bài phát biểu này của ông Obama được đưa ra chỉ 4 ngày sau khi Syed Rizwan Farook, 28 tuổi, một người Mỹ gốc Pakistan, và vợ là Tashfeen Malik, 29 tuổi, một công dân Pakistan tiến hành vụ xả súng vào bữa tiệc của công chức địa phương ở San Bernadino, thành phố thuộc bang California, cướp đi mạng sống của 14 người. Vài giờ sau vụ xả súng, cặp đôi này đã chết trong một cuộc đấu súng với cảnh sát.
Ông Obama đã gọi vụ tấn công này là “một hành động khủng bố nhằm cướp mạng sống của những người vô tội”, đồng thời gọi đây là một sự kiện mở ra một “giai đoạn mới” trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) tin rằng vụ xả súng này có sự kích động của IS. Tuy nhiên, ông Obama nói chưa có bằng chứng nào cho thấy cuộc tấn công được chỉ đạo bởi một tổ chức phiến quân nước ngoài hay là một phần của một âm mưu lớn hơn trong nước.
Chính quyền Obama có kế hoạch tìm kiếm sự hợp tác chặt chẽ hơn từ các công ty công nghệ Mỹ để giúp phát hiện sớm những âm mưu tấn công bắt nguồn từ trong nước. Nỗ lực này của Washington có thể một lần nữa làm bùng lênh tranh cãi về bảo mật-an ninh giữa Chính phủ Mỹ và Thung lũng Silicon.
Tuy vậy, Tổng thống Obama cũng cảnh báo về sự phản ứng thái quá đối với nguy cơ khủng bố trong nước.
“Chúng ta không nên đối đầu nhau bằng cách để cuộc chiến này được định nghĩa như một cuộc chiến giữa nước Mỹ và đạo Hồi”, ông nói.
Tuy vậy, do cặp đôi thực hiện vụ xả súng ở California không hề xuất hiện trên màn hình radar an ninh Mỹ trước khi thực hiện cuộc tấn công, ông Obama đối mặt khó khăn trong việc thuyết phục người Mỹ rằng ông đang làm tất cả những gì có thể để xử lý nguy cơ khủng bố ngày càng gia tăng.
Có những bằng chứng cho thấy cặp vợ chồng này là những kẻ tấn công kiểu “con sói đơn độc” - những kẻ bị cực đoan hóa bởi chương trình tuyền truyền của IS và hành động độc lập. Với những kẻ tấn công như vậy, nhà chức trách rất khó để có thể theo dõi và phát hiện sớm.
Bài phát biểu trấn an dân Mỹ về nguy cơ khủng bố của ông Obama được đưa ra trong bối cảnh áp lực ngày càng gia tăng từ Đảng Cộng hòa và thậm chí một số thành viên Đảng Dân chủ đòi có biện pháp đáp trả mạnh tay hơn với IS. Vụ tấn công ở San Bernadino đã làm gia tăng nỗi sợ hãi của người Mỹ về nguy cơ có thêm những vụ tấn công bắt nguồn từ chính trong lòng nước Mỹ.
Nếu được chứng minh là có liên hệ với hay bị kích động bởi IS, thì vụ xả súng tuần trước sẽ là cuộc tấn công đẫm máu nhất của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan vào nước Mỹ dưới thời Obama và kể từ vụ khủng bố ngày 11/9/2001.
“Chúng ta sẽ thắng bằng sự mạnh mẽ, thông minh, vững vàng, và kiên trì”, ông Obama nói trong bài phát biểu.
Tổng thống Mỹ cũng hối thúc Quốc hội Mỹ thông qua dự luật trao thẩm quyền cho lực lượng vũ trang của nước này tiến hành chiến tranh với IS.
Ngoài ra, ông Obama cũng kêu gọi kiểm soát súng chặt chẽ hơn, nói rằng đây là một phần quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố. Ông nói, hiện quá dễ để những người muốn gây tổn thương cho người dân Mỹ có thể mua súng.
Hãng tin Reuters cho biết, trong bài phát biểu hiếm hoi từ Phòng Bầu dục của Nhà Trắng, ông Obama thề sẽ tìm ra bất kỳ kẻ nào có âm mưu tấn công nước Mỹ và trấn an người dân sau vụ xả súng đẫm máu ở bang California hôm 2/12.
Vụ xả súng này đã đặt ra những câu hỏi mới quanh sự phòng thủ của Mỹ trước chủ nghĩa cực đoan hình thành trong nước.
Với bài phát biểu này, Tổng thống Mỹ cũng nỗ lực bác bỏ những chỉ trích cho rằng ông hành động không đủ quyết đoán để bảo vệ nước Mỹ trước tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS). Tuy vậy, ông Obama đã không nói về bất kỳ sự thay đổi lớn nào trong chiến lược chống chủ nghĩa khủng bố mà ông đang theo đuổi.
“Nguy cơ từ chủ nghĩa khủng bố là có thật, nhưng chúng ta sẽ vượt qua được”, người đứng đầu Nhà Trắng nói trong bài phát biểu được truyền hình trực tiếp trên toàn quốc.
Bài phát biểu này của ông Obama được đưa ra chỉ 4 ngày sau khi Syed Rizwan Farook, 28 tuổi, một người Mỹ gốc Pakistan, và vợ là Tashfeen Malik, 29 tuổi, một công dân Pakistan tiến hành vụ xả súng vào bữa tiệc của công chức địa phương ở San Bernadino, thành phố thuộc bang California, cướp đi mạng sống của 14 người. Vài giờ sau vụ xả súng, cặp đôi này đã chết trong một cuộc đấu súng với cảnh sát.
Ông Obama đã gọi vụ tấn công này là “một hành động khủng bố nhằm cướp mạng sống của những người vô tội”, đồng thời gọi đây là một sự kiện mở ra một “giai đoạn mới” trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) tin rằng vụ xả súng này có sự kích động của IS. Tuy nhiên, ông Obama nói chưa có bằng chứng nào cho thấy cuộc tấn công được chỉ đạo bởi một tổ chức phiến quân nước ngoài hay là một phần của một âm mưu lớn hơn trong nước.
Chính quyền Obama có kế hoạch tìm kiếm sự hợp tác chặt chẽ hơn từ các công ty công nghệ Mỹ để giúp phát hiện sớm những âm mưu tấn công bắt nguồn từ trong nước. Nỗ lực này của Washington có thể một lần nữa làm bùng lênh tranh cãi về bảo mật-an ninh giữa Chính phủ Mỹ và Thung lũng Silicon.
Tuy vậy, Tổng thống Obama cũng cảnh báo về sự phản ứng thái quá đối với nguy cơ khủng bố trong nước.
“Chúng ta không nên đối đầu nhau bằng cách để cuộc chiến này được định nghĩa như một cuộc chiến giữa nước Mỹ và đạo Hồi”, ông nói.
Tuy vậy, do cặp đôi thực hiện vụ xả súng ở California không hề xuất hiện trên màn hình radar an ninh Mỹ trước khi thực hiện cuộc tấn công, ông Obama đối mặt khó khăn trong việc thuyết phục người Mỹ rằng ông đang làm tất cả những gì có thể để xử lý nguy cơ khủng bố ngày càng gia tăng.
Có những bằng chứng cho thấy cặp vợ chồng này là những kẻ tấn công kiểu “con sói đơn độc” - những kẻ bị cực đoan hóa bởi chương trình tuyền truyền của IS và hành động độc lập. Với những kẻ tấn công như vậy, nhà chức trách rất khó để có thể theo dõi và phát hiện sớm.
Bài phát biểu trấn an dân Mỹ về nguy cơ khủng bố của ông Obama được đưa ra trong bối cảnh áp lực ngày càng gia tăng từ Đảng Cộng hòa và thậm chí một số thành viên Đảng Dân chủ đòi có biện pháp đáp trả mạnh tay hơn với IS. Vụ tấn công ở San Bernadino đã làm gia tăng nỗi sợ hãi của người Mỹ về nguy cơ có thêm những vụ tấn công bắt nguồn từ chính trong lòng nước Mỹ.
Nếu được chứng minh là có liên hệ với hay bị kích động bởi IS, thì vụ xả súng tuần trước sẽ là cuộc tấn công đẫm máu nhất của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan vào nước Mỹ dưới thời Obama và kể từ vụ khủng bố ngày 11/9/2001.
“Chúng ta sẽ thắng bằng sự mạnh mẽ, thông minh, vững vàng, và kiên trì”, ông Obama nói trong bài phát biểu.
Tổng thống Mỹ cũng hối thúc Quốc hội Mỹ thông qua dự luật trao thẩm quyền cho lực lượng vũ trang của nước này tiến hành chiến tranh với IS.
Ngoài ra, ông Obama cũng kêu gọi kiểm soát súng chặt chẽ hơn, nói rằng đây là một phần quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố. Ông nói, hiện quá dễ để những người muốn gây tổn thương cho người dân Mỹ có thể mua súng.