Ổn định tỷ giá và chuyện “Tái ông thất mã”
Sự chênh lệch “đô - đồng” kèm theo tăng trưởng nóng tín dụng ngoại tệ đang tạo nguy cơ phá vỡ ổn định tỷ giá
Nhờ khơi thông nguồn ngoại tệ găm giữ, Ngân hàng Nhà nước đã ổn định được tỷ giá trong thời gian khá dài. Tuy nhiên, sự chênh lệch “đô - đồng” kèm theo tăng trưởng nóng tín dụng ngoại tệ đang tạo nguy cơ phá vỡ ổn định tỷ giá.
Hiệu ứng lãi suất “đô - đồng”
Tính đến 3/8, tỷ giá bình quân liên ngân hàng dừng ở 20.608 VND/USD và vẫn trong xu thế giảm ở mức thấp nhất trong gần nửa năm nay. Còn ở góc độ thị trường, có vẻ như Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục “ép” giá mua khi mà ngày 3/8, giá bán của Vietcombank là 20.615 VND/USD nhưng giá mua tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước chỉ là 20.600 VND/USD.
Đặc biệt, quan sát tốc độ tăng trưởng tín dụng giữa VND và USD, thấy rằng, tính đến 20/7 so với 20/6, nếu tín dụng VND ước giảm 0,88% thì tín dụng ngoại tệ vẫn tăng 1,96% (con số này của tháng 5/2011 là 2,19%).
Mặc dù thị trường đã quá quen với diễn biến ngược chiều giữa tín dụng ngoại tệ và nội tệ như nói trên đã nhiều tháng nay, nhưng không ít người vẫn bất ngờ khi tăng trưởng tín dụng VND của tháng 7 âm 0,88%. Bởi lẽ, chúng là dấu hiệu đáng buồn của các tổ chức tín dụng khi không thể cho vay ra mà chúng tôi sẽ đề cập trong một bài viết khác.
Trở lại với câu chuyện tỷ giá ổn định trong thời gian qua và vấn đề tăng nóng tín dụng ngoại tệ, thấy rằng, gần như vế thứ nhất là hệ quả của vế thứ hai. Và ở một chừng mực nào đó, liệu pháp “buông” tín dụng ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước đang thu được những kết quả nhất định.
Theo phân tích của những cán bộ kinh doanh ngoại tệ ở một số ngân hàng lớn thì Ngân hàng Nhà nước đã hành động khá dè dặt trước diễn biến chênh lệch lãi suất “đô - đồng” trong suốt một thời gian dài. Có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có hai lý do chính để nhà điều hành xử sự như vậy.
Thứ nhất, trong 6 tháng đầu 2011, Ngân hàng Nhà nước dùng nhiều chính sách ép các nguồn ngoại tệ đang găm giữ trong tổ chức kinh tế và dân cư bán lại cho ngân hàng. Theo đó, khi chênh lệch lãi suất “đô - đồng” tăng cao, nguồn găm giữ bắt đầu bán ra, mặc dù trong lúc thanh khoản VND ở các ngân hàng khó khăn, nhưng nhà điều hành chưa vội mua ngay.
Một mặt, nhà điều hành tái cấp vốn cho những đơn vị nhạy cảm về thanh khoản, một mặt hút ròng VND về để kiềm chế lạm phát và tăng giá trị của VND. Cùng thời gian đó, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu mua nhưng nhỏ giọt. Sự chần chừ có chủ ý này khiến cho nhiều ngân hàng rất sốt ruột, vì tiền đồng thì khan hiếm, tiền đô thì dư thừa nhưng không biết bán cho ai.
Đến nỗi, thời gian đó Hiệp hội Ngân hàng phải gửi đề xuất lên Ngân hàng Nhà nước nên tăng cường mua lại ngoại tệ của các ngân hàng dưới hình thức giao ngay hoặc hoán đổi.
Tuy nhiên, từ tháng 5/2011, nhà điều hành mới tăng tốc mua nhưng vẫn dùng chiến thuật “dập dờn” về giá và tiếp tục ép giá cho đến nửa đầu tháng 6/2011. Nhiều ngày liền, thị trường chứng kiến giá mua của Ngân hàng Nhà nước luôn thấp hơn giá chào bán của Vietcombank. Trong một số ngày của tháng 7/2011, nhà điều hành tăng mua hơn và có những ngày đặt giá mua có lợi hơn cho bên bán.
Với cách làm này, Ngân hàng Nhà nước đã khơi thông dòng chảy ngoại tệ trong nền kinh tế, từng bước tháo gỡ tâm lý găm giữ ngoại tệ đè nặng lâu nay; đồng thời ổn định được tỷ giá và mua được nhiều USD hơn để bổ sung vào dự trữ quốc gia. Theo tài liệu chính thức của Chính phủ gửi tới các đại biểu Quốc hội nhân kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa 13 khai mạc vào ngày 21/7, thì lượng ngoại tệ mà Ngân hàng Nhà nước mua vào từ đầu năm đã là 4 tỷ USD.
Thứ hai, khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện chiến thuật để lãi VND cao hơn lãi suất USD, thị trường đã xuất hiện hành vi “chơi tiền”. Nhiều doanh nghiệp đã vay USD, bán lại cho ngân hàng thu tiền đồng về để hưởng chênh lệch lãi suất. Nhờ đó, ngân hàng thương mại chuyển hóa được nguồn ngoại tệ huy động trong hệ thống sang ngoại tệ kinh doanh, góp phần ổn định tỷ giá.
“Tái ông thất mã”?
Tuy nhiên, mặt trái của liệu pháp này bắt đầu lộ diện.
Theo phân tích của một chuyên gia tài chính, từ năm 2010 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã “thả” tín dụng ngoại tệ hơi quá đà. Tốc độ tăng trưởng tín dụng ngoại tệ năm 2010 là trên 30%. Sáu tháng đầu năm 2011, tín dụng ngoại tệ tăng 22,21%, cao gấp 8,16 lần tín dụng VND, vốn chỉ tăng 2,72%!
Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã cảnh báo các tổ chức tín dụng, nhưng trong tháng 7, tín dụng ngoại tệ vẫn tăng 1,96% so với tháng trước, trong khi tăng trưởng tín dụng VND thậm chí âm 0,88%.
Không phủ nhận rằng, thanh khoản ngoại tệ đối với các ngân hàng hiện nay bắt đầu căng thẳng. Bởi thế, nhiều chuyên gia tài chính đồ rằng, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước khó có lựa chọn nào khác ngoài thắt chặt tín dụng ngoại tệ, vấn đề là thắt vào lúc nào và thắt như thế nào.
Theo một số ý kiến, nếu siết chặt lại tín dụng ngoại tệ, hiện Ngân hàng Nhà nước có hai cách.
Thứ nhất, nhà điều hành ban hành một văn bản và nêu một số nội dung “cấm, cản” như: hạn chế tiếp cận tín dụng ngoại tệ đối với đối tượng không có nguồn ngoại tệ tái tạo; rà soát kỹ doanh nghiệp, kể cả đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu để cho vay đúng đối tượng.
Ngoài ra, hiện có tình trạng vay mượn ngoại tệ mặc dù chưa đến kỳ trả nợ nhưng vì thấy rằng lãi suất VND vẫn cao hơn lãi suất USD nên vẫn làm thủ tục đề nghị ngân hàng cho vay tiếp một vòng nữa. Vì thế, Ngân hàng Nhà nước có thể yêu cầu các tổ chức tín dụng hạn chế việc cho vay thêm một vòng, hai vòng đối với nhóm này. Với động thái này, chắc chắn mức độ, tốc độ cung ứng ngoại tệ ra thị trường trong tương lai sẽ bị giảm và chậm lại.
Thứ hai là sử dụng công cụ tăng dự trữ bắt buộc. Cái khó đối với nhà điều hành là mới chỉ hơn một tháng trước đây, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 1209/QĐ-NHNN về điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng. Cụ thể, đối với tiền gửi ngoại tệ dưới 12 tháng của Agribank, Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương, ngân hàng hợp tác là 6%/tổng số dư tiền gửi ngoại tệ; còn tất cả tổ chức tín dụng khác là 7%/tổng số dư tiền gửi ngoại tệ. Tương tự, đối với tiền gửi ngoại tệ trên 12 tháng lần lượt đối với các đối tượng trên là 4% và 5%.
Tuy nhiên, dù tiến hành theo cách nào thì Ngân hàng Nhà nước cũng đánh đi một thông điệp ra thị trường là “siết chặt tín dụng ngoại tệ nhằm tránh áp lực lên tỷ giá”. Và tất yếu, thị trường sẽ phản ứng bằng cách tiếp tục găm giữ, tranh thủ lúc giá thấp để tăng mua phòng rủi ro tỷ giá. Đối với ngân hàng cũng vậy. Nhà băng sẽ tích cực tăng mua hơn tăng bán, coi đó như hình thức hỗ trợ nguồn thanh toán cho mình.
Một chuyên gia tài chính cho rằng, giá như Ngân hàng Nhà nước ngăn tăng trưởng tín dụng ngoại tệ sớm hơn, thì hẳn bây giờ, chúng không có nguy cơ thành “bong bóng”. “Tôi cho rằng, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào được nhiều tỷ USD thì đến bây giờ Ngân hàng Nhà nước phải trả giá cho thành công đó thôi”, ông này bình luận thêm.
Đến đây, chợt nhớ điển tích “Tái ông thất mã”. Rằng xưa có ông lão ở ải Nhạn Môn, giáp biên giới nước Tàu và nước Hồ bị mất ngựa. Người thân chia buồn, ông nói: “Mất ngựa biết đâu lại là phúc”. Mấy tháng sau, con ngựa của ông trở về và mang theo một con khác. Người thân lại chúc mừng, ông trả lời: “Biết đâu, được ngựa lại là họa”. Thế rồi, vì quá thích con ngựa mới, con trai ông mải mê cưỡi ngựa nên bị ngã què chân. Hàng xóm chia buồn, ông thủng thẳng: “Què chân có khi lại là phúc”. Mấy tháng sau chiến tranh nổ ra, trai làng ra trận và bị tử nạn rất nhiều, riêng con trai ông bị què, nên bố con vẫn có cơ hội sum vầy.
Hiệu ứng lãi suất “đô - đồng”
Tính đến 3/8, tỷ giá bình quân liên ngân hàng dừng ở 20.608 VND/USD và vẫn trong xu thế giảm ở mức thấp nhất trong gần nửa năm nay. Còn ở góc độ thị trường, có vẻ như Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục “ép” giá mua khi mà ngày 3/8, giá bán của Vietcombank là 20.615 VND/USD nhưng giá mua tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước chỉ là 20.600 VND/USD.
Đặc biệt, quan sát tốc độ tăng trưởng tín dụng giữa VND và USD, thấy rằng, tính đến 20/7 so với 20/6, nếu tín dụng VND ước giảm 0,88% thì tín dụng ngoại tệ vẫn tăng 1,96% (con số này của tháng 5/2011 là 2,19%).
Mặc dù thị trường đã quá quen với diễn biến ngược chiều giữa tín dụng ngoại tệ và nội tệ như nói trên đã nhiều tháng nay, nhưng không ít người vẫn bất ngờ khi tăng trưởng tín dụng VND của tháng 7 âm 0,88%. Bởi lẽ, chúng là dấu hiệu đáng buồn của các tổ chức tín dụng khi không thể cho vay ra mà chúng tôi sẽ đề cập trong một bài viết khác.
Trở lại với câu chuyện tỷ giá ổn định trong thời gian qua và vấn đề tăng nóng tín dụng ngoại tệ, thấy rằng, gần như vế thứ nhất là hệ quả của vế thứ hai. Và ở một chừng mực nào đó, liệu pháp “buông” tín dụng ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước đang thu được những kết quả nhất định.
Theo phân tích của những cán bộ kinh doanh ngoại tệ ở một số ngân hàng lớn thì Ngân hàng Nhà nước đã hành động khá dè dặt trước diễn biến chênh lệch lãi suất “đô - đồng” trong suốt một thời gian dài. Có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có hai lý do chính để nhà điều hành xử sự như vậy.
Thứ nhất, trong 6 tháng đầu 2011, Ngân hàng Nhà nước dùng nhiều chính sách ép các nguồn ngoại tệ đang găm giữ trong tổ chức kinh tế và dân cư bán lại cho ngân hàng. Theo đó, khi chênh lệch lãi suất “đô - đồng” tăng cao, nguồn găm giữ bắt đầu bán ra, mặc dù trong lúc thanh khoản VND ở các ngân hàng khó khăn, nhưng nhà điều hành chưa vội mua ngay.
Một mặt, nhà điều hành tái cấp vốn cho những đơn vị nhạy cảm về thanh khoản, một mặt hút ròng VND về để kiềm chế lạm phát và tăng giá trị của VND. Cùng thời gian đó, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu mua nhưng nhỏ giọt. Sự chần chừ có chủ ý này khiến cho nhiều ngân hàng rất sốt ruột, vì tiền đồng thì khan hiếm, tiền đô thì dư thừa nhưng không biết bán cho ai.
Đến nỗi, thời gian đó Hiệp hội Ngân hàng phải gửi đề xuất lên Ngân hàng Nhà nước nên tăng cường mua lại ngoại tệ của các ngân hàng dưới hình thức giao ngay hoặc hoán đổi.
Tuy nhiên, từ tháng 5/2011, nhà điều hành mới tăng tốc mua nhưng vẫn dùng chiến thuật “dập dờn” về giá và tiếp tục ép giá cho đến nửa đầu tháng 6/2011. Nhiều ngày liền, thị trường chứng kiến giá mua của Ngân hàng Nhà nước luôn thấp hơn giá chào bán của Vietcombank. Trong một số ngày của tháng 7/2011, nhà điều hành tăng mua hơn và có những ngày đặt giá mua có lợi hơn cho bên bán.
Với cách làm này, Ngân hàng Nhà nước đã khơi thông dòng chảy ngoại tệ trong nền kinh tế, từng bước tháo gỡ tâm lý găm giữ ngoại tệ đè nặng lâu nay; đồng thời ổn định được tỷ giá và mua được nhiều USD hơn để bổ sung vào dự trữ quốc gia. Theo tài liệu chính thức của Chính phủ gửi tới các đại biểu Quốc hội nhân kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa 13 khai mạc vào ngày 21/7, thì lượng ngoại tệ mà Ngân hàng Nhà nước mua vào từ đầu năm đã là 4 tỷ USD.
Thứ hai, khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện chiến thuật để lãi VND cao hơn lãi suất USD, thị trường đã xuất hiện hành vi “chơi tiền”. Nhiều doanh nghiệp đã vay USD, bán lại cho ngân hàng thu tiền đồng về để hưởng chênh lệch lãi suất. Nhờ đó, ngân hàng thương mại chuyển hóa được nguồn ngoại tệ huy động trong hệ thống sang ngoại tệ kinh doanh, góp phần ổn định tỷ giá.
“Tái ông thất mã”?
Tuy nhiên, mặt trái của liệu pháp này bắt đầu lộ diện.
Theo phân tích của một chuyên gia tài chính, từ năm 2010 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã “thả” tín dụng ngoại tệ hơi quá đà. Tốc độ tăng trưởng tín dụng ngoại tệ năm 2010 là trên 30%. Sáu tháng đầu năm 2011, tín dụng ngoại tệ tăng 22,21%, cao gấp 8,16 lần tín dụng VND, vốn chỉ tăng 2,72%!
Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã cảnh báo các tổ chức tín dụng, nhưng trong tháng 7, tín dụng ngoại tệ vẫn tăng 1,96% so với tháng trước, trong khi tăng trưởng tín dụng VND thậm chí âm 0,88%.
Không phủ nhận rằng, thanh khoản ngoại tệ đối với các ngân hàng hiện nay bắt đầu căng thẳng. Bởi thế, nhiều chuyên gia tài chính đồ rằng, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước khó có lựa chọn nào khác ngoài thắt chặt tín dụng ngoại tệ, vấn đề là thắt vào lúc nào và thắt như thế nào.
Theo một số ý kiến, nếu siết chặt lại tín dụng ngoại tệ, hiện Ngân hàng Nhà nước có hai cách.
Thứ nhất, nhà điều hành ban hành một văn bản và nêu một số nội dung “cấm, cản” như: hạn chế tiếp cận tín dụng ngoại tệ đối với đối tượng không có nguồn ngoại tệ tái tạo; rà soát kỹ doanh nghiệp, kể cả đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu để cho vay đúng đối tượng.
Ngoài ra, hiện có tình trạng vay mượn ngoại tệ mặc dù chưa đến kỳ trả nợ nhưng vì thấy rằng lãi suất VND vẫn cao hơn lãi suất USD nên vẫn làm thủ tục đề nghị ngân hàng cho vay tiếp một vòng nữa. Vì thế, Ngân hàng Nhà nước có thể yêu cầu các tổ chức tín dụng hạn chế việc cho vay thêm một vòng, hai vòng đối với nhóm này. Với động thái này, chắc chắn mức độ, tốc độ cung ứng ngoại tệ ra thị trường trong tương lai sẽ bị giảm và chậm lại.
Thứ hai là sử dụng công cụ tăng dự trữ bắt buộc. Cái khó đối với nhà điều hành là mới chỉ hơn một tháng trước đây, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 1209/QĐ-NHNN về điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng. Cụ thể, đối với tiền gửi ngoại tệ dưới 12 tháng của Agribank, Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương, ngân hàng hợp tác là 6%/tổng số dư tiền gửi ngoại tệ; còn tất cả tổ chức tín dụng khác là 7%/tổng số dư tiền gửi ngoại tệ. Tương tự, đối với tiền gửi ngoại tệ trên 12 tháng lần lượt đối với các đối tượng trên là 4% và 5%.
Tuy nhiên, dù tiến hành theo cách nào thì Ngân hàng Nhà nước cũng đánh đi một thông điệp ra thị trường là “siết chặt tín dụng ngoại tệ nhằm tránh áp lực lên tỷ giá”. Và tất yếu, thị trường sẽ phản ứng bằng cách tiếp tục găm giữ, tranh thủ lúc giá thấp để tăng mua phòng rủi ro tỷ giá. Đối với ngân hàng cũng vậy. Nhà băng sẽ tích cực tăng mua hơn tăng bán, coi đó như hình thức hỗ trợ nguồn thanh toán cho mình.
Một chuyên gia tài chính cho rằng, giá như Ngân hàng Nhà nước ngăn tăng trưởng tín dụng ngoại tệ sớm hơn, thì hẳn bây giờ, chúng không có nguy cơ thành “bong bóng”. “Tôi cho rằng, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào được nhiều tỷ USD thì đến bây giờ Ngân hàng Nhà nước phải trả giá cho thành công đó thôi”, ông này bình luận thêm.
Đến đây, chợt nhớ điển tích “Tái ông thất mã”. Rằng xưa có ông lão ở ải Nhạn Môn, giáp biên giới nước Tàu và nước Hồ bị mất ngựa. Người thân chia buồn, ông nói: “Mất ngựa biết đâu lại là phúc”. Mấy tháng sau, con ngựa của ông trở về và mang theo một con khác. Người thân lại chúc mừng, ông trả lời: “Biết đâu, được ngựa lại là họa”. Thế rồi, vì quá thích con ngựa mới, con trai ông mải mê cưỡi ngựa nên bị ngã què chân. Hàng xóm chia buồn, ông thủng thẳng: “Què chân có khi lại là phúc”. Mấy tháng sau chiến tranh nổ ra, trai làng ra trận và bị tử nạn rất nhiều, riêng con trai ông bị què, nên bố con vẫn có cơ hội sum vầy.