Phố Wall tăng điểm mạnh sau quyết định của FED
Chứng khoán Mỹ đã phục hồi trở lại nhờ những thông tin lạc quan từ FED và diễn biến tích cực trên thị trường nhà đất
Ngày 12/8, chứng khoán Mỹ đã phục hồi trở lại nhờ những thông tin lạc quan từ FED và diễn biến tích cực trên thị trường nhà đất.
Hôm thứ Tư, Bộ Thương mại Mỹ cho biết nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của nước này trong tháng 6 đã tăng 2,3% lên 152,8 tỷ USD - mức cao nhất kể từ tháng 1/2009, tuy nhiên nhập khẩu hàng tiêu dùng lại giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2005.
Xuất khẩu trong tháng 6 đã tăng 2% lên 125,8 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hàng thực phẩm, các loại hạt và rau quả lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2008.
Như vậy, thâm hụt thương mại của nước này trong tháng 6/2009 đạt 27 tỷ USD - do nhập khẩu hàng hóa đã tăng lần đầu tiên trong vòng 11 tháng qua. Như vậy, thâm hụt thương mại của Mỹ trong 6 tháng đầu năm nay xuống còn 173 tỷ USD - giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cùng ngày, Hiệp hội quốc gia các nhà kinh doanh bất động sản Mỹ (NAR) cho biết, doanh số bán nhà đã qua sử dụng trong quý 2 đã tăng 3,8% lên 4,76 triệu đơn vị (ngôi nhà, căn hộ).
NAR cũng cho biết, giá bán mỗi căn hộ, ngôi nhà trung bình đã tăng khoảng 4% lên 174.100 USD/đơn vị trong quý 2, nhưng vẫn giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá nhà đã qua sử dụng ở 129/155 khu vực trung tâm tại Mỹ đã suy giảm.
Thông tin trên đã tạo tâm lý tích cực trên thị trường chứng khoán, giúp cổ phiếu ngành bất động sản tăng vọt, qua đó góp phần giúp cả ba chỉ số tăng từ 1,3% đến 1,6% trong phiên buổi sáng.
S&P 500 tái lập mốc 1.000 điểm
Đến buổi chiều, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chính thức công bố quyết định giữ nguyên mặt bằng lãi suất cơ bản từ 0-0,25%/năm - vốn được duy trì từ tháng 12/2008 đến nay.
Đồng thời cho biết FED sẽ mua vào 1,25 nghìn tỷ USD các loại chứng khoán được đảm bảo bởi danh mục cho vay thế chấp bất động sản (MBS), 200 tỷ USD trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh phát hành và 300 tỷ trái phiếu Chính phủ.
FED cho biết thêm, nền kinh tế Mỹ đang dần ổn định trở lại và suy thoái cơ bản đã đi qua. Thị trường tài chính đã có nhiều cải thiện trong những tuần gần đây. Chi tiêu dùng tiếp tục chỉ ra dấu hiệu ổn định, tuy nhiên sức ép vẫn duy trì khi tình trạng thất nghiệp vẫn ở mức cao, tốc độ tăng thu nhập của người dân còn chậm và tình trạng thắt chặt tín dụng. Các doanh nghiệp đã cắt giảm đầu tư tài sản cố định.
“Nhìn chung các hoạt động kinh tế dường như vẫn còn yếu, FED sẽ tiếp tục thực thi các chính sách để làm ổn định hệ thống tài chính, các định chế tài chính, chính sách tài khóa và tăng cung tiền nhằm giúp nền kinh tế tăng trưởng ổn định trở lại”, thông cáo của FED cho hay.
Ngay sau khi FED công bố thông tin, thị trường chứng khoán Mỹ đã bật mạnh, đưa chỉ số Dow Jones và S&P 500 có lúc tăng trên 1,7%, còn chỉ số Nasdaq tăng hơn 2%. Dù vậy khi thị trường gần kết thúc ngày giao dịch, giới đầu tư tăng mạnh bán ra, khiến biên độ tăng điểm của ba chỉ số còn từ 1,15% đến 1,47%.
Cổ phiếu khối tài chính, công nghệ và ngành bất động sản tăng điểm mạnh trong phiên này. Chỉ số S&P tài chính tăng 2%, chỉ số Dow Jones ngành xây dựng nhà tăng 5%. 28/30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones phiên này đã lên điểm, trong đó cổ phiếu United Tech tăng điểm mạnh nhất với mức biên độ 4,3%.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 12/8: chỉ số Dow Jones tăng 120,16 điểm, tương đương 1,3%, chốt ở mức 9.361,61.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 28,99 điểm, tương đương 1,47%, chốt ở mức 1.998,72.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 11,46 điểm, tương đương 1,46%, đóng cửa ở mức 1.005,81.
Khối lượng giao dịch phiên này trên sàn New York đạt 1,23 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 11 cổ phiếu tăng điểm thì có 4 cổ phiếu giảm điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2,18 tỷ cổ phiếu, thị trường có 12 cổ phiếu lên điểm thì có 5 cổ phiếu giảm điểm.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Năm: Công bố số liệu về bán lẻ; công bố số liệu về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; công bố giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ; đấu giá trái phiếu kỳ hạn 30 năm; công bố kết quả kinh doanh của Wal-Mart.
Thứ Sáu: Công bố số liệu CPI, sản xuất công nghiệp; công bố kết quả thăm dò về lòng tin người tiêu dùng Mỹ.
Chứng khoán châu Âu khởi sắc sau hai ngày giảm
Chứng khoán khu vực đã tăng điểm trở lại sau hai phiên giảm điểm trước đó. Diễn biến tích cực của thị trường chứng khoán Mỹ đã thúc đẩy nhà đầu tư ở châu Âu gom mua cổ phiếu trong phiên này.
Khi thị trường châu Âu khép lại ngày giao dịch, FED vẫn chưa công bố quyết định về lãi suất và đưa ra đánh giá về tình trạng nền kinh tế Mỹ. Do đó biên độ tăng của chứng khoán châu Âu vẫn còn hạn chế.
Cổ phiếu khối tài chính phiên này tăng 1,3%, trong đó cổ phiếu của Barclays, Royal Bank of Scotland, UBS, Lloyds, BNP Paribas và Natixis tăng từ 2,1% đến 6,4%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 45,42 điểm, tương đương 0,97%, chốt ở mức 4.716,76. Khối lượng giao dịch đạt 1,97 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức lên 1,22%, khối lượng giao dịch đạt 24,9 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 1,48%, khối lượng giao dịch đạt 144 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á quay đầu giảm điểm mạnh
Chứng khoán khu vực hôm thứ Tư đã trái ngược hoàn toàn với diễn biến tích cực phiên trước đó. Thị trường bị tác động mạnh bởi phiên giảm điểm trước đó ở Phố Wall, cũng như chờ đợi thông báo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) về chính sách tiền tệ và sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ.
Nhà đầu tư ở Mỹ hôm 11/8 đã phản ứng tiêu cực khi tăng mạnh bán cổ phiếu, đẩy thị trường chứng khoán giảm hơn 1%. Những lo lắng của nhà đầu tư ở Phố Wall đã lan sang châu Á, châu Âu và tạo nên phản ứng dây chuyền đối với thị trường chứng khoán toàn cầu.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương phiên này giảm 1,3% xuống 111,26 điểm, sau khi tăng 2 phiên liên tiếp trước đó.
Khi hầu hết các thị trường châu Á ngừng giao dịch (16h), chứng khoán Anh, Đức, Pháp đang tăng nhẹ. Còn tại Mỹ, chỉ số tương lai của Dow Jones và S&P 500 đang giảm trên 0,2%.
Tâm điểm của thị trường khu vực chính là phiên giảm điểm mạnh ở thị trường Trung Quốc. Chỉ số Shanghai Composite bất ngờ mất hơn 4,5% - mức giảm mạnh nhất trong 2 tuần qua, do giới đầu tư lo ngại về sự sụt giảm 23% trong xuất khẩu và các khoản cho vay mới ra nền kinh tế co lại.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Shanghai Composite giảm 152,01 điểm, tương đương -4,66%, chốt ở mức 3.112,72.
Tại thị trường Nhật, chỉ số Nikkei 225 đã quay đầu giảm điểm sau khi chạm ngưỡng cao nhất trong 10 tháng. Cũng giống tại khu vực và Mỹ, giới đầu tư ở Nhật đang ngóng thông tin từ FED để đưa ra quyết định đầu tư. Nhiều nhà đầu tư ở Nhật đã chọn phương án an toàn khi bán cổ phiếu ra sau khi hành động tương tự diễn ra ở Phố Wall một ngày trước đó.
Cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu lớn đã dẫn đầu về biên độ giảm điểm, trong đó cổ phiếu Canon hạ 1,7%, cổ phiếu Sharp mất 3,8%, cổ phiếu Sony trượt 2%, cổ phiếu Honda giảm 2,6%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 150,46 điểm, tương đương -1,42%, chốt ở mức 10.435. Khối lượng giao dịch đạt 1,8 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Liên quan đến thị trường Ấn Độ, cơ quan thống kê nước này vừa cho biết sản xuất công nghiệp trong tháng 6/2009 đã tăng 7,8%, sau khi tăng 2,2% trong tháng 5. Đây được xem là tín hiệu tích cực cho thấy nền kinh tế lớn thứ ba của châu Á đang dần bứt ra khỏi thời kỳ khó khăn nhất của suy thoái kinh tế toàn cầu.
Mặc dù đón thông tin tích cực trên nhưng chứng khoán Ấn Độ vẫn giảm điểm mạnh trước phiên sụt giảm của thị trường chứng khoán khu vực. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số BSE 30 giảm 256,23 điểm, tương đương -1,7%, chốt ở mức 14.818,36.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan hạ 0,15%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam nhích 0,61%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 3,03%. Chỉ số ASX của Australia tăng 0,27%. Chỉ số Straits Times của Singapore xuống 1,11%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc mất 0,88%.
Hôm thứ Tư, Bộ Thương mại Mỹ cho biết nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của nước này trong tháng 6 đã tăng 2,3% lên 152,8 tỷ USD - mức cao nhất kể từ tháng 1/2009, tuy nhiên nhập khẩu hàng tiêu dùng lại giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2005.
Xuất khẩu trong tháng 6 đã tăng 2% lên 125,8 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hàng thực phẩm, các loại hạt và rau quả lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2008.
Như vậy, thâm hụt thương mại của nước này trong tháng 6/2009 đạt 27 tỷ USD - do nhập khẩu hàng hóa đã tăng lần đầu tiên trong vòng 11 tháng qua. Như vậy, thâm hụt thương mại của Mỹ trong 6 tháng đầu năm nay xuống còn 173 tỷ USD - giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cùng ngày, Hiệp hội quốc gia các nhà kinh doanh bất động sản Mỹ (NAR) cho biết, doanh số bán nhà đã qua sử dụng trong quý 2 đã tăng 3,8% lên 4,76 triệu đơn vị (ngôi nhà, căn hộ).
NAR cũng cho biết, giá bán mỗi căn hộ, ngôi nhà trung bình đã tăng khoảng 4% lên 174.100 USD/đơn vị trong quý 2, nhưng vẫn giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá nhà đã qua sử dụng ở 129/155 khu vực trung tâm tại Mỹ đã suy giảm.
Thông tin trên đã tạo tâm lý tích cực trên thị trường chứng khoán, giúp cổ phiếu ngành bất động sản tăng vọt, qua đó góp phần giúp cả ba chỉ số tăng từ 1,3% đến 1,6% trong phiên buổi sáng.
S&P 500 tái lập mốc 1.000 điểm
Đến buổi chiều, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chính thức công bố quyết định giữ nguyên mặt bằng lãi suất cơ bản từ 0-0,25%/năm - vốn được duy trì từ tháng 12/2008 đến nay.
Đồng thời cho biết FED sẽ mua vào 1,25 nghìn tỷ USD các loại chứng khoán được đảm bảo bởi danh mục cho vay thế chấp bất động sản (MBS), 200 tỷ USD trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh phát hành và 300 tỷ trái phiếu Chính phủ.
FED cho biết thêm, nền kinh tế Mỹ đang dần ổn định trở lại và suy thoái cơ bản đã đi qua. Thị trường tài chính đã có nhiều cải thiện trong những tuần gần đây. Chi tiêu dùng tiếp tục chỉ ra dấu hiệu ổn định, tuy nhiên sức ép vẫn duy trì khi tình trạng thất nghiệp vẫn ở mức cao, tốc độ tăng thu nhập của người dân còn chậm và tình trạng thắt chặt tín dụng. Các doanh nghiệp đã cắt giảm đầu tư tài sản cố định.
“Nhìn chung các hoạt động kinh tế dường như vẫn còn yếu, FED sẽ tiếp tục thực thi các chính sách để làm ổn định hệ thống tài chính, các định chế tài chính, chính sách tài khóa và tăng cung tiền nhằm giúp nền kinh tế tăng trưởng ổn định trở lại”, thông cáo của FED cho hay.
Ngay sau khi FED công bố thông tin, thị trường chứng khoán Mỹ đã bật mạnh, đưa chỉ số Dow Jones và S&P 500 có lúc tăng trên 1,7%, còn chỉ số Nasdaq tăng hơn 2%. Dù vậy khi thị trường gần kết thúc ngày giao dịch, giới đầu tư tăng mạnh bán ra, khiến biên độ tăng điểm của ba chỉ số còn từ 1,15% đến 1,47%.
Cổ phiếu khối tài chính, công nghệ và ngành bất động sản tăng điểm mạnh trong phiên này. Chỉ số S&P tài chính tăng 2%, chỉ số Dow Jones ngành xây dựng nhà tăng 5%. 28/30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones phiên này đã lên điểm, trong đó cổ phiếu United Tech tăng điểm mạnh nhất với mức biên độ 4,3%.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 12/8 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 12/8: chỉ số Dow Jones tăng 120,16 điểm, tương đương 1,3%, chốt ở mức 9.361,61.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 28,99 điểm, tương đương 1,47%, chốt ở mức 1.998,72.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 11,46 điểm, tương đương 1,46%, đóng cửa ở mức 1.005,81.
Khối lượng giao dịch phiên này trên sàn New York đạt 1,23 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 11 cổ phiếu tăng điểm thì có 4 cổ phiếu giảm điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2,18 tỷ cổ phiếu, thị trường có 12 cổ phiếu lên điểm thì có 5 cổ phiếu giảm điểm.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Năm: Công bố số liệu về bán lẻ; công bố số liệu về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; công bố giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ; đấu giá trái phiếu kỳ hạn 30 năm; công bố kết quả kinh doanh của Wal-Mart.
Thứ Sáu: Công bố số liệu CPI, sản xuất công nghiệp; công bố kết quả thăm dò về lòng tin người tiêu dùng Mỹ.
Chứng khoán châu Âu khởi sắc sau hai ngày giảm
Chứng khoán khu vực đã tăng điểm trở lại sau hai phiên giảm điểm trước đó. Diễn biến tích cực của thị trường chứng khoán Mỹ đã thúc đẩy nhà đầu tư ở châu Âu gom mua cổ phiếu trong phiên này.
Khi thị trường châu Âu khép lại ngày giao dịch, FED vẫn chưa công bố quyết định về lãi suất và đưa ra đánh giá về tình trạng nền kinh tế Mỹ. Do đó biên độ tăng của chứng khoán châu Âu vẫn còn hạn chế.
Cổ phiếu khối tài chính phiên này tăng 1,3%, trong đó cổ phiếu của Barclays, Royal Bank of Scotland, UBS, Lloyds, BNP Paribas và Natixis tăng từ 2,1% đến 6,4%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 45,42 điểm, tương đương 0,97%, chốt ở mức 4.716,76. Khối lượng giao dịch đạt 1,97 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức lên 1,22%, khối lượng giao dịch đạt 24,9 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 1,48%, khối lượng giao dịch đạt 144 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á quay đầu giảm điểm mạnh
Chứng khoán khu vực hôm thứ Tư đã trái ngược hoàn toàn với diễn biến tích cực phiên trước đó. Thị trường bị tác động mạnh bởi phiên giảm điểm trước đó ở Phố Wall, cũng như chờ đợi thông báo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) về chính sách tiền tệ và sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ.
Nhà đầu tư ở Mỹ hôm 11/8 đã phản ứng tiêu cực khi tăng mạnh bán cổ phiếu, đẩy thị trường chứng khoán giảm hơn 1%. Những lo lắng của nhà đầu tư ở Phố Wall đã lan sang châu Á, châu Âu và tạo nên phản ứng dây chuyền đối với thị trường chứng khoán toàn cầu.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương phiên này giảm 1,3% xuống 111,26 điểm, sau khi tăng 2 phiên liên tiếp trước đó.
Khi hầu hết các thị trường châu Á ngừng giao dịch (16h), chứng khoán Anh, Đức, Pháp đang tăng nhẹ. Còn tại Mỹ, chỉ số tương lai của Dow Jones và S&P 500 đang giảm trên 0,2%.
Tâm điểm của thị trường khu vực chính là phiên giảm điểm mạnh ở thị trường Trung Quốc. Chỉ số Shanghai Composite bất ngờ mất hơn 4,5% - mức giảm mạnh nhất trong 2 tuần qua, do giới đầu tư lo ngại về sự sụt giảm 23% trong xuất khẩu và các khoản cho vay mới ra nền kinh tế co lại.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Shanghai Composite giảm 152,01 điểm, tương đương -4,66%, chốt ở mức 3.112,72.
Tại thị trường Nhật, chỉ số Nikkei 225 đã quay đầu giảm điểm sau khi chạm ngưỡng cao nhất trong 10 tháng. Cũng giống tại khu vực và Mỹ, giới đầu tư ở Nhật đang ngóng thông tin từ FED để đưa ra quyết định đầu tư. Nhiều nhà đầu tư ở Nhật đã chọn phương án an toàn khi bán cổ phiếu ra sau khi hành động tương tự diễn ra ở Phố Wall một ngày trước đó.
Cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu lớn đã dẫn đầu về biên độ giảm điểm, trong đó cổ phiếu Canon hạ 1,7%, cổ phiếu Sharp mất 3,8%, cổ phiếu Sony trượt 2%, cổ phiếu Honda giảm 2,6%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 150,46 điểm, tương đương -1,42%, chốt ở mức 10.435. Khối lượng giao dịch đạt 1,8 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Liên quan đến thị trường Ấn Độ, cơ quan thống kê nước này vừa cho biết sản xuất công nghiệp trong tháng 6/2009 đã tăng 7,8%, sau khi tăng 2,2% trong tháng 5. Đây được xem là tín hiệu tích cực cho thấy nền kinh tế lớn thứ ba của châu Á đang dần bứt ra khỏi thời kỳ khó khăn nhất của suy thoái kinh tế toàn cầu.
Mặc dù đón thông tin tích cực trên nhưng chứng khoán Ấn Độ vẫn giảm điểm mạnh trước phiên sụt giảm của thị trường chứng khoán khu vực. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số BSE 30 giảm 256,23 điểm, tương đương -1,7%, chốt ở mức 14.818,36.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan hạ 0,15%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam nhích 0,61%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 3,03%. Chỉ số ASX của Australia tăng 0,27%. Chỉ số Straits Times của Singapore xuống 1,11%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc mất 0,88%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 9.241,45 | 9.361,61 | 120,16 | 1,30 |
Nasdaq | 1.969,73 | 1.998,72 | 28,99 | 1,47 | |
S&P 500 | 994,35 | 1.005,81 | 11,46 | 1,15 | |
Anh | FTSE 100 | 4.671,34 | 4.716,76 | 45,42 | 0,97 |
Đức | DAX | 5.285,81 | 5.350,09 | 64,28 | 1,22 |
Pháp | CAC 40 | 3.456,18 | 3.507,24 | 51,06 | 1,48 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 6.909,02 | 6.898,90 | 10,12 | 0,15 |
Nhật | Nikkei 225 | 10.585,46 | 10.435,00 | 150,46 | 1,42 |
Hồng Kông | Hang Seng | 21.074,21 | 20.435,24 | 638,97 | 3,03 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.579,21 | 1.565,35 | 13,86 | 0,88 |
Singapore | Straits Times | 2.602,75 | 2.568,45 | 28,85 | 1,11 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.264,73 | 3.112,72 | 152,01 | 4,66 |
Ấn Độ | BSE | 15.210,03 | 14.818,36 | 256,23 | 1,70 |
Australia | ASX | 4.334,40 | 4.345,90 | 11,50 | 0,27 |
Việt Nam | VN-Index | 494,17 | 497,16 | 2,99 | 0,61 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |