“PCI sẽ là động lực cải cách”
Hỏi chuyện Tiến sĩ Edmund J. Malesky, giảng viên Đại học California, Trưởng nhóm nghiên cứu Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
Tiến sĩ Edmund J. Malesky, giảng viên Đại học California, Trưởng nhóm nghiên cứu PCI, nói ông lạc quan trước các phản ứng về PCI vì điều đó cho thấy các tỉnh, thành sẽ có cơ hội và động lực để cải thiện tình hình...
Xin ông cho biết những điểm mới của báo cáo năm nay so với các năm trước đây?
Năm nay chúng tôi không thay đổi nhiều về phương pháp luận, gần như là giống với các năm trước đây. Tuy nhiên cũng có sự thay đổi nhỏ ở các chỉ số để có thể dễ dàng so sánh giữa các năm 2006 và 2007, đồng thời giúp lãnh đạo các tỉnh, thành đánh giá lại các tiến bộ của họ.
Trong Chương II của báo cáo năm nay, chúng tôi đã mở rộng các phân tích, trong đó có việc phân tích tác động của quá trình điều hành kinh tế đối với các quyết định về kinh tế hộ gia đình để chính thức hóa các hoạt động của họ, cũng như đối với hoạt động của các doanh nghiệp cổ phần hóa và sự khác biệt đang diễn ra giữa các tỉnh, thành.
Ông đánh giá thế nào về tác động của PCI đối với hoạt động điều hành kinh tế của lãnh đạo các tỉnh, thành?
Tôi nghĩ tác động quan trọng nhất là nó đã cung cấp một hệ thống đánh giá mà trước đây chưa có. Nó cho phép lãnh đạo các tỉnh, thành xem xét một cách rõ ràng đâu là lĩnh vực mà họ đã có được những sáng kiến chính sách tốt và ngược lại. Một số tỉnh thành gây ấn tượng mạnh với tôi về cách mà họ phản ứng lại đối với PCI, nhưng ấn tượng nhất là trường hợp Hà Tây và An Giang. Những thay đổi trong chính sách của họ là kết quả trực tiếp từ PCI.
Sau khi công bố PCI năm 2005, 2006, nhiều địa phương đã bày tỏ sự phản ứng đối với báo cáo này. Ông có dự đoán gì về tình hình năm nay?
Khó có thể trả lời được trước khi báo cáo được công bố, nhưng chúng tôi sẽ hoan nghênh các ý kiến phê bình. Không ai muốn nhận một sự đánh giá tiêu cực về công việc của họ, và trong nhiều trường hợp đó chính là cái mà PCI đã mang lại. Trong những trường hợp đó, phản ứng lại là chuyện dễ dàng hơn nhiều so với việc cải tiến để thay đổi tình hình.
Một số ý kiến phê bình phát sinh vì lãnh đạo các tỉnh, thành phản ứng đối với vấn đề thứ hạng và không hiểu được phương pháp tiếp cận của chúng tôi, về cơ bản là thu thập ý kiến của chính các doanh nghiệp đăng ký trên địa bàn đó. Trong những trường hợp như vậy, chúng tôi cố gắng chứng minh tính chính xác trong phương pháp của mình, sau đó thì các phản ứng giảm bớt và các nhà hoạch định chính sách chủ chốt của các tỉnh, thành bắt đầu có những thay đổi để có thể đạt tới thứ hạng cao hơn.
Thực tế là luôn có những đối thoại gay gắt xung quanh điểm số trong PCI và điều đó khiến tôi lạc quan về tương lai phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Xếp hạng điều hành kinh tế kiểu này đã bị các nhà hoạch định chính sách ở nhiều nước làm ngơ.
Khoảng cách phát triển giữa các tỉnh, thành là một vấn đề mà báo cáo đề cập đến. Theo ông, cần phải làm gì để cải thiện tình hình?
Đây là một trong những vấn đề quan trọng nhất và là phát hiện đáng kể nhất của PCI năm nay. Qua kết quả khảo sát đã phát hiện và ghi nhận một số tỉnh không có điều kiện ban đầu thuận lợi và năng lực điều hành kinh tế yếu kém đang ngày càng tụt hậu xa hơn so với các tỉnh bạn.
Tình hình sẽ diễn biến theo xu hướng nào là một chủ đề cần được thảo luận nghiêm túc khi Chính phủ xem xét chính sách/quyết định phân bổ nguồn lực giữa các địa phương. Chúng tôi nhận thấy các doanh nghiệp ở những tỉnh có chính sách điều hành tốt thì cũng sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có như hạ tầng hoặc nguồn nhân lực tại địa phương.
Đâu là những khuyến nghị của nhóm nghiên cứu với Chính phủ Việt Nam sau khi công bố PCI 2007?
Có ba vấn đề cơ bản: Thứ nhất, tính minh bạch đã được cải thiện, nhưng còn nhiều việc phải làm. Doanh nghiệp ở nhiều vùng tiếp tục thiếu thông tin cơ bản về các ý tưởng của chính quyền cũng như các kế hoạch phát triển hạ tầng. Hơn nữa, cách tiếp cận thông tin cũng có thể không công bằng. Qua từng năm, minh bạch là một chỉ số có tác động lớn nhất đối với hoạt động của khối doanh nghiệp tư nhân. Do đó, cần phải thúc đẩy việc tăng khả năng tiếp cận thông tin.
Thứ hai, các doanh nghiệp tư nhân thiếu niềm tin vào thiết chế pháp lý. Ở các tỉnh trung vị [nằm ở giữa bảng xếp hạng], chỉ có 12% doanh nghiệp lựa chọn tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp pháp lý. Một điều rõ ràng là các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam tiếp tục sử dụng các quan hệ xã hội như là cách thức chính để giải quyết các tranh chấp.
Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục phàn nàn về chất lượng lao động. Theo chúng tôi, đào tạo nghề cần được cải thiện mạnh hơn để lấp lỗ hổng này.
Xin ông cho biết những điểm mới của báo cáo năm nay so với các năm trước đây?
Năm nay chúng tôi không thay đổi nhiều về phương pháp luận, gần như là giống với các năm trước đây. Tuy nhiên cũng có sự thay đổi nhỏ ở các chỉ số để có thể dễ dàng so sánh giữa các năm 2006 và 2007, đồng thời giúp lãnh đạo các tỉnh, thành đánh giá lại các tiến bộ của họ.
Trong Chương II của báo cáo năm nay, chúng tôi đã mở rộng các phân tích, trong đó có việc phân tích tác động của quá trình điều hành kinh tế đối với các quyết định về kinh tế hộ gia đình để chính thức hóa các hoạt động của họ, cũng như đối với hoạt động của các doanh nghiệp cổ phần hóa và sự khác biệt đang diễn ra giữa các tỉnh, thành.
Ông đánh giá thế nào về tác động của PCI đối với hoạt động điều hành kinh tế của lãnh đạo các tỉnh, thành?
Tôi nghĩ tác động quan trọng nhất là nó đã cung cấp một hệ thống đánh giá mà trước đây chưa có. Nó cho phép lãnh đạo các tỉnh, thành xem xét một cách rõ ràng đâu là lĩnh vực mà họ đã có được những sáng kiến chính sách tốt và ngược lại. Một số tỉnh thành gây ấn tượng mạnh với tôi về cách mà họ phản ứng lại đối với PCI, nhưng ấn tượng nhất là trường hợp Hà Tây và An Giang. Những thay đổi trong chính sách của họ là kết quả trực tiếp từ PCI.
Sau khi công bố PCI năm 2005, 2006, nhiều địa phương đã bày tỏ sự phản ứng đối với báo cáo này. Ông có dự đoán gì về tình hình năm nay?
Khó có thể trả lời được trước khi báo cáo được công bố, nhưng chúng tôi sẽ hoan nghênh các ý kiến phê bình. Không ai muốn nhận một sự đánh giá tiêu cực về công việc của họ, và trong nhiều trường hợp đó chính là cái mà PCI đã mang lại. Trong những trường hợp đó, phản ứng lại là chuyện dễ dàng hơn nhiều so với việc cải tiến để thay đổi tình hình.
Một số ý kiến phê bình phát sinh vì lãnh đạo các tỉnh, thành phản ứng đối với vấn đề thứ hạng và không hiểu được phương pháp tiếp cận của chúng tôi, về cơ bản là thu thập ý kiến của chính các doanh nghiệp đăng ký trên địa bàn đó. Trong những trường hợp như vậy, chúng tôi cố gắng chứng minh tính chính xác trong phương pháp của mình, sau đó thì các phản ứng giảm bớt và các nhà hoạch định chính sách chủ chốt của các tỉnh, thành bắt đầu có những thay đổi để có thể đạt tới thứ hạng cao hơn.
Thực tế là luôn có những đối thoại gay gắt xung quanh điểm số trong PCI và điều đó khiến tôi lạc quan về tương lai phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Xếp hạng điều hành kinh tế kiểu này đã bị các nhà hoạch định chính sách ở nhiều nước làm ngơ.
Khoảng cách phát triển giữa các tỉnh, thành là một vấn đề mà báo cáo đề cập đến. Theo ông, cần phải làm gì để cải thiện tình hình?
Đây là một trong những vấn đề quan trọng nhất và là phát hiện đáng kể nhất của PCI năm nay. Qua kết quả khảo sát đã phát hiện và ghi nhận một số tỉnh không có điều kiện ban đầu thuận lợi và năng lực điều hành kinh tế yếu kém đang ngày càng tụt hậu xa hơn so với các tỉnh bạn.
Tình hình sẽ diễn biến theo xu hướng nào là một chủ đề cần được thảo luận nghiêm túc khi Chính phủ xem xét chính sách/quyết định phân bổ nguồn lực giữa các địa phương. Chúng tôi nhận thấy các doanh nghiệp ở những tỉnh có chính sách điều hành tốt thì cũng sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có như hạ tầng hoặc nguồn nhân lực tại địa phương.
Đâu là những khuyến nghị của nhóm nghiên cứu với Chính phủ Việt Nam sau khi công bố PCI 2007?
Có ba vấn đề cơ bản: Thứ nhất, tính minh bạch đã được cải thiện, nhưng còn nhiều việc phải làm. Doanh nghiệp ở nhiều vùng tiếp tục thiếu thông tin cơ bản về các ý tưởng của chính quyền cũng như các kế hoạch phát triển hạ tầng. Hơn nữa, cách tiếp cận thông tin cũng có thể không công bằng. Qua từng năm, minh bạch là một chỉ số có tác động lớn nhất đối với hoạt động của khối doanh nghiệp tư nhân. Do đó, cần phải thúc đẩy việc tăng khả năng tiếp cận thông tin.
Thứ hai, các doanh nghiệp tư nhân thiếu niềm tin vào thiết chế pháp lý. Ở các tỉnh trung vị [nằm ở giữa bảng xếp hạng], chỉ có 12% doanh nghiệp lựa chọn tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp pháp lý. Một điều rõ ràng là các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam tiếp tục sử dụng các quan hệ xã hội như là cách thức chính để giải quyết các tranh chấp.
Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục phàn nàn về chất lượng lao động. Theo chúng tôi, đào tạo nghề cần được cải thiện mạnh hơn để lấp lỗ hổng này.