Phố Wall tăng nhẹ nhờ khối ngân hàng
Ngày 9/7, cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ đã phục hồi trở lại nhờ thông tin tích cực hơn từ thị trường lao động
Ngày 9/7, cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ đã phục hồi trở lại nhờ thông tin tích cực hơn từ thị trường lao động.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ cho biết số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 4/7/2009 đã giảm 52.000 xuống 565.000 người, từ mức 617.000 trong tuần trước đó.
Theo số liệu của Bộ này, tính đến ngày 27/6/2009, số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ là 6,88 triệu.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình ABC, tỷ phú Warren Buffett đã cho biết tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ có thể tăng lên 11% và gói kích cầu thứ hai sẽ cần thiết để giúp nền kinh tế phục hồi trở lại.
“Chúng ta đang có sự chuyển biến tích cực hơn trước, những ngày tốt đẹp nhất của nước Mỹ ở phía trước nhưng không phải tuần tới hay tháng tới”, ông Warren Buffett nói.
Phục hồi thận trọng
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm nhẹ trở lại nhờ thông tin tích cực từ thị trường việc làm và doanh thu bán buôn chỉ giảm 0,8% trong tháng 5 - thấp hơn so với mức giảm 1,3% trong tháng 4.
Sự khởi khắc mạnh mẽ của khối ngân hàng là nhân tố đầu tàu đưa thị trường đi lên, tuy nhiên việc cổ phiếu khối dược phẩm và bán lẻ giảm điểm đã kìm hãm đà tăng của thị trường.
Những thông tin hỗ trợ trên thị trường tiếp tục vẫn không đủ mạnh để tạo nên sự bứt phá của các chỉ số. Sự phục hồi thận trọng của thị trường dường như chỉ mang tính kỹ thuật, khi mà đà tăng phụ thuộc vào đợt gom mua cổ phiếu vốn đã liên tục giảm trong thời gian qua.
Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch phiên này chỉ còn 1 tỷ cổ phiếu trên sàn New York, thấp hơn gần 33% so với khối lượng giao dịch trung bình/ngày của hơn 6 tháng đầu năm nay.
Chỉ số S&P tài chính đã tăng 1,4%, trong đó cổ phiếu Goldman Sachs tăng 3,4%, cổ phiếu Citigroup lên 2,67%, cổ phiếu JPMorgan tiến thêm 2,78%, cổ phiếu Bank of America nhích 1,1%, cổ phiếu American Express tiến thêm 0,35%,...
Trong phiên này, nhà đầu tư đã tích cực bán ra cổ phiếu khối dược phẩm và bán lẻ sau khi đã tăng mạnh gom mua nhiều phiên trước. Trong đó cổ phiếu Merck & Co mất 3,7%, cổ phiếu Pfizer hạ 2,19%, cổ phiếu P&G trượt 0,44%; cổ phiếu Wal-Mart hạ 0,6%, cổ phiếu Costco trượt 1,24%.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 9/7: chỉ số Dow Jones tăng 4,76 điểm, tương đương 0,06%, chốt ở mức 8.183,17.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 5,38 điểm, tương đương 0,31%, chốt ở mức 1.752,55.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 3,12 điểm, tương đương 0,35%, đóng cửa ở mức 882,68.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Sáu: Công bố giá xuất/nhập khẩu; hoạt động thương mại thế giới và công bố chỉ số về niềm tin của người tiêu dùng.
Chứng khoán châu Âu lên điểm sau 5 phiên giảm
Chứng khoán khu vực đã tăng điểm trở lại sau 5 ngày giảm điểm liên tiếp trước đó. Cổ phiếu khối khai mỏ, ngân hàng tăng điểm đã kéo thị trường đi lên.
Giá kim loại thô đã tăng nên giúp cổ phiếu của các tập đoàn khai mỏ khởi sắc, trong đó cổ phiếu Anglo American, Antofagasta, Rio Tinto và Xstrata tăng từ 2,6% đến 5,6%.
Trong khi đó, đà tăng mạnh mẽ của khối ngân hàng cũng đến từ nhiều mã blue-chip, trong đó cổ phiếu UBS lên 2,9%, cổ phiếu Deutsche Bank tiến thêm 4,6%, cổ phiếu Banco Santander, Credit Suisse, HSBC và UniCredit tăng từ 1,4% đến 2,5%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 18,43 điểm, tương đương 0,45%, chốt ở mức 4.158,66. Khối lượng giao dịch đạt 1,79 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức lên 1,26%, khối lượng giao dịch đạt 21 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp nhích o,54%, khối lượng giao dịch đạt 103 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á chuyển biến tích cực hơn
5/8 thị trường chứng khoán châu Á đã có được đà tăng điểm trong khi đó hai thị trường Hàn Quốc và Australia đều chỉ giảm điểm nhẹ. Duy nhất thị trường Nhật có mức giảm lớn do tác động từ đồng Yên lên giá so với USD.
Sau 7 ngày giảm điểm, nhiều thị trường chứng khoán đã có sự phục hồi tốt khi biên độ tăng điểm tại 4 thị trường lớn đã vượt 1% giá trị.
Tại thời điểm thị trường chứng khoán châu Á đóng cửa ngày giao dịch, chứng khoán Anh, Đức, Pháp đều có mức tăng từ 0,8% đến 1,5%. Còn tại thị trường Mỹ, chỉ số tương lai của Dow Jones và S&P 500 đang (17h) tăng trên 0,7%.
Chuyển qua thị trường Nhật, chỉ số Nikkei 225 đã tiếp tục giảm điểm hôm thứ Năm do cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu lớn giảm mạnh vì đồng Yên lên giá ở mức cao nhất trong vòng 5 tháng qua so với USD.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 129,69 điểm, tương đương -1,4%, đóng cửa ở ngưỡng 9.291,06 - mức thấp nhất kể từ ngày 22/5/2009.
Chuyển qua thị trường khác, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc vừa đưa ra quyết định giữ nguyên mặt bằng lãi suất cơ bản đồng Won ở mức 2%/năm.
Phát biểu trong cuộc họp báo, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Lee Seong Tae cho biết kinh tế Hàn Quốc và thế giới có thể sẽ cải thiện tốt hơn vào năm 2010, nhưng hoạt động thương mại toàn cầu sẽ khó có thể phục hồi trong khoảng thời gian ngắn.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số KOSPI đã gần như không có thay đổi so với phiên trước đó và chốt ở mức 1.430.89. Trong quý 2/2009, chỉ số này đã tăng 15% - mức tăng mạnh nhất kể từ quý 2/2007.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan lên 1,2%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam hạ 0,09%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tiến thêm 1,37%. Chỉ số ASX của Australia hạ 0,12%. Chỉ số Straits Times của Singapore tăng 2,12%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông lên 0,39%. Chỉ số BSE của Ấn Độ nhích 0,18%.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ cho biết số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 4/7/2009 đã giảm 52.000 xuống 565.000 người, từ mức 617.000 trong tuần trước đó.
Theo số liệu của Bộ này, tính đến ngày 27/6/2009, số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ là 6,88 triệu.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình ABC, tỷ phú Warren Buffett đã cho biết tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ có thể tăng lên 11% và gói kích cầu thứ hai sẽ cần thiết để giúp nền kinh tế phục hồi trở lại.
“Chúng ta đang có sự chuyển biến tích cực hơn trước, những ngày tốt đẹp nhất của nước Mỹ ở phía trước nhưng không phải tuần tới hay tháng tới”, ông Warren Buffett nói.
Phục hồi thận trọng
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm nhẹ trở lại nhờ thông tin tích cực từ thị trường việc làm và doanh thu bán buôn chỉ giảm 0,8% trong tháng 5 - thấp hơn so với mức giảm 1,3% trong tháng 4.
Sự khởi khắc mạnh mẽ của khối ngân hàng là nhân tố đầu tàu đưa thị trường đi lên, tuy nhiên việc cổ phiếu khối dược phẩm và bán lẻ giảm điểm đã kìm hãm đà tăng của thị trường.
Những thông tin hỗ trợ trên thị trường tiếp tục vẫn không đủ mạnh để tạo nên sự bứt phá của các chỉ số. Sự phục hồi thận trọng của thị trường dường như chỉ mang tính kỹ thuật, khi mà đà tăng phụ thuộc vào đợt gom mua cổ phiếu vốn đã liên tục giảm trong thời gian qua.
Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch phiên này chỉ còn 1 tỷ cổ phiếu trên sàn New York, thấp hơn gần 33% so với khối lượng giao dịch trung bình/ngày của hơn 6 tháng đầu năm nay.
Chỉ số S&P tài chính đã tăng 1,4%, trong đó cổ phiếu Goldman Sachs tăng 3,4%, cổ phiếu Citigroup lên 2,67%, cổ phiếu JPMorgan tiến thêm 2,78%, cổ phiếu Bank of America nhích 1,1%, cổ phiếu American Express tiến thêm 0,35%,...
Trong phiên này, nhà đầu tư đã tích cực bán ra cổ phiếu khối dược phẩm và bán lẻ sau khi đã tăng mạnh gom mua nhiều phiên trước. Trong đó cổ phiếu Merck & Co mất 3,7%, cổ phiếu Pfizer hạ 2,19%, cổ phiếu P&G trượt 0,44%; cổ phiếu Wal-Mart hạ 0,6%, cổ phiếu Costco trượt 1,24%.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 9/7 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 9/7: chỉ số Dow Jones tăng 4,76 điểm, tương đương 0,06%, chốt ở mức 8.183,17.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 5,38 điểm, tương đương 0,31%, chốt ở mức 1.752,55.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 3,12 điểm, tương đương 0,35%, đóng cửa ở mức 882,68.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Sáu: Công bố giá xuất/nhập khẩu; hoạt động thương mại thế giới và công bố chỉ số về niềm tin của người tiêu dùng.
Chứng khoán châu Âu lên điểm sau 5 phiên giảm
Chứng khoán khu vực đã tăng điểm trở lại sau 5 ngày giảm điểm liên tiếp trước đó. Cổ phiếu khối khai mỏ, ngân hàng tăng điểm đã kéo thị trường đi lên.
Giá kim loại thô đã tăng nên giúp cổ phiếu của các tập đoàn khai mỏ khởi sắc, trong đó cổ phiếu Anglo American, Antofagasta, Rio Tinto và Xstrata tăng từ 2,6% đến 5,6%.
Trong khi đó, đà tăng mạnh mẽ của khối ngân hàng cũng đến từ nhiều mã blue-chip, trong đó cổ phiếu UBS lên 2,9%, cổ phiếu Deutsche Bank tiến thêm 4,6%, cổ phiếu Banco Santander, Credit Suisse, HSBC và UniCredit tăng từ 1,4% đến 2,5%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 18,43 điểm, tương đương 0,45%, chốt ở mức 4.158,66. Khối lượng giao dịch đạt 1,79 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức lên 1,26%, khối lượng giao dịch đạt 21 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp nhích o,54%, khối lượng giao dịch đạt 103 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á chuyển biến tích cực hơn
5/8 thị trường chứng khoán châu Á đã có được đà tăng điểm trong khi đó hai thị trường Hàn Quốc và Australia đều chỉ giảm điểm nhẹ. Duy nhất thị trường Nhật có mức giảm lớn do tác động từ đồng Yên lên giá so với USD.
Sau 7 ngày giảm điểm, nhiều thị trường chứng khoán đã có sự phục hồi tốt khi biên độ tăng điểm tại 4 thị trường lớn đã vượt 1% giá trị.
Tại thời điểm thị trường chứng khoán châu Á đóng cửa ngày giao dịch, chứng khoán Anh, Đức, Pháp đều có mức tăng từ 0,8% đến 1,5%. Còn tại thị trường Mỹ, chỉ số tương lai của Dow Jones và S&P 500 đang (17h) tăng trên 0,7%.
Chuyển qua thị trường Nhật, chỉ số Nikkei 225 đã tiếp tục giảm điểm hôm thứ Năm do cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu lớn giảm mạnh vì đồng Yên lên giá ở mức cao nhất trong vòng 5 tháng qua so với USD.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 129,69 điểm, tương đương -1,4%, đóng cửa ở ngưỡng 9.291,06 - mức thấp nhất kể từ ngày 22/5/2009.
Chuyển qua thị trường khác, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc vừa đưa ra quyết định giữ nguyên mặt bằng lãi suất cơ bản đồng Won ở mức 2%/năm.
Phát biểu trong cuộc họp báo, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Lee Seong Tae cho biết kinh tế Hàn Quốc và thế giới có thể sẽ cải thiện tốt hơn vào năm 2010, nhưng hoạt động thương mại toàn cầu sẽ khó có thể phục hồi trong khoảng thời gian ngắn.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số KOSPI đã gần như không có thay đổi so với phiên trước đó và chốt ở mức 1.430.89. Trong quý 2/2009, chỉ số này đã tăng 15% - mức tăng mạnh nhất kể từ quý 2/2007.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan lên 1,2%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam hạ 0,09%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tiến thêm 1,37%. Chỉ số ASX của Australia hạ 0,12%. Chỉ số Straits Times của Singapore tăng 2,12%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông lên 0,39%. Chỉ số BSE của Ấn Độ nhích 0,18%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.178,41 | 8.183,17 | 4,76 | 0,06 |
Nasdaq | 1.747,17 | 1.752,55 | 5,38 | 0,31 | |
S&P 500 | 879,56 | 882,68 | 3,12 | 0,35 | |
Anh | FTSE 100 | 4.140,23 | 4.158,66 | 18,43 | 0,45 |
Đức | DAX | 4.572,65 | 4.630,07 | 57,42 | 1,26 |
Pháp | CAC 40 | 3.009,71 | 3.025,94 | 16,23 | 0,54 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 6.668,14 | 6.748,18 | 80,04 | 1,20 |
Nhật | Nikkei 225 | 9.420,75 | 9.291,06 | 129,69 | 1,38 |
Hồng Kông | Hang Seng | 17.721,07 | 17.790,59 | 69,52 | 0,39 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.431,02 | 1.430,89 | 0,13 | 0,01 |
Singapore | Straits Times | 2.256,98 | 2.307,61 | 47,84 | 2,12 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.080,77 | 3.123,03 | 42,61 | 1,37 |
Ấn Độ | BSE | 13.965,67 | 13.793,84 | 24,69 | 0,18 |
Australia | ASX | 3.766,00 | 3.761,40 | 4,60 | 0,12 |
Việt Nam | VN-Index | 446,79 | 446,40 | 0,39 | 0,09 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |