Phố Wall tiếp tục giảm điểm vì tin xấu
Ngày 1/7, chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm điểm phiên thứ ba liên tiếp trong tuần trước nhiều thông tin bất lợi ập tới
Ngày 1/7, chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm điểm phiên thứ ba liên tiếp trong tuần trước nhiều thông tin bất lợi ập tới.
Hôm thứ Năm, Hiệp hội quốc gia các nhà kinh doanh bất động sản Mỹ cho hay, chỉ số đo lường doanh số nhà chờ bán (dựa trên những hợp đồng đã ký) trong tháng 5/2010 đã sụt giảm 30% xuống 77,6 điểm - tỷ lệ giảm này đã vượt mức dự báo giảm 12,5% của giới phân tích đưa ra trước đó. Như vậy, chỉ số này hiện thấp hơn 15,9% so với tháng 5/2009.
Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ cho biết, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 26/6/2010 đã tăng 13.000, lên 472.000 người, từ mức 459.000 trong tuần trước đó. Theo số liệu của Bộ này, tính đến ngày 19/6/2010, số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ là 4,5 triệu.
Cũng trong ngày 1/7, Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) cho biết, chỉ số ISM ngành sản xuất trong tháng 6/2010 đã giảm xuống 56,2 điểm - thấp hơn so với mức dự báo 59 điểm của giới phân tích, từ mức 59,7 điểm trong tháng 5/2010.
Chuyển sang diễn biến thị trường chứng khoán, cả ba chỉ số chính đã giảm điểm khi mở cửa ngày giao dịch và sắc xanh cũng xuất hiện trên bảng điện tử ngay sau đó, nhưng đấy chỉ là những đợt phục hồi mang tính kỹ thuật.
Khi thông tin xấu liên quan đến thị trường nhà ở, ngành sản xuất công nghiệp và số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng, thì thị trường chứng khoán bắt đầu đổ dốc mạnh. Có thời điểm, chỉ số Dow Jones đã giảm 1,46%, S&P 500 mất 1,87% và Nasdaq hạ 2,14%.
Không chỉ có những thông tin xấu trong nước tác động tới Phố Wall, việc Moody's cảnh báo về việc có thể hạ định mức tín nhiệm đối với Tây Ban Nha và sản xuất công nghiệp của Trung Quốc tăng chậm, cũng tác động tiêu cực tới nhà đầu tư trên thị trường.
Ở góc độ phân tích kỹ thuật, thị trường đang rơi vào vùng bán quá mức và nhiều chỉ báo kỹ thuật không ủng hộ cho quyết định mua vào. Các ngưỡng hỗ trợ cho thị trường liên tục bị phá vỡ trong thời gian gần đây và việc xác định đâu là ngưỡng hỗ trợ mạnh của thị trường là điều hết sức khó khăn với nhà đầu tư.
Ngưỡng 9.816 điểm được thiết lập ngày 7/6 đã bị phá vỡ trong phiên ngày 30/6 và trong cả ngày giao dịch 1/7, Dow Jones luôn ở dưới, thậm chí có lúc đã bỏ xa ngưỡng 9.816 điểm. Tương tự, chỉ số S&P 500 đã xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ mạnh 1.040,8 điểm, thậm chí có lúc chỉ số này đã về sát ngưỡng 1.000 điểm.
Diễn biến đáng chú ý nhất trong phiên này chính là sự phục hồi mạnh mẽ của các chỉ số vào cuối phiên khi lượng cầu gom mua gia tăng mạnh mẽ và khối lượng khớp lệnh thành công trên 3 sàn chứng khoán chính đã tăng hơn 20% so với phiên liền trước.
Phiên này, trong chỉ số Dow Jones có 23/30 cổ phiếu giảm điểm, trong đó cổ phiếu Bank of America, GE, JPMorgan, Intel nằm trong nhóm giảm điểm mạnh nhất với biên độ giảm từ 1-2,44%.
Biểu đồ diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ ngày 1/7 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 1/7: chỉ số Dow Jones giảm 41,49 điểm, tương đương -0,42%, chốt ở mức 9.732,53. Chỉ số Nasdaq hạ 7,88 điểm, tương ứng -0,37%, chốt ở mức 2.101,36. Chỉ số S&P 500 mất 3,34 điểm, tương đương -0,32%, chốt ở mức 1.027,37.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York, American Stock Exchange và Nasdaq đạt 11,65 tỷ cổ phiếu, tăng hơn 20% so với phiên trước đó. Trên sàn New York, thị trường có 1.839 cổ phiếu giảm điểm và có 1.202 cổ phiếu tăng điểm.
Hôm thứ Năm, Hiệp hội quốc gia các nhà kinh doanh bất động sản Mỹ cho hay, chỉ số đo lường doanh số nhà chờ bán (dựa trên những hợp đồng đã ký) trong tháng 5/2010 đã sụt giảm 30% xuống 77,6 điểm - tỷ lệ giảm này đã vượt mức dự báo giảm 12,5% của giới phân tích đưa ra trước đó. Như vậy, chỉ số này hiện thấp hơn 15,9% so với tháng 5/2009.
Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ cho biết, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 26/6/2010 đã tăng 13.000, lên 472.000 người, từ mức 459.000 trong tuần trước đó. Theo số liệu của Bộ này, tính đến ngày 19/6/2010, số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ là 4,5 triệu.
Cũng trong ngày 1/7, Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) cho biết, chỉ số ISM ngành sản xuất trong tháng 6/2010 đã giảm xuống 56,2 điểm - thấp hơn so với mức dự báo 59 điểm của giới phân tích, từ mức 59,7 điểm trong tháng 5/2010.
Chuyển sang diễn biến thị trường chứng khoán, cả ba chỉ số chính đã giảm điểm khi mở cửa ngày giao dịch và sắc xanh cũng xuất hiện trên bảng điện tử ngay sau đó, nhưng đấy chỉ là những đợt phục hồi mang tính kỹ thuật.
Khi thông tin xấu liên quan đến thị trường nhà ở, ngành sản xuất công nghiệp và số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng, thì thị trường chứng khoán bắt đầu đổ dốc mạnh. Có thời điểm, chỉ số Dow Jones đã giảm 1,46%, S&P 500 mất 1,87% và Nasdaq hạ 2,14%.
Không chỉ có những thông tin xấu trong nước tác động tới Phố Wall, việc Moody's cảnh báo về việc có thể hạ định mức tín nhiệm đối với Tây Ban Nha và sản xuất công nghiệp của Trung Quốc tăng chậm, cũng tác động tiêu cực tới nhà đầu tư trên thị trường.
Ở góc độ phân tích kỹ thuật, thị trường đang rơi vào vùng bán quá mức và nhiều chỉ báo kỹ thuật không ủng hộ cho quyết định mua vào. Các ngưỡng hỗ trợ cho thị trường liên tục bị phá vỡ trong thời gian gần đây và việc xác định đâu là ngưỡng hỗ trợ mạnh của thị trường là điều hết sức khó khăn với nhà đầu tư.
Ngưỡng 9.816 điểm được thiết lập ngày 7/6 đã bị phá vỡ trong phiên ngày 30/6 và trong cả ngày giao dịch 1/7, Dow Jones luôn ở dưới, thậm chí có lúc đã bỏ xa ngưỡng 9.816 điểm. Tương tự, chỉ số S&P 500 đã xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ mạnh 1.040,8 điểm, thậm chí có lúc chỉ số này đã về sát ngưỡng 1.000 điểm.
Diễn biến đáng chú ý nhất trong phiên này chính là sự phục hồi mạnh mẽ của các chỉ số vào cuối phiên khi lượng cầu gom mua gia tăng mạnh mẽ và khối lượng khớp lệnh thành công trên 3 sàn chứng khoán chính đã tăng hơn 20% so với phiên liền trước.
Phiên này, trong chỉ số Dow Jones có 23/30 cổ phiếu giảm điểm, trong đó cổ phiếu Bank of America, GE, JPMorgan, Intel nằm trong nhóm giảm điểm mạnh nhất với biên độ giảm từ 1-2,44%.
Biểu đồ diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ ngày 1/7 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 1/7: chỉ số Dow Jones giảm 41,49 điểm, tương đương -0,42%, chốt ở mức 9.732,53. Chỉ số Nasdaq hạ 7,88 điểm, tương ứng -0,37%, chốt ở mức 2.101,36. Chỉ số S&P 500 mất 3,34 điểm, tương đương -0,32%, chốt ở mức 1.027,37.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York, American Stock Exchange và Nasdaq đạt 11,65 tỷ cổ phiếu, tăng hơn 20% so với phiên trước đó. Trên sàn New York, thị trường có 1.839 cổ phiếu giảm điểm và có 1.202 cổ phiếu tăng điểm.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 9.774,02 | 9.732,53 | 41,49 | 0,42 |
Nasdaq | 2.109,24 | 2.101,36 | 7,88 | 0,37 | |
S&P 500 | 1.030,71 | 1.027,37 | 3,34 | 0,32 | |
Anh | FTSE 100 | 4.916,87 | 4.805,75 | 111,12 | 2,26 |
Đức | DAX | 5.965,52 | 5.857,43 | 108,09 | 1,81 |
Pháp | CAC 40 | 3.442,89 | 3.339,90 | 102,99 | 2,99 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.329,37 | 7.254,06 | 75,31 | 1,03 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 9.382,64 | 9.191,60 | 191,04 | 2,04 |
Hồng Kông | Hang Seng | 20.128,99 | 20.128,99 | 119,91 | 0,59 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.698,29 | 1.686,24 | 12,05 | 0,71 |
Singapore | Straits Times | 2.835,51 | 2.820,35 | 15,16 | 0,53 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.398,37 | 2.373,79 | 24,58 | 1,02 |
Ấn Độ | BSE | 17.700,90 | 17.509,33 | 1,08 | |
Australia | ASX | 4.324,80 | 4.262,70 | 62,10 | 1,44 |
Việt Nam | VN-Index | 507,14 | 504,02 | 3,12 | 0,62 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, |