Phố Wall mất điểm vì khối hàng hóa cơ bản
Ngày 29/7, chứng khoán Mỹ tiếp tục mất điểm do sự sụt giảm của cổ phiếu khối năng lượng và nguyên vật liệu cơ bản
Ngày 29/7, chứng khoán Mỹ tiếp tục mất điểm do sự sụt giảm của cổ phiếu khối năng lượng và nguyên vật liệu cơ bản.
Hôm thứ Tư, Bộ Lao động Mỹ cho biết số đơn đặt hàng lâu bền (máy bay, tủ lạnh,...) trong tháng 6/2009 đã giảm 2,5%, sau khi tăng 1,3% trong tháng 5. Nhu cầu về mua ôtô mới và máy bay suy giảm là nguyên nhân khiến đơn đặt hàng lâu bền suy giảm mạnh nhất kể từ tháng 1/2009.
Số đơn đặt hàng lâu bền là chỉ báo quan trọng đối với hoạt động sản xuất công nghiệp ở Mỹ - vốn chiếm tỷ trọng 33% GDP. Do đó giới đầu tư đã bắt đầu lo ngại một số chỉ tiêu kinh tế sắp công bố trong thời gian tới sẽ ít khả quan.
Liên quan đến thị trường trái phiếu, ngày 29/7, Bộ Tài chính Mỹ đã huy động thành công 39 tỷ USD từ phiên đấu thầu trái phiếu kỳ hạn 5 năm với lãi suất 2,689%.
Tuy nhiên, lượng cầu tham giá đấu giá trái phiếu đã xuống mức thấp nhất trong năm nay khiến giới đầu tư lo ngại về khả năng Bộ Tài chính Mỹ phải nâng tỷ lệ trái tức lên cao hơn để thu hút nhà đầu tư. Điều này nếu xảy ra sẽ khiến mặt bằng lãi suất tăng lên và như vậy doanh nghiệp và người dân sẽ phải vay vốn với lãi suất cao hơn.
Theo kế hoạch, tuần này Bộ Tài chính sẽ bán đấu giá số trái phiếu và kỳ phiếu trị giá 211 tỷ USD, trong đó trái phiếu chiếm 115 tỷ USD. Trong năm 2009, Chính phủ Mỹ có kế hoạch sẽ phát hành trái phiếu trị giá 2.000 tỷ USD để có nguồn quỹ phát triển kinh tế và giải cứu ngành tài chính.
Chứng khoán Mỹ mất điểm phiên thứ hai
Ngày 29/7, tập đoàn truyền thông hàng đầu ở Mỹ - Time Warner đã cho biết doanh thu của hãng trong quý 2/2009 giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 6,81 tỷ USD. Doanh thu quảng cáo và doanh thu bán DVD giảm là nguyên chính khiến tổng doanh thu của hãng suy giảm.
Dù vậy do hãng cắt giảm chi phí nên lợi nhuận ròng trong quý 2 đã đạt cao hơn so với dự báo của giới phân tích, với 519 triệu USD, tương đương 43 cent/cổ phiếu, từ mức 564 triệu USD (47 cent/cổ phiếu) của cùng kỳ năm ngoái.
Cơ cấu doanh thu của các mảng kinh doanh như sau: doanh thu của AOL Internet giảm 24% xuống 804 triệu USD; doanh thu của đơn vị ngành xuất bản giảm 22% xuống 915 triệu USD; doanh thu của hãng phim Warner Bros giảm 9% xuống 2,3 tỷ USD; doanh thu từ các hãng truyền hình cáp như HBO, CNN và TNT tăng 5%;...
Chuyển quan diễn biến của thị trường chứng khoán, Phố Wall tiếp tục giảm điểm do sự sụt giảm của cổ phiếu khối năng lượng và nguyên vật liệu cơ bản.
Giới đầu tư ở Mỹ lo ngại Trung Quốc có thể sẽ kìm hãm cung tiền cho vay ra nền kinh tế. Điều này sẽ khiến cầu và giá hàng hóa cơ bản như dầu thô, nguyên vật liệu cơ bản sẽ suy giảm, do đó mức độ phục hồi của kinh tế thế giới sẽ không như kỳ vọng.
Bên cạnh đó, số đơn đặt hàng lâu bền ở Mỹ trong tháng 6 đã đột ngột giảm mạnh càng làm giới đầu tư lo ngại về triển vọng ngành sản xuất công nghiệp.
Giá dầu tương lai trên thị trường New York đã mất gần 6% nên đã kéo cổ phiếu khối năng lượng giảm 2,1%, trong đó cổ phiếu Chevron hạ 1,8%, cổ phiếu Exxon Mobil mất 0,6%.
Gia hàng hóa cơ bản giảm cũng đẩy cổ phiếu của nhiều hãng khai mỏ sụt giảm khi chỉ số S&P nguyên vật liệu cơ bản hạ 2,1% - trong đó cổ phiếu McMoRan Copper & Gold mất 5,2%, cổ phiếu Alcoa trượt 2,2%,...
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 29/7: chỉ số Dow Jones tiếp tục giảm 26 điểm, tương đương -0,29%, chốt ở mức 9.070,72.
Chỉ số Nasdaq phiên này mất 7,75 điểm, tương đương -0,39%, chốt ở mức 1.967,76.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 hạ 4,47 điểm, tương đương -0,46%, đóng cửa ở mức 975,15.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,25 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu giảm điểm thì có 2 cổ phiếu tăng điểm. Khối lượng khớp lệnh thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,11 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 8 cổ phiếu mất điểm thì có 5 cổ phiếu lên điểm.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Năm: Công bố số liệu về số người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; công bố kết quả kinh doanh của ExxonMobil, Disney, Colgate-Palmolive, Eastman Kodak, MasterCard, Motorola, MetLife.
Thứ Sáu: Công bố số liệu về GDP của Mỹ trong quý 2/2009; công bố kết quả kinh doanh của tập đoàn năng lượng Chevron.
Chứng khoán Trung Quốc đột ngột giảm điểm mạnh
Sau chuỗi 11 ngày tăng điểm liên tiếp trước đó, chứng khoán khu vực đã đảo chiều đi xuống. Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã mất 0,9% xuống 109,58 điểm với hơn 2 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu tăng điểm. Chỉ số này đã tăng liên tục trong 11 phiên trước đó và đạt mức tăng tổng cộng là 13%.
Tại thời điểm hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đóng cửa ngày giao dịch (15h30), chứng khoán Anh, Pháp, Đức đang tăng 0,6-1,3%. Còn tại Mỹ, chỉ số Dow Jones và S&P 500 đang giảm khoảng 0,4%.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc đã có phiên giảm điểm mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua, trước những lo ngại về triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp.
Làn sóng bán tháo cổ phiếu bắt đầu diễn ra lúc đầu giờ chiều khiến Shanghai Composite có lúc đã mất 7,7% so với phiên trước đó. Cổ phiếu giảm sàn khá nhiều, tuy nhiên lúc thị trường giảm mạnh nhất thì khối lượng khớp lệnh lại ở mức cao nhất.
Quan sát thị trường cho thấy lực đỡ khá tốt mỗi khi chỉ số giảm sâu, chính vì vậy sau khi chỉ số này chạm ngưỡng thấp nhất trong ngày (3.174,21 điểm) thì lượng mua cũng tăng lên đột biến và kéo chỉ số này phục hồi gần 3% so với ngưỡng 3.174,21 điểm.
Cổ phiếu của tập đoàn sản xuất đồng lớn nhất Trung Quốc - Jiangxi Copper đã mất 6,5% sau khi thông báo lợi nhuận suy giảm trong 6 tháng đầu năm. Cổ phiếu China Cosco Holding cũng giảm 7,5% sau khi có dự báo về khả năng công ty này sẽ thua lỗ.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite giảm 171,94 điểm, tương đương -5%, chốt ở mức 3.266,43. Đây là phiên giảm điểm mạnh nhất của chỉ số này kể từ ngày 18/11/2008 và chính thức chấm dứt chuỗi 5 phiên tăng điểm liên tiếp.
Tính đến nay, giá cổ phiếu trong chỉ số Shanghai Composite đang giao dịch cao gấp 35,7 lần so với thu nhập của công ty - mức cao nhất kể từ tháng 1/2008.
Được biết, chỉ số Shanghai Composite đã tăng 81% so với đầu năm 2009 - mức tăng mạnh thứ hai trên thế giới, sau khi giảm 65% trong năm 2008. Tuy nhiên chỉ số này hiện vẫn thấp hơn 53% so với thời điểm thị trường đạt đỉnh vào tháng 10/2007.
Liên quan đến thị trường Nhật, Bộ Thương mại nước này cho biết doanh thu bán lẻ trong tháng 6/2009 đã giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu tháng suy giảm thứ 10 liên tiếp. Tình trạng cắt giảm việc làm và cắt giảm lương là nguyên nhân cơ bản khiến người tiêu dùng giảm chi tiêu.
Báo cáo của Bộ này cũng cho hay, trong tháng 6, doanh thu của các hãng bán lẻ lớn ở Nhật đã giảm 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái, còn doanh thu của hãng bán buôn giảm 8,8%. Doanh thu từ bán ôtô giảm 0,5%, doanh thu từ hàng may mặc, vải hạ 5,7%, doanh thu bán xăng giảm 5,5%.
Trên thị trường chứng khoán, Nikkei 225 là chỉ số duy nhất trong số các thị trường lớn của châu Á duy trì được đà tăng trong phiên giao dịch ngày 29/7. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số này tăng 0,26%, chốt ở mức 10.113,24.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan hạ 0,83%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam giảm 1,07%. Chỉ số ASX của Australia xuống 0,6%. Chỉ số Straits Times của Singapore trượt 0,64%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 0,11%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông mất 2,37%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ 0,7%.
Hôm thứ Tư, Bộ Lao động Mỹ cho biết số đơn đặt hàng lâu bền (máy bay, tủ lạnh,...) trong tháng 6/2009 đã giảm 2,5%, sau khi tăng 1,3% trong tháng 5. Nhu cầu về mua ôtô mới và máy bay suy giảm là nguyên nhân khiến đơn đặt hàng lâu bền suy giảm mạnh nhất kể từ tháng 1/2009.
Số đơn đặt hàng lâu bền là chỉ báo quan trọng đối với hoạt động sản xuất công nghiệp ở Mỹ - vốn chiếm tỷ trọng 33% GDP. Do đó giới đầu tư đã bắt đầu lo ngại một số chỉ tiêu kinh tế sắp công bố trong thời gian tới sẽ ít khả quan.
Liên quan đến thị trường trái phiếu, ngày 29/7, Bộ Tài chính Mỹ đã huy động thành công 39 tỷ USD từ phiên đấu thầu trái phiếu kỳ hạn 5 năm với lãi suất 2,689%.
Tuy nhiên, lượng cầu tham giá đấu giá trái phiếu đã xuống mức thấp nhất trong năm nay khiến giới đầu tư lo ngại về khả năng Bộ Tài chính Mỹ phải nâng tỷ lệ trái tức lên cao hơn để thu hút nhà đầu tư. Điều này nếu xảy ra sẽ khiến mặt bằng lãi suất tăng lên và như vậy doanh nghiệp và người dân sẽ phải vay vốn với lãi suất cao hơn.
Theo kế hoạch, tuần này Bộ Tài chính sẽ bán đấu giá số trái phiếu và kỳ phiếu trị giá 211 tỷ USD, trong đó trái phiếu chiếm 115 tỷ USD. Trong năm 2009, Chính phủ Mỹ có kế hoạch sẽ phát hành trái phiếu trị giá 2.000 tỷ USD để có nguồn quỹ phát triển kinh tế và giải cứu ngành tài chính.
Chứng khoán Mỹ mất điểm phiên thứ hai
Ngày 29/7, tập đoàn truyền thông hàng đầu ở Mỹ - Time Warner đã cho biết doanh thu của hãng trong quý 2/2009 giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 6,81 tỷ USD. Doanh thu quảng cáo và doanh thu bán DVD giảm là nguyên chính khiến tổng doanh thu của hãng suy giảm.
Dù vậy do hãng cắt giảm chi phí nên lợi nhuận ròng trong quý 2 đã đạt cao hơn so với dự báo của giới phân tích, với 519 triệu USD, tương đương 43 cent/cổ phiếu, từ mức 564 triệu USD (47 cent/cổ phiếu) của cùng kỳ năm ngoái.
Cơ cấu doanh thu của các mảng kinh doanh như sau: doanh thu của AOL Internet giảm 24% xuống 804 triệu USD; doanh thu của đơn vị ngành xuất bản giảm 22% xuống 915 triệu USD; doanh thu của hãng phim Warner Bros giảm 9% xuống 2,3 tỷ USD; doanh thu từ các hãng truyền hình cáp như HBO, CNN và TNT tăng 5%;...
Chuyển quan diễn biến của thị trường chứng khoán, Phố Wall tiếp tục giảm điểm do sự sụt giảm của cổ phiếu khối năng lượng và nguyên vật liệu cơ bản.
Giới đầu tư ở Mỹ lo ngại Trung Quốc có thể sẽ kìm hãm cung tiền cho vay ra nền kinh tế. Điều này sẽ khiến cầu và giá hàng hóa cơ bản như dầu thô, nguyên vật liệu cơ bản sẽ suy giảm, do đó mức độ phục hồi của kinh tế thế giới sẽ không như kỳ vọng.
Bên cạnh đó, số đơn đặt hàng lâu bền ở Mỹ trong tháng 6 đã đột ngột giảm mạnh càng làm giới đầu tư lo ngại về triển vọng ngành sản xuất công nghiệp.
Giá dầu tương lai trên thị trường New York đã mất gần 6% nên đã kéo cổ phiếu khối năng lượng giảm 2,1%, trong đó cổ phiếu Chevron hạ 1,8%, cổ phiếu Exxon Mobil mất 0,6%.
Gia hàng hóa cơ bản giảm cũng đẩy cổ phiếu của nhiều hãng khai mỏ sụt giảm khi chỉ số S&P nguyên vật liệu cơ bản hạ 2,1% - trong đó cổ phiếu McMoRan Copper & Gold mất 5,2%, cổ phiếu Alcoa trượt 2,2%,...
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 29/7 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 29/7: chỉ số Dow Jones tiếp tục giảm 26 điểm, tương đương -0,29%, chốt ở mức 9.070,72.
Chỉ số Nasdaq phiên này mất 7,75 điểm, tương đương -0,39%, chốt ở mức 1.967,76.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 hạ 4,47 điểm, tương đương -0,46%, đóng cửa ở mức 975,15.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,25 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu giảm điểm thì có 2 cổ phiếu tăng điểm. Khối lượng khớp lệnh thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,11 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 8 cổ phiếu mất điểm thì có 5 cổ phiếu lên điểm.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Năm: Công bố số liệu về số người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; công bố kết quả kinh doanh của ExxonMobil, Disney, Colgate-Palmolive, Eastman Kodak, MasterCard, Motorola, MetLife.
Thứ Sáu: Công bố số liệu về GDP của Mỹ trong quý 2/2009; công bố kết quả kinh doanh của tập đoàn năng lượng Chevron.
Chứng khoán Trung Quốc đột ngột giảm điểm mạnh
Sau chuỗi 11 ngày tăng điểm liên tiếp trước đó, chứng khoán khu vực đã đảo chiều đi xuống. Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã mất 0,9% xuống 109,58 điểm với hơn 2 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu tăng điểm. Chỉ số này đã tăng liên tục trong 11 phiên trước đó và đạt mức tăng tổng cộng là 13%.
Tại thời điểm hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đóng cửa ngày giao dịch (15h30), chứng khoán Anh, Pháp, Đức đang tăng 0,6-1,3%. Còn tại Mỹ, chỉ số Dow Jones và S&P 500 đang giảm khoảng 0,4%.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc đã có phiên giảm điểm mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua, trước những lo ngại về triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp.
Làn sóng bán tháo cổ phiếu bắt đầu diễn ra lúc đầu giờ chiều khiến Shanghai Composite có lúc đã mất 7,7% so với phiên trước đó. Cổ phiếu giảm sàn khá nhiều, tuy nhiên lúc thị trường giảm mạnh nhất thì khối lượng khớp lệnh lại ở mức cao nhất.
Quan sát thị trường cho thấy lực đỡ khá tốt mỗi khi chỉ số giảm sâu, chính vì vậy sau khi chỉ số này chạm ngưỡng thấp nhất trong ngày (3.174,21 điểm) thì lượng mua cũng tăng lên đột biến và kéo chỉ số này phục hồi gần 3% so với ngưỡng 3.174,21 điểm.
Cổ phiếu của tập đoàn sản xuất đồng lớn nhất Trung Quốc - Jiangxi Copper đã mất 6,5% sau khi thông báo lợi nhuận suy giảm trong 6 tháng đầu năm. Cổ phiếu China Cosco Holding cũng giảm 7,5% sau khi có dự báo về khả năng công ty này sẽ thua lỗ.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite giảm 171,94 điểm, tương đương -5%, chốt ở mức 3.266,43. Đây là phiên giảm điểm mạnh nhất của chỉ số này kể từ ngày 18/11/2008 và chính thức chấm dứt chuỗi 5 phiên tăng điểm liên tiếp.
Tính đến nay, giá cổ phiếu trong chỉ số Shanghai Composite đang giao dịch cao gấp 35,7 lần so với thu nhập của công ty - mức cao nhất kể từ tháng 1/2008.
Được biết, chỉ số Shanghai Composite đã tăng 81% so với đầu năm 2009 - mức tăng mạnh thứ hai trên thế giới, sau khi giảm 65% trong năm 2008. Tuy nhiên chỉ số này hiện vẫn thấp hơn 53% so với thời điểm thị trường đạt đỉnh vào tháng 10/2007.
Liên quan đến thị trường Nhật, Bộ Thương mại nước này cho biết doanh thu bán lẻ trong tháng 6/2009 đã giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu tháng suy giảm thứ 10 liên tiếp. Tình trạng cắt giảm việc làm và cắt giảm lương là nguyên nhân cơ bản khiến người tiêu dùng giảm chi tiêu.
Báo cáo của Bộ này cũng cho hay, trong tháng 6, doanh thu của các hãng bán lẻ lớn ở Nhật đã giảm 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái, còn doanh thu của hãng bán buôn giảm 8,8%. Doanh thu từ bán ôtô giảm 0,5%, doanh thu từ hàng may mặc, vải hạ 5,7%, doanh thu bán xăng giảm 5,5%.
Trên thị trường chứng khoán, Nikkei 225 là chỉ số duy nhất trong số các thị trường lớn của châu Á duy trì được đà tăng trong phiên giao dịch ngày 29/7. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số này tăng 0,26%, chốt ở mức 10.113,24.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan hạ 0,83%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam giảm 1,07%. Chỉ số ASX của Australia xuống 0,6%. Chỉ số Straits Times của Singapore trượt 0,64%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 0,11%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông mất 2,37%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ 0,7%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 9.096,72 | 9.070,72 | 26,00 | 0,29 |
Nasdaq | 1.975,51 | 1.967,76 | 7,75 | 0,39 | |
S&P 500 | 979,62 | 975,15 | 4,47 | 0,46 | |
Anh | FTSE 100 | 4.528,84 | 4.547,53 | 18,69 | 0,41 |
Đức | DAX | 5.174,74 | 5.270,32 | 95,58 | 1,85 |
Pháp | CAC 40 | 3.330,97 | 3.365,62 | 34,65 | 1,04 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.142,63 | 7.083,63 | 59,00 | 0,83 |
Nhật | Nikkei 225 | 10.087,26 | 10.113,24 | 25,98 | 0,26 |
Hồng Kông | Hang Seng | 20.624,54 | 20.135,50 | 489,04 | 2,37 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.526,03 | 1.524,32 | 1,71 | 0,11 |
Singapore | Straits Times | 2.620,35 | 2.607,30 | 16,74 | 0,64 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.438,37 | 3.266,43 | 171,94 | 5,00 |
Ấn Độ | BSE | 15.383,98 | 15.225,02 | 106,92 | 0,70 |
Australia | ASX | 4.174,00 | 4.148,90 | 25,10 | 0,60 |
Việt Nam | VN-Index | 462,98 | 458,04 | 4,94 | 1,07 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |