PAN thay nhận diện thương hiệu, ra mắt sản phẩm mới
Giá trị đầu tư PAN đã thực hiện tại các công ty nắm cổ phần chi phối tính đến nay đạt gần 1.500 tỷ đồng
Ngày 1/10, Công ty Cổ phần Tập đoàn Pan - The PAN Group (trước đây là Công ty Cổ phần Xuyên Thái Bình - Pan Pacific) chính thức giới thiệu nhận diện thương hiệu mới.
Theo PAN, sự kiện này đánh dấu việc hoàn thành giai đoạn một xây dựng hệ thống nền tảng nông nghiệp và thực phẩm trong chuỗi giá trị “Farm-Food-Family” và chính thức bước sang giai đoạn hai thông qua việc củng cố nền tảng sản xuất, hoàn thiện chuỗi cung ứng khép kín, chuyển sang xây dựng hệ thống phân phối nhằm cung cấp những sản phẩm nông sản, thực phẩm có chất lượng cao, có thể truy xuất nguồn gốc ra thị trường.
Trong hơn một năm qua, PAN liên tục triển khai các dự án nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị khép kín trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm, từ khâu sản xuất đến tận tay người tiêu dùng.
Giá trị đầu tư PAN đã thực hiện tại các công ty PAN nắm cổ phần chi phối như NSC, LAF, BBC, ABT… tính đến nay đạt gần 1.500 tỷ đồng, qua đó giúp PAN và các công ty thành viên hoàn thành nhiệm vụ giai đoạn phát triển đầu tiên, hình thành một nền tảng nông nghiệp và thực phẩm cho PAN.
Là một trong 50 công ty vốn hóa lớn nhất tại thị trường Việt Nam, việc thay đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN - The PAN Group, cùng bộ nhận diện thương hiệu mới thể hiện tham vọng, cam kết của 6.500 cán bộ nhân viên công ty này, để bước vào giai đoạn phát triển thứ hai.
Theo đó, PAN sẽ tiếp tục hoàn thiện chuỗi giá trị và xây dựng hệ thống phân phối các sản phẩm chất lượng cao, có thể truy xuất nguồn gốc với giá cả hợp lý, nhanh chóng trở thành một công ty về nông nghiệp và thực phẩm có tầm cỡ khu vực.
Bên cạnh đó, hôm 1/10, PAN cũng ra mắt và chính thức phân phối sản phẩm gạo mang thương hiệu Ban Mai thuộc công ty PAN Food - một công ty thực phẩm do Tập đoàn thành lập tháng 11/2014.
Được biết, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) - thành viên của Ngân hàng Thế giới (WB), The Government of Singapore Investment Corporation (GIC) - quỹ đầu tư của Chính phủ Singapore, Mutual Fund Elite (Phần Lan), TAEL (Singapore), SSI, NDH Invest, Công ty Cổ phần CSC Vietnam hiện là cổ đông lớn của PAN.
Theo PAN, sự kiện này đánh dấu việc hoàn thành giai đoạn một xây dựng hệ thống nền tảng nông nghiệp và thực phẩm trong chuỗi giá trị “Farm-Food-Family” và chính thức bước sang giai đoạn hai thông qua việc củng cố nền tảng sản xuất, hoàn thiện chuỗi cung ứng khép kín, chuyển sang xây dựng hệ thống phân phối nhằm cung cấp những sản phẩm nông sản, thực phẩm có chất lượng cao, có thể truy xuất nguồn gốc ra thị trường.
Trong hơn một năm qua, PAN liên tục triển khai các dự án nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị khép kín trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm, từ khâu sản xuất đến tận tay người tiêu dùng.
Giá trị đầu tư PAN đã thực hiện tại các công ty PAN nắm cổ phần chi phối như NSC, LAF, BBC, ABT… tính đến nay đạt gần 1.500 tỷ đồng, qua đó giúp PAN và các công ty thành viên hoàn thành nhiệm vụ giai đoạn phát triển đầu tiên, hình thành một nền tảng nông nghiệp và thực phẩm cho PAN.
Là một trong 50 công ty vốn hóa lớn nhất tại thị trường Việt Nam, việc thay đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN - The PAN Group, cùng bộ nhận diện thương hiệu mới thể hiện tham vọng, cam kết của 6.500 cán bộ nhân viên công ty này, để bước vào giai đoạn phát triển thứ hai.
Theo đó, PAN sẽ tiếp tục hoàn thiện chuỗi giá trị và xây dựng hệ thống phân phối các sản phẩm chất lượng cao, có thể truy xuất nguồn gốc với giá cả hợp lý, nhanh chóng trở thành một công ty về nông nghiệp và thực phẩm có tầm cỡ khu vực.
Bên cạnh đó, hôm 1/10, PAN cũng ra mắt và chính thức phân phối sản phẩm gạo mang thương hiệu Ban Mai thuộc công ty PAN Food - một công ty thực phẩm do Tập đoàn thành lập tháng 11/2014.
Được biết, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) - thành viên của Ngân hàng Thế giới (WB), The Government of Singapore Investment Corporation (GIC) - quỹ đầu tư của Chính phủ Singapore, Mutual Fund Elite (Phần Lan), TAEL (Singapore), SSI, NDH Invest, Công ty Cổ phần CSC Vietnam hiện là cổ đông lớn của PAN.