Phố Wall thấp thỏm đi lên sau 3 phiên tuột dốc
Thị trường chứng khoán Mỹ đi lên trong phiên giao dịch đầu tuần sau khi hạ điểm ba phiên liên tiếp
Thị trường chứng khoán Mỹ đi lên trong phiên giao dịch đầu tuần sau khi hạ điểm ba phiên liên tiếp, nhờ sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn canh cánh nỗi lo nhiều hơn là lạc quan.
Kết thúc ngày 27/6, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 108,98 điểm, tương ứng 0,91%, lên 12.043,56 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 11,65 điểm, tương ứng 0,92%, lên 1.280,10 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 35,39 điểm, tương ứng 1,33%, lên 2.688,28 điểm.
Khoảng 6 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn mức 7,57 tỷ cổ phiếu giao dịch trung bình hàng ngày năm 2011. Trên sàn New York, số cổ phiếu tăng điểm vượt số giảm điểm với tỷ lệ 2/1, tương tự như sàn Nasdaq.
Thị trường đi lên nhờ sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu tài chính ngân hàng, khu vực tăng trưởng yếu nhất từ đầu năm tới nay. Chỉ số S&P tài chính tăng 1,1%. Trong đó, đáng chú ý, cổ phiếu của ngân hàng Bank of America tăng 3,1%, JPMorgan Chase tăng 1%.
Trước đó, cuối tuần trước, giới làm luật ngân hàng toàn cầu ở Basel cho biết, các nhà băng cần nâng vốn 2,5 điểm phần trăm, thay vì 3 điểm phần trăm. Điều này đã mang lại tín hiệu tốt cho khu vực tài chính, từ đó đẩy bật việc mua vào nhóm cổ phiếu này.
Ngoài khu vực tài chính, các nhóm cổ phiếu loại khác vốn có mức giảm điểm mạnh gần đây, cũng đã có phiên tăng điểm ấn tượng trong ngày giao dịch 27/6. Chỉ số S&P công nghệ tăng 1,4% và chỉ số tiêu dùng tự do tăng 1,2%.
Giới đầu tư đang hy vọng Quốc hội Hy Lạp trong tuần này sẽ thông qua chương trình thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt hơn để đổi lấy gói giải cứu tiếp theo. Cuối tuần trước, tín hiệu về khả năng Hy Lạp khó nhận được số tiền cứu trợ đã khiến Phố Wall đổ dốc mạnh.
Trong một động thái nhằm xoa dịu nỗi lo của nhà đầu tư, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cho biết, Chính phủ của ông đã đạt được một thỏa thuận với các ngân hàng Pháp về đảo khoản nợ của Hy Lạp thành trái phiếu mới kỳ hạn 30 năm.
Ngoài ra, thị trường cũng nhận được tín hiệu tốt từ các thông tin kinh tế Mỹ. Theo một báo cáo của Chính phủ Mỹ, chi tiêu dùng trong tháng 5 của nước này đã chậm lại, song sản xuất tại khu vực Trung Tây tăng nhẹ.
Khu vực chứng khoán châu Âu cho kết quả trái chiều trong phiên đầu tuần. Chỉ số FTSE 100 của Anh tiến 0,43%, lên 5.722,34 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 0,31% lên 3.796,55 điểm. Ở chiều ngược lại, chỉ số DAX của Đức hạ 0,19% xuống 7.107,9 điểm.
Tương tự, các thị trường chứng khoán châu Á cũng tăng giảm đan xen. Trong lúc thị trường Trung Quốc tăng 0,44% lên 2.758,23 điểm, hầu hết các thị trường còn lại đều tuột dốc. Đáng chú ý, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm mạnh, tới 1,04%, xuống còn 9.578,31 điểm.
Kết thúc ngày 27/6, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 108,98 điểm, tương ứng 0,91%, lên 12.043,56 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 11,65 điểm, tương ứng 0,92%, lên 1.280,10 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 35,39 điểm, tương ứng 1,33%, lên 2.688,28 điểm.
Khoảng 6 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn mức 7,57 tỷ cổ phiếu giao dịch trung bình hàng ngày năm 2011. Trên sàn New York, số cổ phiếu tăng điểm vượt số giảm điểm với tỷ lệ 2/1, tương tự như sàn Nasdaq.
Thị trường đi lên nhờ sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu tài chính ngân hàng, khu vực tăng trưởng yếu nhất từ đầu năm tới nay. Chỉ số S&P tài chính tăng 1,1%. Trong đó, đáng chú ý, cổ phiếu của ngân hàng Bank of America tăng 3,1%, JPMorgan Chase tăng 1%.
Trước đó, cuối tuần trước, giới làm luật ngân hàng toàn cầu ở Basel cho biết, các nhà băng cần nâng vốn 2,5 điểm phần trăm, thay vì 3 điểm phần trăm. Điều này đã mang lại tín hiệu tốt cho khu vực tài chính, từ đó đẩy bật việc mua vào nhóm cổ phiếu này.
Ngoài khu vực tài chính, các nhóm cổ phiếu loại khác vốn có mức giảm điểm mạnh gần đây, cũng đã có phiên tăng điểm ấn tượng trong ngày giao dịch 27/6. Chỉ số S&P công nghệ tăng 1,4% và chỉ số tiêu dùng tự do tăng 1,2%.
Giới đầu tư đang hy vọng Quốc hội Hy Lạp trong tuần này sẽ thông qua chương trình thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt hơn để đổi lấy gói giải cứu tiếp theo. Cuối tuần trước, tín hiệu về khả năng Hy Lạp khó nhận được số tiền cứu trợ đã khiến Phố Wall đổ dốc mạnh.
Trong một động thái nhằm xoa dịu nỗi lo của nhà đầu tư, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cho biết, Chính phủ của ông đã đạt được một thỏa thuận với các ngân hàng Pháp về đảo khoản nợ của Hy Lạp thành trái phiếu mới kỳ hạn 30 năm.
Ngoài ra, thị trường cũng nhận được tín hiệu tốt từ các thông tin kinh tế Mỹ. Theo một báo cáo của Chính phủ Mỹ, chi tiêu dùng trong tháng 5 của nước này đã chậm lại, song sản xuất tại khu vực Trung Tây tăng nhẹ.
Khu vực chứng khoán châu Âu cho kết quả trái chiều trong phiên đầu tuần. Chỉ số FTSE 100 của Anh tiến 0,43%, lên 5.722,34 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 0,31% lên 3.796,55 điểm. Ở chiều ngược lại, chỉ số DAX của Đức hạ 0,19% xuống 7.107,9 điểm.
Tương tự, các thị trường chứng khoán châu Á cũng tăng giảm đan xen. Trong lúc thị trường Trung Quốc tăng 0,44% lên 2.758,23 điểm, hầu hết các thị trường còn lại đều tuột dốc. Đáng chú ý, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm mạnh, tới 1,04%, xuống còn 9.578,31 điểm.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.934,60 | 12.043,60 | 108,98 | 0,91 |
S&P 500 | 1.268,45 | 1.280,10 | 11,65 | 0,92 | |
Nasdaq | 2.652,89 | 2.688,28 | 35,39 | 1,33 | |
Anh | FTSE 100 | 5.697,72 | 5.722,34 | 24,62 | 0,43 |
Pháp | CAC 40 | 3.784,40 | 3.796,55 | 11,75 | 0,31 |
Đức | DAX | 7.121,38 | 7.107,90 | 13,48 | 0,19 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 9.678,71 | 9.578,31 | 100,40 | 1,04 |
Hồng Kông | Hang Seng | 22.171,90 | 22.041,80 | 130,18 | 0,59 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.746,21 | 2.758,23 | 12,02 | 0,44 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.532,83 | 8.500,16 | 32,67 | 0,38 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 2.090,81 | 2.070,29 | 20,52 | 0,98 |
Singapore | Straits Times | 3.066,85 | 3.048,28 | 18,57 | 0,61 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |