Phố Wall giảm điểm mạnh về cuối phiên
Ngày 7/6, chứng khoán Mỹ đồng loạt mất điểm mạnh, đẩy chỉ số S&P 500 xuống mức thấp nhất trong 7 tháng
Ngày 7/6, chứng khoán Mỹ đồng loạt mất điểm mạnh, đẩy chỉ số S&P 500 xuống mức thấp nhất trong 7 tháng.
Hôm thứ Hai, phát biểu trên CNBC, Bộ trưởng Kinh tế Hungary Gyorgy Matolcsy khẳng định, Hungary thực sự không cùng chung “cảnh ngộ” như Hy Lạp về tình trạng nợ công và Chính phủ nước này sẽ cắt giảm chi tiêu, đồng thời tăng nguồn thu để giảm thâm hụt ngân sách.
Tuy nhiên, ông Gyorgy Matolcsy thừa nhận có những “dấu hiệu quan ngại” đối với tình trạng thâm hụt ngân sách của Hungary. “Chúng tôi đặt mục tiêu mức thâm hụt ngân sách năm 2010 sẽ ở mức 3,8% GDP”, ông Gyorgy Matolcsy nói.
Trước đó, vào cuối tuần trước, người phát ngôn của Chính phủ Hungary cho biết, Hungary đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ công và có thể rơi vào cuộc khủng hoảng tương tự như Hy Lạp. Thông tin này đã góp phần khiến Phố Wall có phiên giao dịch chao đảo, khiến Dow Jones mất mốc 10.000 điểm.
Chuyển qua diễn biến thị trường chứng khoán, cả ba chỉ số chính của thị trường Mỹ đã mở cửa ngày giao dịch với mức tăng trên 0,2%. Việc Hungary tuyên bố nợ công không trong tình trạng tồi tệ như Hy Lạp và thông tin số đơn đặt hàng tại Đức tăng mạnh đã giúp Dow Jones và S&P 500 diễn biến có phần tích cực hơn.
Tuy vậy, lực bán mạnh cổ phiếu khối công nghệ đã khiến chỉ số Nasdaq sớm giảm hơn 1%, bất chấp hai chỉ số còn lại liên tục tăng điểm.
Tuy nhiên, sau 15h (giờ địa phương), thị trường đã xấu đi rõ nét khi đón nhận thông tin không tích cực. Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), tổng mức giải ngân tín dụng tiêu dùng trong tháng 4 chỉ tăng 955 triệu USD lên 2,44 nghìn tỷ USD.
Dù không đáp ứng được kỳ vọng nhưng về bản chất đây không phải là tin xấu, dù vậy, thị trường đang ở thời điểm nhạy cảm khi Dow Jones đã mất mốc 10.000 điểm lần thứ hai, nên vẫn ảnh hưởng xấu tới diễn biến chung. Thị trường đang chờ những tin thực sự tích cực và luôn có phản ứng quá đà nếu có những thông tin không tích cực và đặc biệt là tin xấu.
Đợt bán tháo cổ phiếu về cuối phiên đã khiến các chỉ số chứng khoán giảm điểm mạnh và đóng cửa ở mức thấp nhất trong ngày. Xét về yếu tố kỹ thuật thì đây là một tín hiệu xấu.
Cổ phiếu khối công nghiệp, công nghệ, tài chính là ba nhóm luôn dẫn đầu về biên độ mất điểm và tạo áp lực đẩy thị trường giảm sâu hơn.
Sau phiên giảm điểm này, chỉ số S&P 500 đã thấp hơn 13,7% so với đỉnh cao nhất trong hơn 5 tháng đầu năm 2010, được thiết lập vào ngày 23/4. Sự sụt giảm mạnh về cuối phiên cũng đẩy chỉ số này phá vỡ ngưỡng hỗ trợ 1.060 điểm và đóng cửa ở mức thấp nhất trong 7 tháng.
Đối với chỉ số Nasdaq, mức giảm 2% là kết quả của những đợt bán tháo cổ phiếu blue-chip. Cổ phiếu Research in Motion hạ 5,2%, cổ phiếu Google giảm 2,7%, cổ phiếu Apple mất 1,9%...
Trong chỉ số Dow Jones, chỉ có 4 cổ phiếu tăng điểm nhẹ và có tới 26 cổ phiếu mất điểm. Cổ phiếu Bank of America dẫn đầu biên độ giảm điểm (-3,39%), tiếp đến là cổ phiếu Caterpillar (-3,34%), Alcoa (-3,04%), Intel (-3,04%)…
Biểu đồ diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ ngày 7/6 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 7/6: chỉ số Dow Jones hạ 115,48 điểm, tương đương -1,16%, chốt ở mức 9.816,49. Chỉ số Nasdaq mất 45,27 điểm, tương ứng -2,04%, chốt ở mức 2.173,9. Chỉ số S&P 500 giảm 14,41 điểm, tương đương -1,35%, chốt ở mức 1.050,47.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York, American Stock Exchange và Nasdaq đạt 9,7 tỷ cổ phiếu. Trên sàn New York, thị trường cứ có 11 cổ phiếu giảm điểm thì có 4 cổ phiếu tăng điểm.
Hôm thứ Hai, phát biểu trên CNBC, Bộ trưởng Kinh tế Hungary Gyorgy Matolcsy khẳng định, Hungary thực sự không cùng chung “cảnh ngộ” như Hy Lạp về tình trạng nợ công và Chính phủ nước này sẽ cắt giảm chi tiêu, đồng thời tăng nguồn thu để giảm thâm hụt ngân sách.
Tuy nhiên, ông Gyorgy Matolcsy thừa nhận có những “dấu hiệu quan ngại” đối với tình trạng thâm hụt ngân sách của Hungary. “Chúng tôi đặt mục tiêu mức thâm hụt ngân sách năm 2010 sẽ ở mức 3,8% GDP”, ông Gyorgy Matolcsy nói.
Trước đó, vào cuối tuần trước, người phát ngôn của Chính phủ Hungary cho biết, Hungary đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ công và có thể rơi vào cuộc khủng hoảng tương tự như Hy Lạp. Thông tin này đã góp phần khiến Phố Wall có phiên giao dịch chao đảo, khiến Dow Jones mất mốc 10.000 điểm.
Chuyển qua diễn biến thị trường chứng khoán, cả ba chỉ số chính của thị trường Mỹ đã mở cửa ngày giao dịch với mức tăng trên 0,2%. Việc Hungary tuyên bố nợ công không trong tình trạng tồi tệ như Hy Lạp và thông tin số đơn đặt hàng tại Đức tăng mạnh đã giúp Dow Jones và S&P 500 diễn biến có phần tích cực hơn.
Tuy vậy, lực bán mạnh cổ phiếu khối công nghệ đã khiến chỉ số Nasdaq sớm giảm hơn 1%, bất chấp hai chỉ số còn lại liên tục tăng điểm.
Tuy nhiên, sau 15h (giờ địa phương), thị trường đã xấu đi rõ nét khi đón nhận thông tin không tích cực. Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), tổng mức giải ngân tín dụng tiêu dùng trong tháng 4 chỉ tăng 955 triệu USD lên 2,44 nghìn tỷ USD.
Dù không đáp ứng được kỳ vọng nhưng về bản chất đây không phải là tin xấu, dù vậy, thị trường đang ở thời điểm nhạy cảm khi Dow Jones đã mất mốc 10.000 điểm lần thứ hai, nên vẫn ảnh hưởng xấu tới diễn biến chung. Thị trường đang chờ những tin thực sự tích cực và luôn có phản ứng quá đà nếu có những thông tin không tích cực và đặc biệt là tin xấu.
Đợt bán tháo cổ phiếu về cuối phiên đã khiến các chỉ số chứng khoán giảm điểm mạnh và đóng cửa ở mức thấp nhất trong ngày. Xét về yếu tố kỹ thuật thì đây là một tín hiệu xấu.
Cổ phiếu khối công nghiệp, công nghệ, tài chính là ba nhóm luôn dẫn đầu về biên độ mất điểm và tạo áp lực đẩy thị trường giảm sâu hơn.
Sau phiên giảm điểm này, chỉ số S&P 500 đã thấp hơn 13,7% so với đỉnh cao nhất trong hơn 5 tháng đầu năm 2010, được thiết lập vào ngày 23/4. Sự sụt giảm mạnh về cuối phiên cũng đẩy chỉ số này phá vỡ ngưỡng hỗ trợ 1.060 điểm và đóng cửa ở mức thấp nhất trong 7 tháng.
Đối với chỉ số Nasdaq, mức giảm 2% là kết quả của những đợt bán tháo cổ phiếu blue-chip. Cổ phiếu Research in Motion hạ 5,2%, cổ phiếu Google giảm 2,7%, cổ phiếu Apple mất 1,9%...
Trong chỉ số Dow Jones, chỉ có 4 cổ phiếu tăng điểm nhẹ và có tới 26 cổ phiếu mất điểm. Cổ phiếu Bank of America dẫn đầu biên độ giảm điểm (-3,39%), tiếp đến là cổ phiếu Caterpillar (-3,34%), Alcoa (-3,04%), Intel (-3,04%)…
Biểu đồ diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ ngày 7/6 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 7/6: chỉ số Dow Jones hạ 115,48 điểm, tương đương -1,16%, chốt ở mức 9.816,49. Chỉ số Nasdaq mất 45,27 điểm, tương ứng -2,04%, chốt ở mức 2.173,9. Chỉ số S&P 500 giảm 14,41 điểm, tương đương -1,35%, chốt ở mức 1.050,47.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York, American Stock Exchange và Nasdaq đạt 9,7 tỷ cổ phiếu. Trên sàn New York, thị trường cứ có 11 cổ phiếu giảm điểm thì có 4 cổ phiếu tăng điểm.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 9.931,97 | 9,816.49 | 115,48 | 1,16 |
Nasdaq | 2.219,17 | 2,173.90 | 45,27 | 2,04 | |
S&P 500 | 1.064,88 | 1,050.47 | 14,41 | 1,35 | |
Anh | FTSE 100 | 5.126,00 | 5,069.06 | 56,94 | 1,11 |
Đức | DAX | 5.938,88 | 5,904.95 | 33,93 | 0,57 |
Pháp | CAC 40 | 3.455,61 | 3,413.72 | 41,89 | 1,21 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.344,59 | 7.157,83 | 186,76 | 2,54 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 9.901,19 | 9.520,80 | 380,39 | 3,84 |
Hồng Kông | Hang Seng | 19.780,07 | 19.378,15 | 401,92 | 2,03 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.664,13 | 1.637,97 | 26,16 | 1,57 |
Singapore | Straits Times | 2.793,47 | 2.751,88 | 54,63 | 1,95 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.553,59 | 2.511,73 | 41,86 | 1,64 |
Ấn Độ | BSE | 17.117,69 | 16.781,07 | 336,62 | 1,97 |
Australia | ASX | 4.472,40 | 4.350,70 | 121,70 | 2,72 |
Việt Nam | VN-Index | 510,37 | 496,89 | 13,48 | 2,64 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, |