Ông nghè ông cống đi làm "ôsin"
Họ dám tự nhận là ôsin cho dù đã là những “ông nghè, ông cống” ít nhiều tiếng tăm xứ Việt
Phạm Minh Tuấn, Phó giám đốc FPT Software (gọi tắt là FSoft cho dễ nhớ), phụ trách chi nhánh FSoft Tp.HCM kể: “Khi người ta còn trẻ thường có máu liều. Thích thì làm. Được thì vênh mặt với đời, còn sai vẫn còn có thời gian làm lại. Ngày đó chúng tôi không ngông thì lấy đâu được như bây giờ”.
Trả giá
Không chỉ riêng Tuấn mà cả anh em trẻ của FSoft trước năm 1998 cứ nhìn qua Ấn Độ mà thèm được như họ!
Hơn 10 năm trước, FSoft cũng đã có một vài phần mềm như phần mềm check-in sử dụng ở các sân bay trong nước của Khúc Trung Kiên… “Lúc đó được vậy là ngon lắm rồi nên nghĩ mình cũng có thể làm cho nước ngoài được”, Tuấn cười.
Vậy là FSoft quyết định cử người ra nước ngoài để chứng tỏ mình “có tên trên bản đồ phần mềm thế giới”. Năm 1998, nhóm đầu tiên gồm Phạm Minh Tuấn và Khúc Trung Kiên lên đường đến Bangalore (Ấn Độ) để thuê trụ sở, kỹ sư người Ấn làm việc.
Tuấn nhớ lại quan niệm lúc đó rất “đúng đắn” của lãnh đạo FSoft: “Khách hàng nước ngoài đến Ấn Độ đặt hàng. Mình qua đó, “loăng quăng” thế nào cũng gặp họ”.
Nhưng khách hàng đâu chẳng thấy, chỉ thấy tốn tiền. Nào là tiền thuê văn phòng, trả lương kỹ sư… Tuyển gần 100 kỹ sư phần mềm mà chẳng có được một hợp đồng. Chịu đựng được hai năm thì đóng cửa văn phòng.
Họ dám tự nhận là ôsin cho dù đã là những “ông nghè, ông cống” ít nhiều tiếng tăm xứ Việt. Họ lang thang trên xứ người, từ Đông sang Tây, từ Âu sang Á, sang tận Nam Phi, Congo. Cái buổi đầu đi làm thuê xứ người đến bây giờ đã 10 năm… Vui ít, buồn nhiều.
Dẫu thế nào, họ cũng là những người Việt đầu tiên chấp nhận thân phận ôsin trong ngành công nghiệp phần mềm. Chấp nhận đánh đổi nhiều thứ để “rút” kinh nghiệm
Đồng thời với nhóm qua Ấn Độ, là 13 người lên đường sang Mỹ cũng với mục đích tương tự, rồi cũng đóng cửa. “Bây giờ nghĩ lại thấy thiệt ấu trĩ. Thấm đòn mới biết mình là ai”.
Học phí cho sự xốc nổi “vươn ra đại dương” trong hai năm ở Ấn Độ và Mỹ tròm trèm hai triệu Đô la.
“Dò đá qua sông”
Lúc đó, chính ông Bình đã chọn chiến lược “dò đá qua sông” cho FSoft: cứ nhảy về phía trước để tìm hòn đá qua sông, nếu không có đá thì lùi lại, tìm hòn đá khác.
Dò dẫm từng bước. Tốn thời gian. Tốn tiền. Anh em nản lòng. Lúc đó, theo lời Đức Quỳnh, trong ban giám đốc chỉ còn hai người ủng hộ phương án mở công ty ở nước ngoài, đó là ông Trương Gia Bình và Hoàng Nam Tiến, giám đốc tài chính FPT. Có người còn đề nghị giải thể FSoft vì lâu nay chỉ có thua lỗ.
Sau khi thất bại ở Ấn Độ và Mỹ, năm 2000 FSoft lại cử các chuyên gia “chiến” nhất: Quách Liễu Hoàng, Tạ Anh Thắng, Bùi Thị Hồng Liên, Nguyễn Thành Nam… lên đường sang Nhật.
Nhưng tật cũ không bỏ. Ở trên bục, đại diện của FSoft thao thao, còn ở dưới cử toạ ngủ ngon lành. “Thất bại cầm chắc trong tay, không tuột đâu được”, Minh Tuấn cảm nhận như vậy về buổi ra mắt đầu tiên.
Cả đoàn FSoft đều buồn nhưng cũng mời đối tác bữa cơm để… chia tay cho phải phép. Ăn xong, có chút rượu, cả nhóm Fsoft sung lên, hát một bài tập thể vì lúc đó không ai biết tiếng Nhật để hát karaoke.
Nào ngờ, hát xong, chủ tịch hội đồng quản trị của Hitachi Soft đồng ý hợp tác chỉ vì họ thấy được tính phối hợp tập thể của FSoft qua bài hát hơn là những bài thuyết giảng tại hội thảo.
“Bọn mình thấm lắm. Họ đâu cần nói hay mà chỉ cần làm giỏi”, Đức Quỳnh nói.
Phận ôsin để học nghề
Cuối năm 2001, FSoft có dự án đầu tiên tại Nhật do Nguyễn Đức Quỳnh làm giám đốc. Rút kinh nghiệm từ những lần trước, lãnh đạo FPT đã có “mật lệnh” cho nhóm kỹ sư mười người tại Nhật: “Chấp nhận làm gì cũng được miễn là học được quy trình và phong cách làm việc của họ. Xác định mình là người đi làm thuê, đi học nghề… Hãy là một ôsin giỏi nghề thạo việc”.
Phạm Anh Tuấn ước ao một ngày nào đó FSoft có được thân phận ôsin như WiPro (Ấn Độ). WiPro chuyên gia công phần mềm đứng thứ ba Ấn Độ. Chính họ ra điều kiện với khách hàng: không thay đổi yêu cầu sau khi đã ký kết cấu trúc phần mềm, thành lập một công ty bên Mỹ để dịch thuật toàn bộ tài liệu từ tiếng Nhật sang tiếng Anh.
Ban đầu khách hàng “sốc” vì ôsin chảnh nhưng tìm mãi không ra người làm, phải đáp ứng những yêu cầu của WiPro!
Nếu những lần ra nước ngoài trước đây xênh xang thì lần sang Nhật lại khác, đúng là thân phận của ôsin: ở thì thuê chung cư, còn văn phòng làm việc xin đối tác chỗ làm việc vừa vặn hai chiếc máy tính. Cả nhóm thay nhau làm việc trên hai chiếc máy tính.
“Họ thấy mình chịu khó, siêng năng nên tạo mọi điều kiện cho bọn mình làm việc và niềm tin ngày càng lớn dần. Tạo được niềm tin với đối tác Nhật khó lắm. Vất vả, cực nhưng khi dự án kết thúc, nhìn lại thấy mình khôn ra nhiều, học được nhiều”, Quỳnh không giấu được cảm xúc khi kể lại.
Khi khách hàng đông hơn, FSoft mở công ty tại Nhật với tên gọi FPT Software Japan năm 2005. Sau đó, mở thêm FPT Software Asia Pacific đặt văn phòng tại Sigapore, FPT Software EU có trụ sở tại Pháp, gần nhất là tháng 10/2008 thành lập thêm FPT Software tại Úc.
Ông Tuấn cho biết, doanh thu của toàn bộ FSoft trong năm 2008 là 43 triệu USD thì phần đóng góp của FPT Software Japan lên đến 60%, FPT Software Asia Pacific góp 22%. Phần còn lại là các công ty khác và trụ sở chính tại Việt Nam.
“Giá mà chúng tôi ngộ sớm hơn thì phần trả giá sẽ ít hơn. Mà có vậy mới là cuộc đời”, ông Tuấn bộc bạch.
Hôm nay FSoft có khoảng 2.700 lao động, trong đó có khoảng 200 ông nghè ông cống có giấy phép đi làm ôsin ở nước ngoài. Đi để làm và cũng là đi để học…
Gia Vinh (SGTT)
Trả giá
Không chỉ riêng Tuấn mà cả anh em trẻ của FSoft trước năm 1998 cứ nhìn qua Ấn Độ mà thèm được như họ!
Hơn 10 năm trước, FSoft cũng đã có một vài phần mềm như phần mềm check-in sử dụng ở các sân bay trong nước của Khúc Trung Kiên… “Lúc đó được vậy là ngon lắm rồi nên nghĩ mình cũng có thể làm cho nước ngoài được”, Tuấn cười.
Vậy là FSoft quyết định cử người ra nước ngoài để chứng tỏ mình “có tên trên bản đồ phần mềm thế giới”. Năm 1998, nhóm đầu tiên gồm Phạm Minh Tuấn và Khúc Trung Kiên lên đường đến Bangalore (Ấn Độ) để thuê trụ sở, kỹ sư người Ấn làm việc.
Tuấn nhớ lại quan niệm lúc đó rất “đúng đắn” của lãnh đạo FSoft: “Khách hàng nước ngoài đến Ấn Độ đặt hàng. Mình qua đó, “loăng quăng” thế nào cũng gặp họ”.
Nhưng khách hàng đâu chẳng thấy, chỉ thấy tốn tiền. Nào là tiền thuê văn phòng, trả lương kỹ sư… Tuyển gần 100 kỹ sư phần mềm mà chẳng có được một hợp đồng. Chịu đựng được hai năm thì đóng cửa văn phòng.
Họ dám tự nhận là ôsin cho dù đã là những “ông nghè, ông cống” ít nhiều tiếng tăm xứ Việt. Họ lang thang trên xứ người, từ Đông sang Tây, từ Âu sang Á, sang tận Nam Phi, Congo. Cái buổi đầu đi làm thuê xứ người đến bây giờ đã 10 năm… Vui ít, buồn nhiều.
Dẫu thế nào, họ cũng là những người Việt đầu tiên chấp nhận thân phận ôsin trong ngành công nghiệp phần mềm. Chấp nhận đánh đổi nhiều thứ để “rút” kinh nghiệm
Đồng thời với nhóm qua Ấn Độ, là 13 người lên đường sang Mỹ cũng với mục đích tương tự, rồi cũng đóng cửa. “Bây giờ nghĩ lại thấy thiệt ấu trĩ. Thấm đòn mới biết mình là ai”.
Học phí cho sự xốc nổi “vươn ra đại dương” trong hai năm ở Ấn Độ và Mỹ tròm trèm hai triệu Đô la.
“Dò đá qua sông”
Lúc đó, chính ông Bình đã chọn chiến lược “dò đá qua sông” cho FSoft: cứ nhảy về phía trước để tìm hòn đá qua sông, nếu không có đá thì lùi lại, tìm hòn đá khác.
Dò dẫm từng bước. Tốn thời gian. Tốn tiền. Anh em nản lòng. Lúc đó, theo lời Đức Quỳnh, trong ban giám đốc chỉ còn hai người ủng hộ phương án mở công ty ở nước ngoài, đó là ông Trương Gia Bình và Hoàng Nam Tiến, giám đốc tài chính FPT. Có người còn đề nghị giải thể FSoft vì lâu nay chỉ có thua lỗ.
Sau khi thất bại ở Ấn Độ và Mỹ, năm 2000 FSoft lại cử các chuyên gia “chiến” nhất: Quách Liễu Hoàng, Tạ Anh Thắng, Bùi Thị Hồng Liên, Nguyễn Thành Nam… lên đường sang Nhật.
Nhưng tật cũ không bỏ. Ở trên bục, đại diện của FSoft thao thao, còn ở dưới cử toạ ngủ ngon lành. “Thất bại cầm chắc trong tay, không tuột đâu được”, Minh Tuấn cảm nhận như vậy về buổi ra mắt đầu tiên.
Cả đoàn FSoft đều buồn nhưng cũng mời đối tác bữa cơm để… chia tay cho phải phép. Ăn xong, có chút rượu, cả nhóm Fsoft sung lên, hát một bài tập thể vì lúc đó không ai biết tiếng Nhật để hát karaoke.
Nào ngờ, hát xong, chủ tịch hội đồng quản trị của Hitachi Soft đồng ý hợp tác chỉ vì họ thấy được tính phối hợp tập thể của FSoft qua bài hát hơn là những bài thuyết giảng tại hội thảo.
“Bọn mình thấm lắm. Họ đâu cần nói hay mà chỉ cần làm giỏi”, Đức Quỳnh nói.
Phận ôsin để học nghề
Cuối năm 2001, FSoft có dự án đầu tiên tại Nhật do Nguyễn Đức Quỳnh làm giám đốc. Rút kinh nghiệm từ những lần trước, lãnh đạo FPT đã có “mật lệnh” cho nhóm kỹ sư mười người tại Nhật: “Chấp nhận làm gì cũng được miễn là học được quy trình và phong cách làm việc của họ. Xác định mình là người đi làm thuê, đi học nghề… Hãy là một ôsin giỏi nghề thạo việc”.
Phạm Anh Tuấn ước ao một ngày nào đó FSoft có được thân phận ôsin như WiPro (Ấn Độ). WiPro chuyên gia công phần mềm đứng thứ ba Ấn Độ. Chính họ ra điều kiện với khách hàng: không thay đổi yêu cầu sau khi đã ký kết cấu trúc phần mềm, thành lập một công ty bên Mỹ để dịch thuật toàn bộ tài liệu từ tiếng Nhật sang tiếng Anh.
Ban đầu khách hàng “sốc” vì ôsin chảnh nhưng tìm mãi không ra người làm, phải đáp ứng những yêu cầu của WiPro!
Nếu những lần ra nước ngoài trước đây xênh xang thì lần sang Nhật lại khác, đúng là thân phận của ôsin: ở thì thuê chung cư, còn văn phòng làm việc xin đối tác chỗ làm việc vừa vặn hai chiếc máy tính. Cả nhóm thay nhau làm việc trên hai chiếc máy tính.
“Họ thấy mình chịu khó, siêng năng nên tạo mọi điều kiện cho bọn mình làm việc và niềm tin ngày càng lớn dần. Tạo được niềm tin với đối tác Nhật khó lắm. Vất vả, cực nhưng khi dự án kết thúc, nhìn lại thấy mình khôn ra nhiều, học được nhiều”, Quỳnh không giấu được cảm xúc khi kể lại.
Khi khách hàng đông hơn, FSoft mở công ty tại Nhật với tên gọi FPT Software Japan năm 2005. Sau đó, mở thêm FPT Software Asia Pacific đặt văn phòng tại Sigapore, FPT Software EU có trụ sở tại Pháp, gần nhất là tháng 10/2008 thành lập thêm FPT Software tại Úc.
Ông Tuấn cho biết, doanh thu của toàn bộ FSoft trong năm 2008 là 43 triệu USD thì phần đóng góp của FPT Software Japan lên đến 60%, FPT Software Asia Pacific góp 22%. Phần còn lại là các công ty khác và trụ sở chính tại Việt Nam.
“Giá mà chúng tôi ngộ sớm hơn thì phần trả giá sẽ ít hơn. Mà có vậy mới là cuộc đời”, ông Tuấn bộc bạch.
Hôm nay FSoft có khoảng 2.700 lao động, trong đó có khoảng 200 ông nghè ông cống có giấy phép đi làm ôsin ở nước ngoài. Đi để làm và cũng là đi để học…
Gia Vinh (SGTT)