Ông Tập Cận Bình trở thành Chủ tịch nước Trung Quốc
Nhiều người dân Trung Quốc hy vọng ông Tập Cận Bình sẽ đem tới những thay đổi tích cực mới cho nước này
Quốc hội Trung Quốc vừa chính thức trao cương vị Chủ tịch nước cho ông Tập Cận Bình, thay thế cho ông Hồ Cẩm Đào.
Theo tin từ Reuters, cuộc bỏ phiếu thông qua việc trao vai trò Chủ tịch nước Trung Quốc cho ông Tập Cận Bình đã diễn ra sáng nay, 14/3, tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh trong khuôn khổ kỳ họp Quốc hội của Trung Quốc. Trước đó, ông Tập Cận Bình đã đảm nhận các chức vụ Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch Quân ủy Trung ương nước này từ tháng 11/2012.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, cuộc chuyển giao quyền lực lần này của Trung Quốc diễn ra nhanh chóng. Người tiền nhiệm của ông Tập Cận Bình là ông Hồ Cẩm Đào phải mất thời gian 2 năm mới nắm toàn bộ 3 vị trí trên. Người tiền nhiệm ông Hồ Cẩm Đào là ông Giang Trạch Dân mất 4 năm mới nắm hết 3 vai trò quan trọng này.
Trong số khoảng 3.000 đại biểu tham dự kỳ họp Quốc hội Trung Quốc lần này, chỉ có 1 người bỏ phiếu chống và 3 người bỏ phiếu trắng đối với việc trao vai trò Chủ tịch nước cho ông Tập Cận Bình. Ông Lý Nguyên Triều được bầu làm Phó chủ tịch nước Trung Quốc.
Theo dự báo, Phó thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ trở thành người kế nhiệm Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong cuộc bỏ phiếu tương tự diễn ra vào ngày mai, thứ Sáu (15/3).
Như vậy, ông Hồ Cẩm Đào, 70 tuổi, đã thôi giữ chức Chủ tịch nước Trung Quốc sau 2 nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ kéo dài 5 năm.
Hãng tin Reuters cho biết, kể từ khi trở thành Tổng bí thư Trung Quốc vào tháng 11 năm ngoái, ông Tập Cận Bình đã nhấn mạnh nhiều vấn đề chống tham nhũng, lãng phí, đồng thời thúc đẩy các biện pháp thực hành tiết kiệm. Trong đó phải kể tới chủ trương cấm các quan chức trong quân đội tổ chức các bữa tiệc sử dụng nhiều bia rượu.
Nhiều người dân Trung Quốc hy vọng ông Tập Cận Bình sẽ đem tới những thay đổi tích cực mới cho nước này, giải quyết những vấn đề như bất bình đẳng thu nhập, tham nhũng, ô nhiễm môi trường…
Ngoài ra, ông Tập Cận Bình cũng sẽ phải giải quyết những vấn đề nan giải như sự giảm tốc tăng trưởng kinh tế giữa lúc Trung Quốc cần kiềm chế thị trường nhà đất tăng trưởng nóng, tình trạng nặng nợ của các chính quyền địa phương, đồng thời cần giảm bớt sự phụ thuộc của tăng trưởng vào hoạt động đầu tư.
Theo tin từ Reuters, cuộc bỏ phiếu thông qua việc trao vai trò Chủ tịch nước Trung Quốc cho ông Tập Cận Bình đã diễn ra sáng nay, 14/3, tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh trong khuôn khổ kỳ họp Quốc hội của Trung Quốc. Trước đó, ông Tập Cận Bình đã đảm nhận các chức vụ Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch Quân ủy Trung ương nước này từ tháng 11/2012.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, cuộc chuyển giao quyền lực lần này của Trung Quốc diễn ra nhanh chóng. Người tiền nhiệm của ông Tập Cận Bình là ông Hồ Cẩm Đào phải mất thời gian 2 năm mới nắm toàn bộ 3 vị trí trên. Người tiền nhiệm ông Hồ Cẩm Đào là ông Giang Trạch Dân mất 4 năm mới nắm hết 3 vai trò quan trọng này.
Trong số khoảng 3.000 đại biểu tham dự kỳ họp Quốc hội Trung Quốc lần này, chỉ có 1 người bỏ phiếu chống và 3 người bỏ phiếu trắng đối với việc trao vai trò Chủ tịch nước cho ông Tập Cận Bình. Ông Lý Nguyên Triều được bầu làm Phó chủ tịch nước Trung Quốc.
Theo dự báo, Phó thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ trở thành người kế nhiệm Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong cuộc bỏ phiếu tương tự diễn ra vào ngày mai, thứ Sáu (15/3).
Như vậy, ông Hồ Cẩm Đào, 70 tuổi, đã thôi giữ chức Chủ tịch nước Trung Quốc sau 2 nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ kéo dài 5 năm.
Hãng tin Reuters cho biết, kể từ khi trở thành Tổng bí thư Trung Quốc vào tháng 11 năm ngoái, ông Tập Cận Bình đã nhấn mạnh nhiều vấn đề chống tham nhũng, lãng phí, đồng thời thúc đẩy các biện pháp thực hành tiết kiệm. Trong đó phải kể tới chủ trương cấm các quan chức trong quân đội tổ chức các bữa tiệc sử dụng nhiều bia rượu.
Nhiều người dân Trung Quốc hy vọng ông Tập Cận Bình sẽ đem tới những thay đổi tích cực mới cho nước này, giải quyết những vấn đề như bất bình đẳng thu nhập, tham nhũng, ô nhiễm môi trường…
Ngoài ra, ông Tập Cận Bình cũng sẽ phải giải quyết những vấn đề nan giải như sự giảm tốc tăng trưởng kinh tế giữa lúc Trung Quốc cần kiềm chế thị trường nhà đất tăng trưởng nóng, tình trạng nặng nợ của các chính quyền địa phương, đồng thời cần giảm bớt sự phụ thuộc của tăng trưởng vào hoạt động đầu tư.