Phố Wall rớt mạnh sau phát biểu của Chủ tịch FED
Tuyên bố của ông Bernanke đã dội gáo nước lạnh lên sự hân hoan mà các nhà đầu tư vừa có được trong vài phút trước đó
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm hơn 1% trong phiên 19/6, sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) tuyên bố sẽ bắt đầu giảm dần các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng vào cuối năm nay, nếu nền kinh tế đủ mạnh.
Cụ thể, chốt phiên giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm tới 205,96 điểm, tương ứng với mức 1,34%, xuống còn 15.112,27 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 22,89 điểm, tương ứng với mức 1,39%, xuống còn 1.628,92 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 38,98 điểm, tương ứng với mức 1,12%, xuống còn 3.443,20 điểm.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường ở mức trên trung bình, với khoảng 6,65 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, cao hơn mức giao dịch trung bình hàng ngày 6,36 tỷ cổ phiếu từ đầu năm 2013 cho tới nay. Hơn 4/5 cổ phiếu trên sàn New York giảm giá, trong khi số này ở sàn Nasdaq là 70%.
Trong tuyên bố kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài trong hai ngày 18-19/6, FED quyết định tiếp tục mua vào 85 tỷ USD trái phiếu hàng tháng và giữ nguyên lãi suất gần 0%. FED cũng lạc quan cho biết những rủi ro đối với nền kinh tế và thị trường việc làm Mỹ đã giảm và kỳ vọng tăng trưởng kinh tế sẽ được cải thiện hơn trong năm tới.
Tuy nhiên, chỉ ít phút sau đó, phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, Chủ tịch FED Ben Bernanke cho biết, cơ quan này có thể sẽ cắt giảm dần các biện pháp kích thích tăng trưởng vào cuối năm nay và hướng tới chấm dứt hoàn toàn các chương trình này vào giữa năm 2014, nếu như nền kinh tế đầu tàu có dấu hiệu đã thực sự đủ mạnh mẽ.
Theo giới phân tích, tuyên bố của ông Bernanke đã dội một gáo nước lạnh lên sự hân hoan, mà các nhà đầu tư vừa có được trong vài phút sau khi công bố kết quả cuộc họp của FED. Hiện tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đang ở mức 7,6%, lạm phát là 1,4%. Mặc dù mục tiêu FED đặt ra vẫn còn khá xa, nhưng rõ ràng kinh tế đã có sự cải thiện.
Thêm vào đó, phát biểu của ông Bernanke trong cuộc họp báo lần này cho thấy, các nhà hoạch định chính sách tài chính Mỹ dường như đã có hẳn một lịch trình cụ thể cho việc rút bỏ các biện pháp nới lỏng định lượng, chứ không còn chung chung như trước đây. Do đó, những tác động từ tuyên bố sau cuộc họp của FED đã bị xóa nhòa.
Hiện tại kết quả giao dịch trên thị trường chứng khoán Mỹ đã "gắn chặt" với các chính sách nới lỏng tiền tệ. Những biện pháp này là chìa khóa quan trọng giúp chỉ số S&P 500 tăng hơn 14% trong năm nay. Những tin đồn về động thái cắt giảm trên của FED đã đẩy lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ thời hạn 10 năm lên mức cao nhất 15 tháng.
Cụ thể, chốt phiên giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm tới 205,96 điểm, tương ứng với mức 1,34%, xuống còn 15.112,27 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 22,89 điểm, tương ứng với mức 1,39%, xuống còn 1.628,92 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 38,98 điểm, tương ứng với mức 1,12%, xuống còn 3.443,20 điểm.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường ở mức trên trung bình, với khoảng 6,65 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, cao hơn mức giao dịch trung bình hàng ngày 6,36 tỷ cổ phiếu từ đầu năm 2013 cho tới nay. Hơn 4/5 cổ phiếu trên sàn New York giảm giá, trong khi số này ở sàn Nasdaq là 70%.
Trong tuyên bố kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài trong hai ngày 18-19/6, FED quyết định tiếp tục mua vào 85 tỷ USD trái phiếu hàng tháng và giữ nguyên lãi suất gần 0%. FED cũng lạc quan cho biết những rủi ro đối với nền kinh tế và thị trường việc làm Mỹ đã giảm và kỳ vọng tăng trưởng kinh tế sẽ được cải thiện hơn trong năm tới.
Tuy nhiên, chỉ ít phút sau đó, phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, Chủ tịch FED Ben Bernanke cho biết, cơ quan này có thể sẽ cắt giảm dần các biện pháp kích thích tăng trưởng vào cuối năm nay và hướng tới chấm dứt hoàn toàn các chương trình này vào giữa năm 2014, nếu như nền kinh tế đầu tàu có dấu hiệu đã thực sự đủ mạnh mẽ.
Theo giới phân tích, tuyên bố của ông Bernanke đã dội một gáo nước lạnh lên sự hân hoan, mà các nhà đầu tư vừa có được trong vài phút sau khi công bố kết quả cuộc họp của FED. Hiện tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đang ở mức 7,6%, lạm phát là 1,4%. Mặc dù mục tiêu FED đặt ra vẫn còn khá xa, nhưng rõ ràng kinh tế đã có sự cải thiện.
Thêm vào đó, phát biểu của ông Bernanke trong cuộc họp báo lần này cho thấy, các nhà hoạch định chính sách tài chính Mỹ dường như đã có hẳn một lịch trình cụ thể cho việc rút bỏ các biện pháp nới lỏng định lượng, chứ không còn chung chung như trước đây. Do đó, những tác động từ tuyên bố sau cuộc họp của FED đã bị xóa nhòa.
Hiện tại kết quả giao dịch trên thị trường chứng khoán Mỹ đã "gắn chặt" với các chính sách nới lỏng tiền tệ. Những biện pháp này là chìa khóa quan trọng giúp chỉ số S&P 500 tăng hơn 14% trong năm nay. Những tin đồn về động thái cắt giảm trên của FED đã đẩy lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ thời hạn 10 năm lên mức cao nhất 15 tháng.
Thị trường | Chỉ số | Đóng cửa | +/- (điểm) | +/- (%) |
Mỹ | Dow Jones | 15.112,19 | -206,04 | -1,35 |
S&P 500 | 1.628,93 | -22,88 | -1,39 | |
Nasdaq | 3.443,20 | -38,98 | -1,12 | |
Anh | FTSE 100 | 6.348,82 | -25,39 | -0,40 |
Pháp | CAC 40 | 3.839,34 | -21,21 | -0,55 |
Đức | DAX | 8.197,08 | -32,43 | -0,39 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 13.245,22 | +237,94 | +1,83 |
Hồng Kông | Hang Seng | 20.986,89 | -238,99 | -1,13 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.143,45 | -13,45 | -0,62 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.007,39 | -3,63 | -0,05 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.888,31 | -12,31 | -0,65 |
Singapore | Straits Times | 3.213,79 | -15,76 | -0,49 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |