Phố Wall chao đảo, Dow Jones mất hơn 350 điểm
Toàn bộ đà tăng của cả hai chỉ số công nghiệp Dow Jones cùng S&P 500 trong các tháng 5 và tháng 6 đã bị quét sạch
Tiếp tục chịu tác động mạnh từ nỗi lo lắng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ cắt giảm chương trình hỗ trợ tăng trưởng, các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt mất điểm mạnh trong phiên 20/6.
Cụ thể, chốt phiên giao dịch này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm mạnh 353,87 điểm, tương ứng với mức 2,34%, xuống còn 14.758,32 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng giảm sâu tới 40,74 điểm, tương ứng với mức 2,5%, xuống còn 1.588,19 điểm. Cùng chung số phận, chỉ số Nasdaq Composite trượt tới 78,57 điểm, tương ứng với mức 2,28%, xuống còn có 3.364,64 điểm.
Đây là phiên giảm điểm mạnh nhất của cả hai chỉ số công nghiệp Dow Jones và S&P 500 kể từ tháng 11 năm 2011 cho tới nay. Toàn bộ đà tăng của cả hai chỉ số công nghiệp Dow Jones cùng S&P 500 trong các tháng 5 và tháng 6 đã bị quét sạch. Tính chung hai phiên giao dịch biến động vừa qua (hai ngày 19-20/6), chỉ số công nghiệp Dow Jones đã đánh mất hơn 550 điểm.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường bùng nổ, với khoảng 9,29 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, cao hơn nhiều so với mức trung bình hàng ngày 6,36 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay. 94% số cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch New York giảm điểm, trong khi tỷ lệ cổ phiếu giảm điểm trên sàn giao dịch Nasdaq chiếm tới 4/5.
Trước đó, hôm 19/6, trong tuyên bố kết thúc cuộc họp chính sách thường kỳ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết cơ quan này quyết định tiếp tục mua 85 tỷ USD trái phiếu hàng tháng và giữ nguyên lãi suất gần 0%. FED cũng lạc quan cho biết những rủi ro đối với nền kinh tế và thị trường việc làm Mỹ đã giảm và kỳ vọng tăng trưởng kinh tế sẽ được cải thiện hơn trong năm tới.
Tuy nhiên, chỉ ít phút sau đó, phát biểu tại cuộc họp báo, Chủ tịch FED Ben Bernanke cho biết, các nhà hoạch định chính sách Cục Dự trữ Liên bang có thể đi đến hành động cắt giảm dần biện pháp kích thích tăng trưởng vào cuối năm nay và hướng tới chấm dứt hoàn toàn các chương trình này vào giữa năm 2014, nếu như nền kinh tế đầu tàu có dấu hiệu đã thực sự đủ mạnh mẽ.
Theo giới phân tích, tuyên bố của ông Bernanke đã dội một gáo nước lạnh lên sự hân hoan, mà các nhà đầu tư vừa có được trong vài phút sau khi công bố kết quả cuộc họp của FED. Thêm vào đó, phát biểu của ông Bernanke ở cuộc họp báo cho thấy các nhà hoạch định chính sách tài chính Mỹ dường như đã có hẳn một lịch trình cụ thể cho việc rút bỏ các biện pháp hỗ trợ.
Cụ thể, chốt phiên giao dịch này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm mạnh 353,87 điểm, tương ứng với mức 2,34%, xuống còn 14.758,32 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng giảm sâu tới 40,74 điểm, tương ứng với mức 2,5%, xuống còn 1.588,19 điểm. Cùng chung số phận, chỉ số Nasdaq Composite trượt tới 78,57 điểm, tương ứng với mức 2,28%, xuống còn có 3.364,64 điểm.
Đây là phiên giảm điểm mạnh nhất của cả hai chỉ số công nghiệp Dow Jones và S&P 500 kể từ tháng 11 năm 2011 cho tới nay. Toàn bộ đà tăng của cả hai chỉ số công nghiệp Dow Jones cùng S&P 500 trong các tháng 5 và tháng 6 đã bị quét sạch. Tính chung hai phiên giao dịch biến động vừa qua (hai ngày 19-20/6), chỉ số công nghiệp Dow Jones đã đánh mất hơn 550 điểm.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường bùng nổ, với khoảng 9,29 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, cao hơn nhiều so với mức trung bình hàng ngày 6,36 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay. 94% số cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch New York giảm điểm, trong khi tỷ lệ cổ phiếu giảm điểm trên sàn giao dịch Nasdaq chiếm tới 4/5.
Trước đó, hôm 19/6, trong tuyên bố kết thúc cuộc họp chính sách thường kỳ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết cơ quan này quyết định tiếp tục mua 85 tỷ USD trái phiếu hàng tháng và giữ nguyên lãi suất gần 0%. FED cũng lạc quan cho biết những rủi ro đối với nền kinh tế và thị trường việc làm Mỹ đã giảm và kỳ vọng tăng trưởng kinh tế sẽ được cải thiện hơn trong năm tới.
Tuy nhiên, chỉ ít phút sau đó, phát biểu tại cuộc họp báo, Chủ tịch FED Ben Bernanke cho biết, các nhà hoạch định chính sách Cục Dự trữ Liên bang có thể đi đến hành động cắt giảm dần biện pháp kích thích tăng trưởng vào cuối năm nay và hướng tới chấm dứt hoàn toàn các chương trình này vào giữa năm 2014, nếu như nền kinh tế đầu tàu có dấu hiệu đã thực sự đủ mạnh mẽ.
Theo giới phân tích, tuyên bố của ông Bernanke đã dội một gáo nước lạnh lên sự hân hoan, mà các nhà đầu tư vừa có được trong vài phút sau khi công bố kết quả cuộc họp của FED. Thêm vào đó, phát biểu của ông Bernanke ở cuộc họp báo cho thấy các nhà hoạch định chính sách tài chính Mỹ dường như đã có hẳn một lịch trình cụ thể cho việc rút bỏ các biện pháp hỗ trợ.
Thị trường | Chỉ số | Đóng cửa | +/- (điểm) | +/- (%) |
Mỹ | Dow Jones | 14.758,32 | -353,87 | -2,34 |
S&P 500 | 1.588,19 | -40,74 | -2,50 | |
Nasdaq | 3.364,64 | -78,57 | -2,58 | |
Anh | FTSE 100 | 6.159,51 | -189,31 | -2,98 |
Pháp | CAC 40 | 3.698,23 | -140,41 | -3,66 |
Đức | DAX | 7.928,48 | -268,60 | -3,28 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 13.014,58 | -230,64 | -1,74 |
Hồng Kông | Hang Seng | 20.382,87 | -604,02 | -2,88 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.084,02 | -59,26 | -2,76 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.898,91 | -108,48 | -1,35 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.850,49 | -38,82 | -2,00 |
Singapore | Straits Times | 3.133,26 | -80,53 | -2,51 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |