OCB và KienLongBank được chấp thuận tăng vốn điều lệ
Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc OCB tăng vốn điều lệ lên 3.100 tỷ đồng và KienLongBank tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng
Ngày 6/9/2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành văn bản số 6706/NHNN-TTGSNH và văn bản số 6707/NHNN-TTGSNH về việc tăng vốn điều lệ năm 2010 của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông (OCB) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long (KienLongBank).
Theo văn bản số 6706/NHNN-TTGSNH, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc OCB tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 3.100 tỷ đồng theo phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 12/4/2010 và Nghị quyết Hội đồng quản trị số 83/2010/NQ-HĐQT ngày 20/8/2010 về việc điều chỉnh phương án tăng vốn điều lệ năm 2010.
OCB có trách nhiệm yêu cầu các cổ đông khi tham gia mua cổ phần của Ngân hàng phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan. Trong đó, việc Ngân hàng BNP Paribas tiếp tục mua cổ phần để tăng tỷ lệ nắm giữ lên 20% vốn điều lệ của OCB phải tuân thủ các quy định tại Nghị định 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007 của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam (Nghị định 69); Nghị định 01/2010/NĐ-CP ngày 04/01/2010 về chào bán cổ phần riêng lẻ và Thông tư 07/2007/TT-NHNN ngày 29/11/2007 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành một số nội dung Nghị định số 69.
Tại văn bản số 6707/NHNN-TTGSNH, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng chấp thuận việc KienLongBank tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng theo phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông KienLongBank thông qua ngày 13/6/2010 và Nghị quyết Hội đồng Quản trị số 474/NQ-HĐQT ngày 12/8/2010 về việc bổ sung và hoàn thiện phương án tăng vốn điều lệ trong năm 2010.
Trường hợp bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, KienLongBank phải đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài và phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trước khi thực hiện.
Ngoài ra, OCB và KienLongBank có trách nhiệm thực hiện các thủ tục pháp lý và chế độ báo cáo có liên quan đến việc tăng vốn điều lệ theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành. Các văn bản này có hiệu lực trong 12 tháng kể từ ngày ký.
Trường hợp việc tăng vốn điều lệ của OCB và KienLongBank không hoàn tất được trong thời hạn cho phép, nếu Đại hội đồng cổ đông của OCB và KienLongBank thông qua việc thay đổi phương án tăng vốn điều lệ đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, các văn bản này hết hiệu lực pháp lý.
Theo văn bản số 6706/NHNN-TTGSNH, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc OCB tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 3.100 tỷ đồng theo phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 12/4/2010 và Nghị quyết Hội đồng quản trị số 83/2010/NQ-HĐQT ngày 20/8/2010 về việc điều chỉnh phương án tăng vốn điều lệ năm 2010.
OCB có trách nhiệm yêu cầu các cổ đông khi tham gia mua cổ phần của Ngân hàng phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan. Trong đó, việc Ngân hàng BNP Paribas tiếp tục mua cổ phần để tăng tỷ lệ nắm giữ lên 20% vốn điều lệ của OCB phải tuân thủ các quy định tại Nghị định 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007 của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam (Nghị định 69); Nghị định 01/2010/NĐ-CP ngày 04/01/2010 về chào bán cổ phần riêng lẻ và Thông tư 07/2007/TT-NHNN ngày 29/11/2007 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành một số nội dung Nghị định số 69.
Tại văn bản số 6707/NHNN-TTGSNH, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng chấp thuận việc KienLongBank tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng theo phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông KienLongBank thông qua ngày 13/6/2010 và Nghị quyết Hội đồng Quản trị số 474/NQ-HĐQT ngày 12/8/2010 về việc bổ sung và hoàn thiện phương án tăng vốn điều lệ trong năm 2010.
Trường hợp bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, KienLongBank phải đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài và phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trước khi thực hiện.
Ngoài ra, OCB và KienLongBank có trách nhiệm thực hiện các thủ tục pháp lý và chế độ báo cáo có liên quan đến việc tăng vốn điều lệ theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành. Các văn bản này có hiệu lực trong 12 tháng kể từ ngày ký.
Trường hợp việc tăng vốn điều lệ của OCB và KienLongBank không hoàn tất được trong thời hạn cho phép, nếu Đại hội đồng cổ đông của OCB và KienLongBank thông qua việc thay đổi phương án tăng vốn điều lệ đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, các văn bản này hết hiệu lực pháp lý.