Philippines tin sẽ thắng Trung Quốc trong vụ kiện biển Đông
Philippines tuyên bố đã sẵn sàng chứng minh rằng Trung Quốc sai trên biển Đông
Philippines tuyên bố sẽ bác bỏ được những lập luận mạnh nhất của Trung Quốc trong vụ Manila kiện Bắc Kinh về vấn đề biển Đông lên tòa án trọng tài quốc tế thuộc Liên hiệp quốc ở The Hague, Hà Lan. Theo dự kiến, phiên điều trần đầu tiên của vụ kiện này sẽ diễn ra vào ngày 7/7.
Theo tờ báo Rappler của Philippines, Trung Quốc hiện cho rằng tòa trọng tài ở The Hague không có thẩm quyền xét xử vụ kiện này.
Trong một tuyên bố lập trường đưa ra vào ngày 7/12/2014, Trung Quốc nói vấn đề cơ bản trong vấn đề biển Đông là ai sở hữu những hòn đảo trong diện tranh chấp. Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc cho rằng điểm mấu chốt của vấn đề là về lãnh thổ chứ không phải về biển. Như vậy, quan điểm của Trung Quốc là đơn kiện của Philippines nằm ngoài phạm vi của Công ước Quốc tế về luật biển (UNCLOS).
Trái lại, Philippines sử dụng UNCLOS làm căn cứ cho đơn kiện của mình chống lại Trung Quốc trước Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague. Dựa trên UNCLOS, Manila khẳng định vụ kiện của họ nhằm vào vấn đề ai có quyền đánh bắt cá, cùng với các vấn đề khác, tại vùng biển có tranh chấp. Đối với Philippines, bản chất của vấn đề là về biển, không phải là về lãnh thổ.
Được hỗ trợ bởi một đội ngũ chuyên gia pháp lý mạnh, dẫn đầu là luật sư nổi tiếng thế giới Paul Reichler, Philippines tuyên bố đã sẵn sàng chứng minh rằng Trung Quốc sai trên biển Đông.
“Nếu tòa trọng tài quyết định rằng họ có quyền xét xử vụ kiện này, Philippines sẽ được hẹn ngày đưa ra những lập luận bằng lời nói để bảo vệ quan điểm của mình”, Bộ Ngoại giao Philippines nói trong một tuyên bố hôm 3/7. Khi đó, mục tiêu của Philippines sẽ là tòa trọng tài quốc tế phán quyết rằng cái gọi là “đường chín đoạn” của Trung Quốc là phi pháp.
Thẩm phán Carpio thuộc Tòa án Tối cao Philippines hôm 27/6 nói: “Một khi tòa trọng tài tuyên bố có quyền xử vụ kiện, chúng tôi biết chắc là tòa sẽ bác tuyên bố “đường chín đoạn” của Trung Quốc”. Ông Carpio khẳng định, “99,9% chuyên gia pháp lý bên ngoài Trung Quốc có suy nghĩ tương tự”.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Philippines De Lima nói với tờ báo Inquirer của nước này: “Tôi đến The Hague trong tư thế ngẩng cao đầu. Tôi biết rằng lập trường của chúng tôi dựa trên nguyên tắc của luật pháp quốc tế và bảo vệ chủ quyền quốc gia cũng như tự tôn dân tộc”.
Thẩm phán Carpio nói rằng, tòa trọng tài quốc tế với UNCLOS là căn cứ xét xử sẽ là “diễn đàn duy nhất nơi chúng tôi có thể thắng Trung Quốc”. “Ở tòa trọng tài UNCLOS, chiến hạm, máy bay chiến đấu, máy bay ném bom không được tính đến. Họ chỉ ra quyết định dựa trên luật biển. Đây là nơi mà chúng tôi ở thế cân bằng sức mạnh với Trung Quốc”, ông Carpio nói.
Về phần mình, Trung Quốc tuy tuyên bố không tham gia vào vụ kiện của Philippines, nhưng theo hãng tin Reuters, Bắc Kinh đang có những nỗ lực vận động hành lang trong vụ này. Nguồn tin thân cận tiết lộ rằng, các nhà ngoại giao và chuyên gia luật pháp của Trung Quốc đã và đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến của vụ kiện. Thậm chí, Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Lan đã thiết lập một đường dây liên lạc chính thức với tòa án trọng tài ở The Hague.
Theo tờ báo Rappler của Philippines, Trung Quốc hiện cho rằng tòa trọng tài ở The Hague không có thẩm quyền xét xử vụ kiện này.
Trong một tuyên bố lập trường đưa ra vào ngày 7/12/2014, Trung Quốc nói vấn đề cơ bản trong vấn đề biển Đông là ai sở hữu những hòn đảo trong diện tranh chấp. Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc cho rằng điểm mấu chốt của vấn đề là về lãnh thổ chứ không phải về biển. Như vậy, quan điểm của Trung Quốc là đơn kiện của Philippines nằm ngoài phạm vi của Công ước Quốc tế về luật biển (UNCLOS).
Trái lại, Philippines sử dụng UNCLOS làm căn cứ cho đơn kiện của mình chống lại Trung Quốc trước Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague. Dựa trên UNCLOS, Manila khẳng định vụ kiện của họ nhằm vào vấn đề ai có quyền đánh bắt cá, cùng với các vấn đề khác, tại vùng biển có tranh chấp. Đối với Philippines, bản chất của vấn đề là về biển, không phải là về lãnh thổ.
Được hỗ trợ bởi một đội ngũ chuyên gia pháp lý mạnh, dẫn đầu là luật sư nổi tiếng thế giới Paul Reichler, Philippines tuyên bố đã sẵn sàng chứng minh rằng Trung Quốc sai trên biển Đông.
“Nếu tòa trọng tài quyết định rằng họ có quyền xét xử vụ kiện này, Philippines sẽ được hẹn ngày đưa ra những lập luận bằng lời nói để bảo vệ quan điểm của mình”, Bộ Ngoại giao Philippines nói trong một tuyên bố hôm 3/7. Khi đó, mục tiêu của Philippines sẽ là tòa trọng tài quốc tế phán quyết rằng cái gọi là “đường chín đoạn” của Trung Quốc là phi pháp.
Thẩm phán Carpio thuộc Tòa án Tối cao Philippines hôm 27/6 nói: “Một khi tòa trọng tài tuyên bố có quyền xử vụ kiện, chúng tôi biết chắc là tòa sẽ bác tuyên bố “đường chín đoạn” của Trung Quốc”. Ông Carpio khẳng định, “99,9% chuyên gia pháp lý bên ngoài Trung Quốc có suy nghĩ tương tự”.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Philippines De Lima nói với tờ báo Inquirer của nước này: “Tôi đến The Hague trong tư thế ngẩng cao đầu. Tôi biết rằng lập trường của chúng tôi dựa trên nguyên tắc của luật pháp quốc tế và bảo vệ chủ quyền quốc gia cũng như tự tôn dân tộc”.
Thẩm phán Carpio nói rằng, tòa trọng tài quốc tế với UNCLOS là căn cứ xét xử sẽ là “diễn đàn duy nhất nơi chúng tôi có thể thắng Trung Quốc”. “Ở tòa trọng tài UNCLOS, chiến hạm, máy bay chiến đấu, máy bay ném bom không được tính đến. Họ chỉ ra quyết định dựa trên luật biển. Đây là nơi mà chúng tôi ở thế cân bằng sức mạnh với Trung Quốc”, ông Carpio nói.
Về phần mình, Trung Quốc tuy tuyên bố không tham gia vào vụ kiện của Philippines, nhưng theo hãng tin Reuters, Bắc Kinh đang có những nỗ lực vận động hành lang trong vụ này. Nguồn tin thân cận tiết lộ rằng, các nhà ngoại giao và chuyên gia luật pháp của Trung Quốc đã và đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến của vụ kiện. Thậm chí, Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Lan đã thiết lập một đường dây liên lạc chính thức với tòa án trọng tài ở The Hague.