Philippines sắp đàm phán với Trung Quốc về biển Đông
Tổng thống Philippines nói “tốt hơn là nên tiếp tục tham gia đối thoại ngoại giao với Trung Quốc"
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 23/8 tuyên bố ông dự kiến sẽ đàm phán với Trung Quốc về vấn đề biển Đông trong vòng một năm tới. Ông cũng nói sẽ không đề cập đến phán quyết của tòa án trọng tài quốc tế về vụ kiện biển Đông khi tham dự một hội nghị thượng đỉnh khu vực vào tháng 9.
Hồi tháng 7, Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc về biển Đông, nói rằng các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển này là vô căn cứ và hành động Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines trên biển Đông.
Hãng tin Reuters cho rằng, việc nêu vấn đề biển Đông tại hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Lào vào tháng tới - sự kiện có sự tham gia của các nước đối thoại gồm Trung Quốc, Mỹ, và Nhật Bản - chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc thêm giận dữ.
Phát biểu trước báo giới tại dinh tổng thống ở Manila, ông Duterte nói “tốt hơn là nên tiếp tục tham gia đối thoại ngoại giao với Trung Quốc”.
Khi được hỏi về thời điểm tiến hành đàm phán song phương, ông Duterte nói: “Trong vòng một năm”.
Tổng thống Philippines cũng nói nước này không có ý định nêu phán quyết của PCA tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN, nhưng nói thêm rằng: “Nhưng, nếu một ai đó nêu vấn đề, chúng tôi sẽ thảo luận”.
Hồi tháng 7, Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc về biển Đông, nói rằng các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển này là vô căn cứ và hành động Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines trên biển Đông.
Hãng tin Reuters cho rằng, việc nêu vấn đề biển Đông tại hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Lào vào tháng tới - sự kiện có sự tham gia của các nước đối thoại gồm Trung Quốc, Mỹ, và Nhật Bản - chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc thêm giận dữ.
Phát biểu trước báo giới tại dinh tổng thống ở Manila, ông Duterte nói “tốt hơn là nên tiếp tục tham gia đối thoại ngoại giao với Trung Quốc”.
Khi được hỏi về thời điểm tiến hành đàm phán song phương, ông Duterte nói: “Trong vòng một năm”.
Tổng thống Philippines cũng nói nước này không có ý định nêu phán quyết của PCA tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN, nhưng nói thêm rằng: “Nhưng, nếu một ai đó nêu vấn đề, chúng tôi sẽ thảo luận”.
Ông Duterte cũng nói nếu đàm phán chính thức giữa Philippines với Trung Quốc thất bại, thì “chúng tôi biết đi về đâu?”.
Trong tháng 8 này, cựu Tổng thống Philippines Fidel Ramos đã tới Hồng Kông trong nỗ lực hàn gắn mối quan hệ giữa Manila với Bắc Kinh. Khi ở Hồng Kông, ông Ramos nói rằng Philippines muốn đàm phán với Trung Quốc để tìm kiếm một hướng đi tới hòa bình và hợp tác.
Ông Duterte nói Chính phủ của ông muốn đàm phán với Trung Quốc để ngư dân Philippines có thể quay lại ngư trường quanh bãi cạn Scarborough, nơi có tranh chấp giữa hai nước.
Vào năm 2012, Trung Quốc đã chiếm bãi cạn Scarborough, phủ nhận quyền tiếp cận của ngư dân Philippines, khiến nước này quyết định đâm đơn kiện lên PCA. Trung Quốc đã phớt lờ phán quyết của PCA về vụ kiện này.
Hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc trên biển Đông đã khiến các nước tuyên bố chủ quyền khác trên vùng biển này, cũng như Mỹ và Nhật Bản, lo ngại. Về phần mình, Trung Quốc nói mục đích của các hoạt động này là “hòa bình” và nước này có quyền làm như vậy trên “lãnh thổ” của mình.
Trong tháng 8 này, cựu Tổng thống Philippines Fidel Ramos đã tới Hồng Kông trong nỗ lực hàn gắn mối quan hệ giữa Manila với Bắc Kinh. Khi ở Hồng Kông, ông Ramos nói rằng Philippines muốn đàm phán với Trung Quốc để tìm kiếm một hướng đi tới hòa bình và hợp tác.
Ông Duterte nói Chính phủ của ông muốn đàm phán với Trung Quốc để ngư dân Philippines có thể quay lại ngư trường quanh bãi cạn Scarborough, nơi có tranh chấp giữa hai nước.
Vào năm 2012, Trung Quốc đã chiếm bãi cạn Scarborough, phủ nhận quyền tiếp cận của ngư dân Philippines, khiến nước này quyết định đâm đơn kiện lên PCA. Trung Quốc đã phớt lờ phán quyết của PCA về vụ kiện này.
Hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc trên biển Đông đã khiến các nước tuyên bố chủ quyền khác trên vùng biển này, cũng như Mỹ và Nhật Bản, lo ngại. Về phần mình, Trung Quốc nói mục đích của các hoạt động này là “hòa bình” và nước này có quyền làm như vậy trên “lãnh thổ” của mình.