Phố Wall phục hồi nhờ khối ngân hàng, hàng hóa cơ bản
Ngày 4/6, chứng khoán Mỹ đã lấy lại đà tăng nhờ tín hiệu tích cực đến từ khối ngân hàng và hàng hóa cơ bản
Ngày 4/6, chứng khoán Mỹ đã lấy lại đà tăng nhờ tín hiệu tích cực đến từ khối ngân hàng và hàng hóa cơ bản.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ thông báo, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 30/5/2009 đã giảm 4.000 xuống 621.000 người, từ mức 625.000 trong tuần trước đó.
Theo số liệu của Bộ này, tính đến ngày 23/5/2009, số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ là 6,74 triệu.
Cổ phiếu ngân hàng, hàng hóa cơ bản dẫn dắt thị trường
Trong một diễn biến đáng chú ý liên quan đến hoạt động tiêu dùng ở Mỹ - vốn chiếm 2/3 giá trị GDP của nước này, 13/22 nhà phân phố hàng hóa, bán lẻ lớn nhất ở Mỹ đã công bố doanh thu bán lẻ suy giảm trong tháng 5/2009.
Cụ thể, doanh thu của Costco Wholesale giảm 7% do đồng USD mạnh lên và giá xăng giảm xuống; doanh thu của Macy's giảm 9,1%; doanh thu của Nordstrom's thấp hơn 13,1%; doanh thu của Neiman Marcus' giảm 23,3%,... - so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy vậy, nhà bán lẻ lớn nhất thế giới, Wal-Mart Stores vẫn chưa công bố số liệu cụ thể về doanh thu bán lẻ.
Cổ phiếu của hầu hết các hãng bán lẻ trong phiên này đã giảm điểm mạnh tạo nên sức cản đà tăng của thị trường. Trong đó, cổ phiếu Costco giảm 1,24%, cổ phiếu BJ's Wholesale mất 3,8%, cổ phiếu Hot Topic trượt 3,45%, cổ phiếu The Buckle hạ 4,3%, cổ phiếu Macy's trượt 3,3%,...
Chứng khoán Mỹ đã lấy lại đà tăng sau khi hãng môi giới RBC Capital nâng mức triển vọng của khối ngân hàng, qua đó tạo nên sức tăng nâng đỡ cho thị trường. Bên cạnh đó, dầu thô và hàng hóa cơ bản khác đã lên giá nên cũng kéo các cổ phiếu khối này tăng điểm theo.
Chỉ số KBW khối ngân hàng đã tăng 4,8% nhờ đánh giá triển vọng tốt của hãng môi giới RBC Capital. Với mức tăng ấn tượng đó, cổ phiếu khối ngân hàng đã góp phần quan trọng giúp thị trường “xanh” trở lại.
Đóng góp vào sức tăng của khối ngân hàng phải kể đến: Cổ phiếu Bank of America tăng 5,9%, cổ phiếu Wells Fargo lên 4%, cổ phiếu JPMorgan Chase tiến thêm 4%, cổ phiếu Citigroup tăng 5,3%, cổ phiếu Goldman Sachs lên 5,15% và cổ phiếu Morgan Stanley nhích 4,98%.
Giá dầu thô trên thị trường New York lại tăng 4% lên 68,81 USD/thùng nên đã giúp cổ phiếu khối năng lượng tăng điểm, không những vậy, dự báo giá dầu sẽ tăng lên 85 USD/thùng vào cuối năm nay của Goldman Sachs đã tiếp tục giúp cổ phiếu khối này tăng cao hơn. Kết thúc phiên, chỉ số S&P Năng lượng tăng 2%, trong đó cổ phiếu Chevron lên 2,2%, cổ phiếu Exxon Mobil tiến thêm 1,3%,...
Cổ phiếu khối hàng hóa cơ bản khác cũng ghi điểm trong phiên này sau khi giá nhôm, vàng cùng tăng mạnh. Cổ phiếu khối nguyên vật liệu cơ bản đã tăng 2,2%, trong đó cổ phiếu của hãng sản xuất nhôm lớn nhất ở Mỹ - Alcoa tăng 6,2%, cổ phiếu của hãng khai thác vàng lớn thứ hai thế giới - Newmont Mining lên 2,2%.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 24,1 điểm, tương đương 1,32%, chốt ở mức 1.850,02.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 10,7 điểm, tương đương 1,15%, đóng cửa ở mức 942,46.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,36 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 7 cổ phiếu tăng điểm thì có 2 cổ phiếu giảm điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2,5 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu lên điểm thì có 2 cổ phiếu giảm điểm.
Những thông tin đáng chú ý tuần tới:
Thứ Sáu: Báo cáo tình hình việc làm trong tháng 5 của Bộ Lao động Mỹ; báo cáo về tín dụng tiêu dùng.
Chứng khoán châu Âu tăng nhẹ sau quyết định của ECB và BoE
Ngày 4/6, Ngân hàng Trung ương (ECB) đã quyết định giữ nguyên mặt bằng lãi suất đồng Euro ở mức 1%/năm.
Cùng ngày, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cũng đưa ra quyết định giữ nguyên mặt bằng lãi suất cơ bản ở mức 0,5%/năm - đây là lần thứ ba trong 3 tháng qua lãi suất cơ bản được giữ nguyên.
BoE cũng cho biết sẽ tiếp tục chương trình mua lại các tài sản từ ngân hàng, doanh nghiệp trị giá 125 tỷ Bảng Anh để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Chứng khoán châu Âu đã tăng nhẹ trở lại sau khi giảm mạnh phiên trước đó, cổ phiếu năng lượng, dược phẩm là nhân tố đầu tàu nâng đỡ thị trường.
Trong đó, cổ phiếu Elan tăng 9,4%, cổ phiếu GlaxoSmithKline, Novartis, Sanofi-Aventis tăng từ 0,9-3,4%; cổ phiếu khối năng lượng như BP, ENI, Total và StatoilHydro tăng từ 1,2,8%.
Trong khi đó cổ phiếu khối khai mỏ đã giảm mạnh và trở thành nhân tố cản bước thị trường, trong đó cổ phiếu Lonmin, Anglo American, BHP Billiton và Xstrata giảm 1,9-6,6%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 3,52 điểm, tương đương 0,08%, chốt ở mức 4.386,94. Khối lượng giao dịch đạt 2,3 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức lên 0,2%, khối lượng giao dịch đạt 25,6 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 0,07%, khối lượng giao dịch đạt 137 triệu cổ phiếu.
Sắc đỏ phủ khắp sàn chứng khoán châu Á
Báo cáo về tình hình việc, chỉ số ngành dịch vụ ở Mỹ một lần nữa khiến giới đầu tư lo ngại về triển vọng của kinh tế Mỹ cũng như tình trạng thất nghiệp gia tăng. Điều này đã tác động xấu tới thị trường Mỹ, châu Âu phiên trước đó và nay là thị trường châu Á.
Cổ phiếu khối hàng hóa cơ bản như năng lượng, khai mỏ đều giảm do giá dầu và nguyên liệu thô đi xuống.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương sau 5 ngày tăng điểm trước đó đã phải giảm điểm phiên hôm thứ Năm. Kết thúc giao dịch, chỉ số này giảm 1,4% xuống 103,28 điểm nhưng vẫn tăng 48% so với ngày 9/3.
Chuyển qua thông tin thị trường Nhật, ngày 4/6, Bộ Tài chính cho biết các công ty ở nước này đã cắt giảm chi tiêu lớn nhất trong 54 năm qua do nhu cầu hàng hóa suy giảm và triển vọng lợi nhuận không sáng sủa.
Cụ thể, các khoản đầu tư (không bao gồm cho phần mềm) của các công ty Nhật đã giảm 25,4% trong 3 tháng đầu năm 2009 so với cùng kỳ năm trước. Mức lợi nhuận của doanh nghiệp giảm 69%.
Chứng khoán Nhật hôm thứ Năm đã giảm điểm, chấm dứt chuỗi 6 phiên tăng điểm liên tiếp trước đó. Cổ phiếu của các nhà vận tải biển giảm 7,4% sau khi các số liệu kinh tế không khả quan từ Mỹ được công bố.
Trong đó, cổ phiếu hãng vận tải biển lớn nhất Nhật - Nippon Yusen đã giảm 4,5%, cổ phiếu Mitsui O.S.K. Lines hạ 3,4%, cổ phiếu Kawasaki Kisen mất 3,5%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 72,71 điểm, tương đương -0,75%, chốt ở mức 9.668,96. Khối lượng giao dịch đạt 2,5 tỷ cổ phiếu, thị trường có 818 mã giảm điểm và có 753 mã lên điểm.
Thông tin từ Ấn Độ cho hay, nước này đang có kế hoạch mới nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài đầu tư vào nền kinh tế, đồng thời sẽ có các giải pháp cung vốn ra thị trường thông qua các ngân hàng lớn của Ấn Độ để kích thích tăng trưởng.
Theo đó, chính phủ của Thủ tướng Manmohan Singh sẽ bán cổ phần của các tập đoàn lớn do Chính phủ điều hành cho nhà đầu tư nước ngoài để thu hút nguồn vốn kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư ngoại.
Được biết, kể từ ngày (16/5) ông Manmohan Singh đắc cử thêm một nhiệm kỳ thủ tướng đến nay, thị trường chứng khoán Ấn Độ đã tăng 21%, trong đó ngày ông đắc cử vị trí thủ tướng cũng là thời điểm thị trường chứng khoán Ấn Độ có mức tăng mạnh nhất trong lịch sử, 17,34%.
Trên thị trường chứng khoán hôm thứ Năm, chỉ số BSE 30 đã đảo chiều lên điểm và trở thành thị trường lớn duy nhất trong khu vực duy trì được được đà tăng điểm. Kết thúc phiên, chỉ số BSE 30 tăng 83,92 điểm, tương đương 0,56%, chốt ở mức 14.954,82.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 1,55%. Chỉ số ASX của Australia xuống 1,92%. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 0,9%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc mất 0,41%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc hạ 2,6%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông xuống 0,4%.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ thông báo, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 30/5/2009 đã giảm 4.000 xuống 621.000 người, từ mức 625.000 trong tuần trước đó.
Theo số liệu của Bộ này, tính đến ngày 23/5/2009, số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ là 6,74 triệu.
Cổ phiếu ngân hàng, hàng hóa cơ bản dẫn dắt thị trường
Trong một diễn biến đáng chú ý liên quan đến hoạt động tiêu dùng ở Mỹ - vốn chiếm 2/3 giá trị GDP của nước này, 13/22 nhà phân phố hàng hóa, bán lẻ lớn nhất ở Mỹ đã công bố doanh thu bán lẻ suy giảm trong tháng 5/2009.
Cụ thể, doanh thu của Costco Wholesale giảm 7% do đồng USD mạnh lên và giá xăng giảm xuống; doanh thu của Macy's giảm 9,1%; doanh thu của Nordstrom's thấp hơn 13,1%; doanh thu của Neiman Marcus' giảm 23,3%,... - so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy vậy, nhà bán lẻ lớn nhất thế giới, Wal-Mart Stores vẫn chưa công bố số liệu cụ thể về doanh thu bán lẻ.
Cổ phiếu của hầu hết các hãng bán lẻ trong phiên này đã giảm điểm mạnh tạo nên sức cản đà tăng của thị trường. Trong đó, cổ phiếu Costco giảm 1,24%, cổ phiếu BJ's Wholesale mất 3,8%, cổ phiếu Hot Topic trượt 3,45%, cổ phiếu The Buckle hạ 4,3%, cổ phiếu Macy's trượt 3,3%,...
Chứng khoán Mỹ đã lấy lại đà tăng sau khi hãng môi giới RBC Capital nâng mức triển vọng của khối ngân hàng, qua đó tạo nên sức tăng nâng đỡ cho thị trường. Bên cạnh đó, dầu thô và hàng hóa cơ bản khác đã lên giá nên cũng kéo các cổ phiếu khối này tăng điểm theo.
Chỉ số KBW khối ngân hàng đã tăng 4,8% nhờ đánh giá triển vọng tốt của hãng môi giới RBC Capital. Với mức tăng ấn tượng đó, cổ phiếu khối ngân hàng đã góp phần quan trọng giúp thị trường “xanh” trở lại.
Đóng góp vào sức tăng của khối ngân hàng phải kể đến: Cổ phiếu Bank of America tăng 5,9%, cổ phiếu Wells Fargo lên 4%, cổ phiếu JPMorgan Chase tiến thêm 4%, cổ phiếu Citigroup tăng 5,3%, cổ phiếu Goldman Sachs lên 5,15% và cổ phiếu Morgan Stanley nhích 4,98%.
Giá dầu thô trên thị trường New York lại tăng 4% lên 68,81 USD/thùng nên đã giúp cổ phiếu khối năng lượng tăng điểm, không những vậy, dự báo giá dầu sẽ tăng lên 85 USD/thùng vào cuối năm nay của Goldman Sachs đã tiếp tục giúp cổ phiếu khối này tăng cao hơn. Kết thúc phiên, chỉ số S&P Năng lượng tăng 2%, trong đó cổ phiếu Chevron lên 2,2%, cổ phiếu Exxon Mobil tiến thêm 1,3%,...
Cổ phiếu khối hàng hóa cơ bản khác cũng ghi điểm trong phiên này sau khi giá nhôm, vàng cùng tăng mạnh. Cổ phiếu khối nguyên vật liệu cơ bản đã tăng 2,2%, trong đó cổ phiếu của hãng sản xuất nhôm lớn nhất ở Mỹ - Alcoa tăng 6,2%, cổ phiếu của hãng khai thác vàng lớn thứ hai thế giới - Newmont Mining lên 2,2%.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 4/6 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 4/6: chỉ số Dow Jones tăng 74,96 điểm, tương đương 0,86%, chốt ở mức 8.750,24.Chỉ số Nasdaq phiên này lên 24,1 điểm, tương đương 1,32%, chốt ở mức 1.850,02.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 10,7 điểm, tương đương 1,15%, đóng cửa ở mức 942,46.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,36 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 7 cổ phiếu tăng điểm thì có 2 cổ phiếu giảm điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2,5 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu lên điểm thì có 2 cổ phiếu giảm điểm.
Những thông tin đáng chú ý tuần tới:
Thứ Sáu: Báo cáo tình hình việc làm trong tháng 5 của Bộ Lao động Mỹ; báo cáo về tín dụng tiêu dùng.
Chứng khoán châu Âu tăng nhẹ sau quyết định của ECB và BoE
Ngày 4/6, Ngân hàng Trung ương (ECB) đã quyết định giữ nguyên mặt bằng lãi suất đồng Euro ở mức 1%/năm.
Cùng ngày, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cũng đưa ra quyết định giữ nguyên mặt bằng lãi suất cơ bản ở mức 0,5%/năm - đây là lần thứ ba trong 3 tháng qua lãi suất cơ bản được giữ nguyên.
BoE cũng cho biết sẽ tiếp tục chương trình mua lại các tài sản từ ngân hàng, doanh nghiệp trị giá 125 tỷ Bảng Anh để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Chứng khoán châu Âu đã tăng nhẹ trở lại sau khi giảm mạnh phiên trước đó, cổ phiếu năng lượng, dược phẩm là nhân tố đầu tàu nâng đỡ thị trường.
Trong đó, cổ phiếu Elan tăng 9,4%, cổ phiếu GlaxoSmithKline, Novartis, Sanofi-Aventis tăng từ 0,9-3,4%; cổ phiếu khối năng lượng như BP, ENI, Total và StatoilHydro tăng từ 1,2,8%.
Trong khi đó cổ phiếu khối khai mỏ đã giảm mạnh và trở thành nhân tố cản bước thị trường, trong đó cổ phiếu Lonmin, Anglo American, BHP Billiton và Xstrata giảm 1,9-6,6%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 3,52 điểm, tương đương 0,08%, chốt ở mức 4.386,94. Khối lượng giao dịch đạt 2,3 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức lên 0,2%, khối lượng giao dịch đạt 25,6 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 0,07%, khối lượng giao dịch đạt 137 triệu cổ phiếu.
Sắc đỏ phủ khắp sàn chứng khoán châu Á
Báo cáo về tình hình việc, chỉ số ngành dịch vụ ở Mỹ một lần nữa khiến giới đầu tư lo ngại về triển vọng của kinh tế Mỹ cũng như tình trạng thất nghiệp gia tăng. Điều này đã tác động xấu tới thị trường Mỹ, châu Âu phiên trước đó và nay là thị trường châu Á.
Cổ phiếu khối hàng hóa cơ bản như năng lượng, khai mỏ đều giảm do giá dầu và nguyên liệu thô đi xuống.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương sau 5 ngày tăng điểm trước đó đã phải giảm điểm phiên hôm thứ Năm. Kết thúc giao dịch, chỉ số này giảm 1,4% xuống 103,28 điểm nhưng vẫn tăng 48% so với ngày 9/3.
Chuyển qua thông tin thị trường Nhật, ngày 4/6, Bộ Tài chính cho biết các công ty ở nước này đã cắt giảm chi tiêu lớn nhất trong 54 năm qua do nhu cầu hàng hóa suy giảm và triển vọng lợi nhuận không sáng sủa.
Cụ thể, các khoản đầu tư (không bao gồm cho phần mềm) của các công ty Nhật đã giảm 25,4% trong 3 tháng đầu năm 2009 so với cùng kỳ năm trước. Mức lợi nhuận của doanh nghiệp giảm 69%.
Chứng khoán Nhật hôm thứ Năm đã giảm điểm, chấm dứt chuỗi 6 phiên tăng điểm liên tiếp trước đó. Cổ phiếu của các nhà vận tải biển giảm 7,4% sau khi các số liệu kinh tế không khả quan từ Mỹ được công bố.
Trong đó, cổ phiếu hãng vận tải biển lớn nhất Nhật - Nippon Yusen đã giảm 4,5%, cổ phiếu Mitsui O.S.K. Lines hạ 3,4%, cổ phiếu Kawasaki Kisen mất 3,5%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 72,71 điểm, tương đương -0,75%, chốt ở mức 9.668,96. Khối lượng giao dịch đạt 2,5 tỷ cổ phiếu, thị trường có 818 mã giảm điểm và có 753 mã lên điểm.
Thông tin từ Ấn Độ cho hay, nước này đang có kế hoạch mới nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài đầu tư vào nền kinh tế, đồng thời sẽ có các giải pháp cung vốn ra thị trường thông qua các ngân hàng lớn của Ấn Độ để kích thích tăng trưởng.
Theo đó, chính phủ của Thủ tướng Manmohan Singh sẽ bán cổ phần của các tập đoàn lớn do Chính phủ điều hành cho nhà đầu tư nước ngoài để thu hút nguồn vốn kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư ngoại.
Được biết, kể từ ngày (16/5) ông Manmohan Singh đắc cử thêm một nhiệm kỳ thủ tướng đến nay, thị trường chứng khoán Ấn Độ đã tăng 21%, trong đó ngày ông đắc cử vị trí thủ tướng cũng là thời điểm thị trường chứng khoán Ấn Độ có mức tăng mạnh nhất trong lịch sử, 17,34%.
Trên thị trường chứng khoán hôm thứ Năm, chỉ số BSE 30 đã đảo chiều lên điểm và trở thành thị trường lớn duy nhất trong khu vực duy trì được được đà tăng điểm. Kết thúc phiên, chỉ số BSE 30 tăng 83,92 điểm, tương đương 0,56%, chốt ở mức 14.954,82.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 1,55%. Chỉ số ASX của Australia xuống 1,92%. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 0,9%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc mất 0,41%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc hạ 2,6%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông xuống 0,4%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.675,28 | 8.750,24 | 74,96 | 0,86 |
Nasdaq | 1.825,92 | 1.850,02 | 24,10 | 1,32 | |
S&P 500 | 931,76 | 942,46 | 10,70 | 1,15 | |
Anh | FTSE 100 | 4.383,42 | 4.386,94 | 3,52 | 0,08 |
Đức | DAX | 5.054,53 | 5.064,80 | 10,27 | 0,20 |
Pháp | CAC 40 | 3.309,65 | 3.312,03 | 2,38 | 0,07 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 6.893,14 | 6.786,06 | 107,08 | 1,55 |
Nhật | Nikkei 225 | 9.741,67 | 9.668,96 | 72,71 | 0,75 |
Hồng Kông | Hang Seng | 18.576,47 | 18.502,77 | 73,70 | 0,40 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.414,89 | 1.378,14 | 36,75 | 2,60 |
Singapore | Straits Times | 2,380.61 | 2.362,35 | 21,47 | 0,90 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.778,59 | 2.767,24 | 11,35 | 0,41 |
Ấn Độ | BSE | 14.781,89 | 14.954,82 | 83,92 | 0,56 |
Australia | ASX | 4.009,30 | 3.932,50 | 76,80 | 1,92 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |