“Petro Vietnam đã đầu tư hơn 1 tỷ USD ra nước ngoài”
Nội dung cuộc trao đổi của Tổng giám đốc Petro Vietnam Đỗ Văn Hậu với tờ Wall Street Journal
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) dự kiến sẽ tiếp tục mua các tài sản dầu khi nước ngoài, và hy vọng đến năm 2020 sẽ sản xuất được khoảng 100.000 thùng dầu mỗi ngày ở nước ngoài, tăng gấp 4 lần so với mức kỳ vọng đạt được trong năm nay.
Thông tin này vừa được ông Đỗ Văn Hậu, Tổng giám đốc Petro Vietnam đưa ra trong một cuộc trao đổi với tờ Wall Street Journal. Ông cho biết, Petro Vietnam đã chi hơn 1 tỷ USD đầu tư ở nước ngoài, “và chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư”.
Ông Hậu cho biết, sản lượng dầu lửa gia tăng ở nước ngoài có thể được Petro Vietnam bán trên thị trường quốc tế hoặc đưa về nước để lọc hóa, đáp ứng nhu cầu năng lượng gia tăng tại thị trường trong nước. Bên cạnh đó, theo ông Hậu, Việt Nam và các đối tác quốc tế vẫn sẽ tiếp tục hợp tác để phát triển các mỏ dầu khí trong phạm vi biên giới lãnh hải.
“Gần đây, mặc dù có một số tuyên bố chủ quyền của phía Trung Quốc đối với các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông, vẫn có nhiều nhà đầu tư là các công ty dầu khí trong và ngoài nước tiếp tục nghiên cứu, hợp tác và ký hợp đồng để thực hiện các hoạt động về dầu khi trên các vùng biển của Việt Nam”, ông Hậu nói.
Số liệu mà bài báo đưa ra cho thấy, trong mấy năm gần đây, sản lượng dầu thô của Việt Nam nằm ở ngưỡng 300.000 thùng/ngày. Chính phủ Việt Nam rất muốn tăng sản lượng xăng dầu để góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế với tốc độ tăng trung bình 7% trong 1 thập kỷ qua. Sản lượng khí tự nhiên của Việt Nam trong năm 2013 được dự báo sẽ đạt mức 9,2 tỷ mét khối, giảm từ mức 9,3 tỷ mét khối trong năm 2012.
Lợi nhuận và thuế của Petro Vietnam hiện chiếm khoảng 20-30% ngân sách quốc gia.
“Đến nay, chúng tôi vẫn chưa có những phát hiện thương mại, nhưng nếu có các phát hiện thương mại - và tôi lạc quan là sẽ có - thì khi đó chúng tôi sẽ bắt đầu khai thác nếu các phát hiện đó nằm trong thềm lục địa của chúng tôi”, ông Hậu khẳng định.
9 tháng trước, Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc Tập đoàn Dầu khí Hải dương Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) mời thầu một loạt lô thăm dò dầu khí trên biển, bao gồm một số lô nằm trong phạm vi 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở công ước quốc tế về luật biển của Liên hiệp quốc.
Khi đó, Petro Vietnam đã thúc giục Trung Quốc hủy việc kêu gọi lời mời thầu dầu khí nói trên vì có liên quan tới vùng biển của Việt Nam. Đồng thời, Petro Vietnam cũng đề nghị các công ty nước ngoài không tham gia. Petro Vietnam lưu ý rằng, các công ty như Oil & Natural Gas Corp., Gazprom, và Exxon Mobil đã hoạt động nhiều theo giấy phép do Việt Nam cấp trên một số vùng biển trong số đó.
Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết biển Đông đã đặt nước này vào thế bất đồng với các quốc gia như Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Ông Hậu khẳng định, bất kỳ thông tin nào về việc các công ty nước ngoài với lô thăm dò ngoài khơi Việt Nam đang rút đi hoặc không thực hiện cam kết do tranh chấp với Trung Quốc đều không chính xác. Ông Hậu nói thêm rằng, Exxon Mobil, Gazprom và Talisman Energy là vài trong số những công ty dầu khí đang rất tích cực thăm dò dầu khi ngoài khơi Việt Nam.
Gazprom hiện sở hữu cổ phần 49% trong hai lô khí ngoài khơi, nơi sản xuất thương mại sẽ bắt đầu vào tháng 6, ông Hậu cho hay.
Tháng 3 vừa qua, Petro Vietnam tuyên bố sẽ tiếp tục mời các đối tác nước ngoài tham gia các dự án thăm dò, bao gồm các dự án ở đồng bằng châu thổ sông Hồng và tại các vùng biển nước sâu.
Theo ông Hậu, có một lượng khí đốt lớn nằm dưới đáy biển ngoài khơi Việt Nam. Cho tới nay, Exxon Mobil đã thực hiện được phát hiện khí đốt lớn nhất tại Việt Nam, và mỏ này nằm ở ngoài khơi bờ biển Đà Nẵng. Sau khi phát hiện khí đốt ở lô 119 này vào tháng 10/2011, Exxon Mobil đến nay vẫn chưa công bố xem liệu mỏ này có đạt tới trữ lượng thương mại hay không.
Ông cho biết, Exxon Mobil hiện vẫn đang đánh giá phát hiện này, và việc khai thác có thể bắt đầu trong 5-7 năm tới.
Để đáp ứng nhu cầu năng lượng gia tăng, trong mấy tháng tới, Việt Nam sẽ mời thầu dự án cảng nhập khẩu khí hóa lỏng đầu tiên, với công suất 1 triệu tấn/năm. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang nỗ lực hoàn tất một thỏa thuận với tập đoàn Chevron về một dự án trị giá tới hơn 4,3 tỷ USD để khai thác các mỏ khí ở ngoài khơi phía Nam.
Ông Hậu cho biết, Petro Vietnam và Chevron đã không đạt được mục tiêu vào cuối năm 2012 cho việc nhất trí về giá khí đốt từ lô B và vẫn đang tiếp tục đàm phán. Dự án này bao gồm xây dựng các đường ông dẫn khí ngoài khơi và các cơ sở trữ khí nổi trên mặt biển, tiếp đó là dẫn 490 triệu mét khối khí đốt mỗi ngày qua đường ống vào đất liền. Theo dự kiến, khí đốt này sẽ được sử dụng chủ yếu để phát điện tại các nhà máy hiện chưa được xây dựng.
“Chevron đang tiếp tục làm việc với PetroVietnam để giải quyết các vấn đề thương mại nhằm đưa ra một quyết định đầu tư cuối cùng”, một phát ngôn viên của Chevron nói.
Các dự án năng lượng ở nước ngoài của Việt Nam hiện tập trung chủ yếu ở Nga, Mỹ Latin và châu Phi. Ông Hậu cho biết, đến cuối năm nay, phía Việt Nam sẽ bắt đầu khai thác dầu tại một dự án liên doanh 50-50 ở ngoài khơi Peru, với sản lượng mục tiêu cuối cùng là 60.000 thùng dầu mỗi ngày.
Tại Cuba, Petro Vietnam đang đánh giá kết quả nghiên cứu địa chất đã thực hiện tại một lô ngoài khơi. Trước đó, PetroVietnam đã khoan hai giếng khô tại một mỏ trên đất liền, nhưng rồi bỏ dự án này.
Cũng theo ông Hậu, việc phát triển mỏ dầu nặng ở Venezuela của PetroVietnam đang diễn ra với tốc độ chậm chạp. Dự án này sẽ không đạt mục tiêu sản lượng 50.000 thùng/ngày vào năm tới, mặc dù đã có dầu chảy ra từ một vài trong số các giếng khoan thử nghiệm.
Theo số liệu từ ông Hậu, tổng sản lượng dầu thô trong nước và khai thác ở các mỏ nước ngoài sẽ đạt mức khoảng 16 triệu tấn, tương đương 321.000 thùng/ngày, trong năm nay. Trong đó, phần lớn sản lượng ở nước ngoài, chiếm khoảng 25.000-28.000 thùng/ngày, sẽ đến từ một liên doanh với Nga.
Kế hoạch mở rộng lĩnh vực lọc hóa dầu còn nhỏ bé của Việt Nam có thể có bước tiến mới vào tháng 5 năm nay, khi quyết định đầu tư cuối cùng vào nhà máy lọc dầu Nghi Sơn trị giá 9 tỷ USD với công suất dự kiến 200.000 thùng/ngày được đưa ra, ông Hậu cho hay. Trong dự án này, hai tập đoàn Idemitsu Kosan của Nhật và Kuwait Petroleum International của Kuwait mỗi bên nắm cổ phần 31,5%, Petro Vietnam nắm 25,1%, còn Mitsui Chemicals của Nhật năm 4,7%.
Ông Hậu cho biết thêm rằng, Việt Nam đã bắt đầu xem xét các cơ hội về khí đá phiến (shale gas), nhưng còn quá sớm để đưa ra dự báo. Hiện Petro Vietnam đã có một hợp đồng thăm dò và khai thác với hãng Mitra Energy về dầu và khí đá phiến ở đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra, Petro Vietnam cũng đã ký một thỏa thuận nghiên cứu chung với hãng ENI SpA để đánh giá tiềm năng tổng quát của dầu và khí đá phiến trên đất liền ở Việt Nam.
Thông tin này vừa được ông Đỗ Văn Hậu, Tổng giám đốc Petro Vietnam đưa ra trong một cuộc trao đổi với tờ Wall Street Journal. Ông cho biết, Petro Vietnam đã chi hơn 1 tỷ USD đầu tư ở nước ngoài, “và chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư”.
Ông Hậu cho biết, sản lượng dầu lửa gia tăng ở nước ngoài có thể được Petro Vietnam bán trên thị trường quốc tế hoặc đưa về nước để lọc hóa, đáp ứng nhu cầu năng lượng gia tăng tại thị trường trong nước. Bên cạnh đó, theo ông Hậu, Việt Nam và các đối tác quốc tế vẫn sẽ tiếp tục hợp tác để phát triển các mỏ dầu khí trong phạm vi biên giới lãnh hải.
“Gần đây, mặc dù có một số tuyên bố chủ quyền của phía Trung Quốc đối với các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông, vẫn có nhiều nhà đầu tư là các công ty dầu khí trong và ngoài nước tiếp tục nghiên cứu, hợp tác và ký hợp đồng để thực hiện các hoạt động về dầu khi trên các vùng biển của Việt Nam”, ông Hậu nói.
Số liệu mà bài báo đưa ra cho thấy, trong mấy năm gần đây, sản lượng dầu thô của Việt Nam nằm ở ngưỡng 300.000 thùng/ngày. Chính phủ Việt Nam rất muốn tăng sản lượng xăng dầu để góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế với tốc độ tăng trung bình 7% trong 1 thập kỷ qua. Sản lượng khí tự nhiên của Việt Nam trong năm 2013 được dự báo sẽ đạt mức 9,2 tỷ mét khối, giảm từ mức 9,3 tỷ mét khối trong năm 2012.
Lợi nhuận và thuế của Petro Vietnam hiện chiếm khoảng 20-30% ngân sách quốc gia.
“Đến nay, chúng tôi vẫn chưa có những phát hiện thương mại, nhưng nếu có các phát hiện thương mại - và tôi lạc quan là sẽ có - thì khi đó chúng tôi sẽ bắt đầu khai thác nếu các phát hiện đó nằm trong thềm lục địa của chúng tôi”, ông Hậu khẳng định.
9 tháng trước, Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc Tập đoàn Dầu khí Hải dương Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) mời thầu một loạt lô thăm dò dầu khí trên biển, bao gồm một số lô nằm trong phạm vi 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở công ước quốc tế về luật biển của Liên hiệp quốc.
Khi đó, Petro Vietnam đã thúc giục Trung Quốc hủy việc kêu gọi lời mời thầu dầu khí nói trên vì có liên quan tới vùng biển của Việt Nam. Đồng thời, Petro Vietnam cũng đề nghị các công ty nước ngoài không tham gia. Petro Vietnam lưu ý rằng, các công ty như Oil & Natural Gas Corp., Gazprom, và Exxon Mobil đã hoạt động nhiều theo giấy phép do Việt Nam cấp trên một số vùng biển trong số đó.
Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết biển Đông đã đặt nước này vào thế bất đồng với các quốc gia như Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Ông Hậu khẳng định, bất kỳ thông tin nào về việc các công ty nước ngoài với lô thăm dò ngoài khơi Việt Nam đang rút đi hoặc không thực hiện cam kết do tranh chấp với Trung Quốc đều không chính xác. Ông Hậu nói thêm rằng, Exxon Mobil, Gazprom và Talisman Energy là vài trong số những công ty dầu khí đang rất tích cực thăm dò dầu khi ngoài khơi Việt Nam.
Gazprom hiện sở hữu cổ phần 49% trong hai lô khí ngoài khơi, nơi sản xuất thương mại sẽ bắt đầu vào tháng 6, ông Hậu cho hay.
Tháng 3 vừa qua, Petro Vietnam tuyên bố sẽ tiếp tục mời các đối tác nước ngoài tham gia các dự án thăm dò, bao gồm các dự án ở đồng bằng châu thổ sông Hồng và tại các vùng biển nước sâu.
Theo ông Hậu, có một lượng khí đốt lớn nằm dưới đáy biển ngoài khơi Việt Nam. Cho tới nay, Exxon Mobil đã thực hiện được phát hiện khí đốt lớn nhất tại Việt Nam, và mỏ này nằm ở ngoài khơi bờ biển Đà Nẵng. Sau khi phát hiện khí đốt ở lô 119 này vào tháng 10/2011, Exxon Mobil đến nay vẫn chưa công bố xem liệu mỏ này có đạt tới trữ lượng thương mại hay không.
Ông cho biết, Exxon Mobil hiện vẫn đang đánh giá phát hiện này, và việc khai thác có thể bắt đầu trong 5-7 năm tới.
Để đáp ứng nhu cầu năng lượng gia tăng, trong mấy tháng tới, Việt Nam sẽ mời thầu dự án cảng nhập khẩu khí hóa lỏng đầu tiên, với công suất 1 triệu tấn/năm. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang nỗ lực hoàn tất một thỏa thuận với tập đoàn Chevron về một dự án trị giá tới hơn 4,3 tỷ USD để khai thác các mỏ khí ở ngoài khơi phía Nam.
Ông Hậu cho biết, Petro Vietnam và Chevron đã không đạt được mục tiêu vào cuối năm 2012 cho việc nhất trí về giá khí đốt từ lô B và vẫn đang tiếp tục đàm phán. Dự án này bao gồm xây dựng các đường ông dẫn khí ngoài khơi và các cơ sở trữ khí nổi trên mặt biển, tiếp đó là dẫn 490 triệu mét khối khí đốt mỗi ngày qua đường ống vào đất liền. Theo dự kiến, khí đốt này sẽ được sử dụng chủ yếu để phát điện tại các nhà máy hiện chưa được xây dựng.
“Chevron đang tiếp tục làm việc với PetroVietnam để giải quyết các vấn đề thương mại nhằm đưa ra một quyết định đầu tư cuối cùng”, một phát ngôn viên của Chevron nói.
Các dự án năng lượng ở nước ngoài của Việt Nam hiện tập trung chủ yếu ở Nga, Mỹ Latin và châu Phi. Ông Hậu cho biết, đến cuối năm nay, phía Việt Nam sẽ bắt đầu khai thác dầu tại một dự án liên doanh 50-50 ở ngoài khơi Peru, với sản lượng mục tiêu cuối cùng là 60.000 thùng dầu mỗi ngày.
Tại Cuba, Petro Vietnam đang đánh giá kết quả nghiên cứu địa chất đã thực hiện tại một lô ngoài khơi. Trước đó, PetroVietnam đã khoan hai giếng khô tại một mỏ trên đất liền, nhưng rồi bỏ dự án này.
Cũng theo ông Hậu, việc phát triển mỏ dầu nặng ở Venezuela của PetroVietnam đang diễn ra với tốc độ chậm chạp. Dự án này sẽ không đạt mục tiêu sản lượng 50.000 thùng/ngày vào năm tới, mặc dù đã có dầu chảy ra từ một vài trong số các giếng khoan thử nghiệm.
Theo số liệu từ ông Hậu, tổng sản lượng dầu thô trong nước và khai thác ở các mỏ nước ngoài sẽ đạt mức khoảng 16 triệu tấn, tương đương 321.000 thùng/ngày, trong năm nay. Trong đó, phần lớn sản lượng ở nước ngoài, chiếm khoảng 25.000-28.000 thùng/ngày, sẽ đến từ một liên doanh với Nga.
Kế hoạch mở rộng lĩnh vực lọc hóa dầu còn nhỏ bé của Việt Nam có thể có bước tiến mới vào tháng 5 năm nay, khi quyết định đầu tư cuối cùng vào nhà máy lọc dầu Nghi Sơn trị giá 9 tỷ USD với công suất dự kiến 200.000 thùng/ngày được đưa ra, ông Hậu cho hay. Trong dự án này, hai tập đoàn Idemitsu Kosan của Nhật và Kuwait Petroleum International của Kuwait mỗi bên nắm cổ phần 31,5%, Petro Vietnam nắm 25,1%, còn Mitsui Chemicals của Nhật năm 4,7%.
Ông Hậu cho biết thêm rằng, Việt Nam đã bắt đầu xem xét các cơ hội về khí đá phiến (shale gas), nhưng còn quá sớm để đưa ra dự báo. Hiện Petro Vietnam đã có một hợp đồng thăm dò và khai thác với hãng Mitra Energy về dầu và khí đá phiến ở đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra, Petro Vietnam cũng đã ký một thỏa thuận nghiên cứu chung với hãng ENI SpA để đánh giá tiềm năng tổng quát của dầu và khí đá phiến trên đất liền ở Việt Nam.