Phố Wall mất điểm vì khối dược phẩm
Ngày 9/3, chứng khoán Mỹ đã mất hơn 1% trước thông tin về một vụ mua bán sáp nhập lớn trong ngành dược phẩm
Ngày 9/3, chứng khoán Mỹ đã mất hơn 1% trước thông tin về một vụ mua bán sáp nhập lớn trong ngành dược phẩm.
Hôm thứ Hai, Chủ tịch Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC), bà Sheila Bair cho biết, tập đoàn đã có 22 tỷ USD để đền bù cho bất kỳ sự mất mát nào trong năm nay. Hiện quỹ bảo hiểm đang ở mức thấp nhất trong gần 1/4 thế kỷ qua.
Chỉ tính đến 21/2/2009, 17 ngân hàng được FDIC bảo hiểm đã phá sản. Theo dự báo của FDIC, số ngân hàng Mỹ phá sản sẽ khiến quỹ bảo hiểm mất 65 tỷ USD trong vòng 4 năm tới.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, trong cuộc trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình CNBC, tỷ phú Warren Buffett nhận định, kinh tế Mỹ sẽ phục hồi trở lại nhưng sẽ không diễn ra nhanh. Và 5 năm tới kinh tế mới lấy lại đà tăng trưởng ổn định.
Ông cũng cho biết, các nghị sỹ đảng Dân chủ và Cộng hòa nên bỏ qua những bất đồng chính trị để cùng hỗ trợ Tổng thống Barack Obama lấy lại sự ổn định của hệ thống tài chính và thiết lập sự ổn định của nền kinh tế.
Tuy nhiên tỷ phú Warren Buffett cũng đưa ra cảnh báo về việc lạm phát ở Mỹ có thể sẽ tồi tệ hơn những gì xảy ra vào những năm 1970.
Chỉ số Dow Jones đã mất 25,4% kể từ đầu năm
Ngày 9/3, Tập đoàn Merck & Co đã cho biết sẽ thâu tóm tập đoàn dược phẩm Schering-Plough với giá trị thương vụ lên đến 41,1 tỷ USD.
Theo thỏa thuận, cổ đông của Schering-Plough sẽ được nhận 9,8 tỷ USD tiền mặt, 8,5 tỷ USD giá trị khoản nợ và 22,8 tỷ USD giá trị cổ phiếu Merck. Trong khi đó mỗi cổ phiếu Merck sẽ tự động được chuyển thành cổ phiếu của công ty đã được hợp nhất Merck- Schering-Plough.
Trước đó, Tập đoàn Pfizer đã chi 68 tỷ USD để mua lại hãng dược phẩm Wyeth. Như vậy, nếu thương vụ này được khép lại thì trong khủng hoảng tài chính suy thoái kinh tế, nước Mỹ sẽ có tới 2 thương vụ thâu tóm, sáp nhập doanh nghiệp lớn trong ngành dược phẩm với giá trị lên tới gần 110 tỷ USD.
Kết thúc ngày giao dịch, cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones – Merck đã giảm 7,7% xuống 29,99 USD/cổ phiếu, trong khi cổ phiếu Schering-Plough lại tăng 14,18% lên 29,13 USD/cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ đã mất điểm phiên đầu tuần trước sự sụt giảm của cổ phiếu nhà sản xuất dược phẩm lớn nhất nước Mỹ - Merck.
Với phiên giảm điểm này, chỉ số Nasdaq đã xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2002, trong khi chỉ số Dow Jones đã giảm 25,4% so với đầu năm 2009.
Sự sụt giảm của cổ phiếu Merck đã kéo theo các cổ phiếu khối dược phẩm khác trong chỉ số Dow Jones cùng mất điểm, trong đó cổ phiếu Johnson & Johnson hạ 2,9%, cổ phiếu Pfizer trượt 0,8%.
Trong khi đó, giới đầu tư tiếp tục nhận được thông tin về một vụ thâu tóm sáp nhập lớn khác giữ tập đoàn Dow Chemical và Rohm & Haas. Kết thúc phiên, cổ phiếu của Rohm & Haas tăng 4,7%, còn cổ phiếu Dow Chemical mất 10%.
Tuy thị trường bị giảm điểm nhưng điểm sáng của phiên này chính là sự phục hồi của cổ phiếu khối tài chính. Chỉ số S&P Tài chính tăng 2,5%, trong đó cổ phiếu Bank of America lên 19,43%, cổ phiếu Wells Fargo tiến thêm 15,78%, cổ phiếu Citigroup tăng 1,94%...
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 9/3: chỉ số Dow Jones hạ 79,89 điểm, tương đương -1,21%, chốt ở mức 6.547,05.
Chỉ số Nasdaq phiên này giảm 25,21 điểm, tương đương -1,95%, chốt ở mức 1.268,64.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 xuống 6,85 điểm, tương đương -1%, đóng cửa ở mức 676,53.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,56 tỷ cổ phiếu. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,07 tỷ cổ phiếu. Trên cả hai sàn, thị trường cứ có 5 cổ phiếu giảm điểm thì có 2 cổ phiếu tăng điểm.
Chứng khoán Anh và Đức tăng điểm
Chứng khoán châu Âu đã có diễn biến trái chiều khi thị trường Anh và Đức tăng điểm, trong khi thị trường Pháp vẫn tiếp tục giảm điểm.
Trong ngày giao dịch, khối ngân hàng tiếp tục mất điểm mạnh, trong đó cổ phiếu HSBC mất 3,3%, cổ phiếu Barclays hạ 5,3%, cổ phiếu Royal Bank of Scotland trượt 4,1%, cổ phiếu Societe Generale xuống 5,3%.
Cổ phiếu của Lloyds Banking Group giảm 10% sau khi Chính phủ Anh công bố đứng ra bảo lãnh cho số tài sản trị giá 260 tỷ Bảng, tương đương 367 tỷ USD, của Lloyds.
Về phần mình, Lloyds sẽ trả cho Chính phủ số phí bảo lãnh là lượng cổ phiếu hạng B trị giá 15,6 tỷ Bảng, tương đương 5,2% giá trị tài sản được bảo lãnh, nâng mức cổ phần của Chính phủ Anh trong ngân hàng này lên mức 65%, từ mức 43% hiện tại.
Nhờ phiên tăng điểm mạnh của cổ phiếu khối năng lượng và dược phẩm nên thị trường đã xuất hiện sắc xanh trên các bảng điện tử. Cổ phiếu BP, Royal Dutch Shell, BG Group, Tullow Oil và StatoilHydro đã tăng từ 2,5-7,9%.
Cổ phiếu khối dược phẩm như Roche, AstraZeneca, Novartis, Sanofi-Aventis và Shire tăng từ 0,7-3,5%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 11,67 điểm, tương đương 0,33%, chốt ở mức 3.542,4. Khối lượng giao dịch đạt 2,2 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức lên 0,7%, khối lượng giao dịch đạt 25 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 0,6%, khối lượng giao dịch đạt 183 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán Hồng Kông sụt giảm vì HSBC
Các tin xấu từ General Motors, hay thông tin Chính phủ Anh tiếp tục giải cứu ngân hàng Lloyds và sự sụt giảm mạnh của cổ phiếu HSBC trên cả thị trường Hồng Kông và Anh, đã làm bức tranh thị trường chứng khoán khu vực trở nên u ám hơn.
Đà giảm mạnh xảy ra ở thị trường Hồng Kông, Trung Quốc, Singapore, trong khi nhiều thị trường khác cũng cùng chung sắc đỏ.
Thị trường chứng khoán Hồng Kông đã mất gần 5% do ảnh hưởng từ sự sụt giảm 24,14% của cổ phiếu HSBC trước thời điểm ngân hàng này phát hành cổ phiếu tăng vốn.
Bên cạnh đó, cổ phiếu của Foxconn International Holdings cũng mất 14,8% sau khi lợi nhuận năm 2008 của nhà cung cấp linh kiện cho Motorola, Nokia, Sony Ericsson...giảm 83%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Hang Seng giảm 576,94 điểm, tương đương -4,84%, chốt ở mức 11.344,58.
Chuyển qua thị trường khác, ngày 9/3, Bộ Tài chính Nhật đã cho biết, trong tháng 1/2009, lần đầu tiên trong 13 năm qua, nước này bị thâm hụt tài khoản vãng lai với 172,8 tỷ Yên (1,8 tỷ USD), do xuất khẩu giảm mạnh.
Chứng khoán Nhật đã giảm điểm phiên đầu tuần xuống mức thấp nhất trong 26 năm qua. Thị trường bị ảnh hưởng bởi đà giảm điểm của cổ phiếu khối dược phẩm, ngân hàng và các nhà sản xuất ôtô trước lo ngại về số phận của General Motors.
Cổ phiếu của hãng dược phẩm lớn nhất Nhật - Takeda Pharmaceutical đã mất 13,1%. Cổ phiếu Honda hạ 2,1%, cổ phiếu Toyota trượt 0,3%. Cổ phiếu của hai ngân hàng lớn nhất của Nhật là Mitsubishi UFJ Financial Group, Mizuho Financial Group có mức giảm lần lượt là 5% và 3,4%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 87,07 điểm, tương đương -1,21%, chốt ở mức 7.086,03. Khối lượng giao dịch đạt 1,7 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan mất 0,55%. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 3,71%. Chỉ số BSE của Ấn Độ trượt 2,15%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 1,58%. Chỉ số ASX của Australia lên 0,32%. Chỉ số Shanghai Composite xuống 3,39%.
Hôm thứ Hai, Chủ tịch Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC), bà Sheila Bair cho biết, tập đoàn đã có 22 tỷ USD để đền bù cho bất kỳ sự mất mát nào trong năm nay. Hiện quỹ bảo hiểm đang ở mức thấp nhất trong gần 1/4 thế kỷ qua.
Chỉ tính đến 21/2/2009, 17 ngân hàng được FDIC bảo hiểm đã phá sản. Theo dự báo của FDIC, số ngân hàng Mỹ phá sản sẽ khiến quỹ bảo hiểm mất 65 tỷ USD trong vòng 4 năm tới.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, trong cuộc trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình CNBC, tỷ phú Warren Buffett nhận định, kinh tế Mỹ sẽ phục hồi trở lại nhưng sẽ không diễn ra nhanh. Và 5 năm tới kinh tế mới lấy lại đà tăng trưởng ổn định.
Ông cũng cho biết, các nghị sỹ đảng Dân chủ và Cộng hòa nên bỏ qua những bất đồng chính trị để cùng hỗ trợ Tổng thống Barack Obama lấy lại sự ổn định của hệ thống tài chính và thiết lập sự ổn định của nền kinh tế.
Tuy nhiên tỷ phú Warren Buffett cũng đưa ra cảnh báo về việc lạm phát ở Mỹ có thể sẽ tồi tệ hơn những gì xảy ra vào những năm 1970.
Chỉ số Dow Jones đã mất 25,4% kể từ đầu năm
Ngày 9/3, Tập đoàn Merck & Co đã cho biết sẽ thâu tóm tập đoàn dược phẩm Schering-Plough với giá trị thương vụ lên đến 41,1 tỷ USD.
Theo thỏa thuận, cổ đông của Schering-Plough sẽ được nhận 9,8 tỷ USD tiền mặt, 8,5 tỷ USD giá trị khoản nợ và 22,8 tỷ USD giá trị cổ phiếu Merck. Trong khi đó mỗi cổ phiếu Merck sẽ tự động được chuyển thành cổ phiếu của công ty đã được hợp nhất Merck- Schering-Plough.
Trước đó, Tập đoàn Pfizer đã chi 68 tỷ USD để mua lại hãng dược phẩm Wyeth. Như vậy, nếu thương vụ này được khép lại thì trong khủng hoảng tài chính suy thoái kinh tế, nước Mỹ sẽ có tới 2 thương vụ thâu tóm, sáp nhập doanh nghiệp lớn trong ngành dược phẩm với giá trị lên tới gần 110 tỷ USD.
Kết thúc ngày giao dịch, cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones – Merck đã giảm 7,7% xuống 29,99 USD/cổ phiếu, trong khi cổ phiếu Schering-Plough lại tăng 14,18% lên 29,13 USD/cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ đã mất điểm phiên đầu tuần trước sự sụt giảm của cổ phiếu nhà sản xuất dược phẩm lớn nhất nước Mỹ - Merck.
Với phiên giảm điểm này, chỉ số Nasdaq đã xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2002, trong khi chỉ số Dow Jones đã giảm 25,4% so với đầu năm 2009.
Sự sụt giảm của cổ phiếu Merck đã kéo theo các cổ phiếu khối dược phẩm khác trong chỉ số Dow Jones cùng mất điểm, trong đó cổ phiếu Johnson & Johnson hạ 2,9%, cổ phiếu Pfizer trượt 0,8%.
Trong khi đó, giới đầu tư tiếp tục nhận được thông tin về một vụ thâu tóm sáp nhập lớn khác giữ tập đoàn Dow Chemical và Rohm & Haas. Kết thúc phiên, cổ phiếu của Rohm & Haas tăng 4,7%, còn cổ phiếu Dow Chemical mất 10%.
Tuy thị trường bị giảm điểm nhưng điểm sáng của phiên này chính là sự phục hồi của cổ phiếu khối tài chính. Chỉ số S&P Tài chính tăng 2,5%, trong đó cổ phiếu Bank of America lên 19,43%, cổ phiếu Wells Fargo tiến thêm 15,78%, cổ phiếu Citigroup tăng 1,94%...
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chính ở Mỹ ngày 9/3 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 9/3: chỉ số Dow Jones hạ 79,89 điểm, tương đương -1,21%, chốt ở mức 6.547,05.
Chỉ số Nasdaq phiên này giảm 25,21 điểm, tương đương -1,95%, chốt ở mức 1.268,64.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 xuống 6,85 điểm, tương đương -1%, đóng cửa ở mức 676,53.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,56 tỷ cổ phiếu. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,07 tỷ cổ phiếu. Trên cả hai sàn, thị trường cứ có 5 cổ phiếu giảm điểm thì có 2 cổ phiếu tăng điểm.
Chứng khoán Anh và Đức tăng điểm
Chứng khoán châu Âu đã có diễn biến trái chiều khi thị trường Anh và Đức tăng điểm, trong khi thị trường Pháp vẫn tiếp tục giảm điểm.
Trong ngày giao dịch, khối ngân hàng tiếp tục mất điểm mạnh, trong đó cổ phiếu HSBC mất 3,3%, cổ phiếu Barclays hạ 5,3%, cổ phiếu Royal Bank of Scotland trượt 4,1%, cổ phiếu Societe Generale xuống 5,3%.
Cổ phiếu của Lloyds Banking Group giảm 10% sau khi Chính phủ Anh công bố đứng ra bảo lãnh cho số tài sản trị giá 260 tỷ Bảng, tương đương 367 tỷ USD, của Lloyds.
Về phần mình, Lloyds sẽ trả cho Chính phủ số phí bảo lãnh là lượng cổ phiếu hạng B trị giá 15,6 tỷ Bảng, tương đương 5,2% giá trị tài sản được bảo lãnh, nâng mức cổ phần của Chính phủ Anh trong ngân hàng này lên mức 65%, từ mức 43% hiện tại.
Nhờ phiên tăng điểm mạnh của cổ phiếu khối năng lượng và dược phẩm nên thị trường đã xuất hiện sắc xanh trên các bảng điện tử. Cổ phiếu BP, Royal Dutch Shell, BG Group, Tullow Oil và StatoilHydro đã tăng từ 2,5-7,9%.
Cổ phiếu khối dược phẩm như Roche, AstraZeneca, Novartis, Sanofi-Aventis và Shire tăng từ 0,7-3,5%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 11,67 điểm, tương đương 0,33%, chốt ở mức 3.542,4. Khối lượng giao dịch đạt 2,2 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức lên 0,7%, khối lượng giao dịch đạt 25 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 0,6%, khối lượng giao dịch đạt 183 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán Hồng Kông sụt giảm vì HSBC
Các tin xấu từ General Motors, hay thông tin Chính phủ Anh tiếp tục giải cứu ngân hàng Lloyds và sự sụt giảm mạnh của cổ phiếu HSBC trên cả thị trường Hồng Kông và Anh, đã làm bức tranh thị trường chứng khoán khu vực trở nên u ám hơn.
Đà giảm mạnh xảy ra ở thị trường Hồng Kông, Trung Quốc, Singapore, trong khi nhiều thị trường khác cũng cùng chung sắc đỏ.
Thị trường chứng khoán Hồng Kông đã mất gần 5% do ảnh hưởng từ sự sụt giảm 24,14% của cổ phiếu HSBC trước thời điểm ngân hàng này phát hành cổ phiếu tăng vốn.
Bên cạnh đó, cổ phiếu của Foxconn International Holdings cũng mất 14,8% sau khi lợi nhuận năm 2008 của nhà cung cấp linh kiện cho Motorola, Nokia, Sony Ericsson...giảm 83%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Hang Seng giảm 576,94 điểm, tương đương -4,84%, chốt ở mức 11.344,58.
Chuyển qua thị trường khác, ngày 9/3, Bộ Tài chính Nhật đã cho biết, trong tháng 1/2009, lần đầu tiên trong 13 năm qua, nước này bị thâm hụt tài khoản vãng lai với 172,8 tỷ Yên (1,8 tỷ USD), do xuất khẩu giảm mạnh.
Chứng khoán Nhật đã giảm điểm phiên đầu tuần xuống mức thấp nhất trong 26 năm qua. Thị trường bị ảnh hưởng bởi đà giảm điểm của cổ phiếu khối dược phẩm, ngân hàng và các nhà sản xuất ôtô trước lo ngại về số phận của General Motors.
Cổ phiếu của hãng dược phẩm lớn nhất Nhật - Takeda Pharmaceutical đã mất 13,1%. Cổ phiếu Honda hạ 2,1%, cổ phiếu Toyota trượt 0,3%. Cổ phiếu của hai ngân hàng lớn nhất của Nhật là Mitsubishi UFJ Financial Group, Mizuho Financial Group có mức giảm lần lượt là 5% và 3,4%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 87,07 điểm, tương đương -1,21%, chốt ở mức 7.086,03. Khối lượng giao dịch đạt 1,7 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan mất 0,55%. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 3,71%. Chỉ số BSE của Ấn Độ trượt 2,15%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 1,58%. Chỉ số ASX của Australia lên 0,32%. Chỉ số Shanghai Composite xuống 3,39%.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 6.626,94 | 6.547,05 | 79,89 | 1,21 |
Nasdaq | 1.293,85 | 1.268,64 | 25,21 | 1,95 | |
S&P 500 | 683,38 | 676,53 | 6,85 | 1,00 | |
Anh | FTSE 100 | 3.530,73 | 3.542,40 | 11,67 | 0,33 |
Đức | DAX | 3.666,41 | 3.692,03 | 25,62 | 0,70 |
Pháp | CAC 40 | 2.534,45 | 2.519,29 | 15,16 | 0,60 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 4.653,63 | 4.628,24 | 25,39 | 0,55 |
Nhật | Nikkei 225 | 7.173,10 | 7.086,03 | 87,07 | 1,21 |
Hồng Kông | Hang Seng | 11.921,52 | 11.344,58 | 576,94 | 4,84 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.055,03 | 1.071,73 | 16,70 | 1,58 |
Singapore | Straits Times | 1.509,36 | 1.456,95 | 56,17 | 3,71 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.193,01 | 2.118,75 | 74,26 | 3,39 |
Ấn Độ | BSE 30 | 8.297,66 | 8.146,99 | 178,83 | 2,15 |
Australia | ASX | 3.111,70 | 3.121,70 | 25,39 | 0,55 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |