Phòng chống AIDS: Chính phủ và doanh nghiệp cần hợp tác
Bênh nhân HIV ở các nước đang phát triển phải bỏ tiền túi của mình trong cuộc vật lộn để kéo dài sự sống
Ngân sách dành cho y tế thường hạn chế tại các nước đang phát triển và những người nhiễm HIV buộc phải bỏ tiền túi của mình trong cuộc vật lộn để kéo dài sự sống trong cuộc chiến với căn bệnh thế kỷ này.
“Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi người dân tại các nước kém phát triển hơn Australia mong muốn có những cách tiếp cận toàn diện đến các loại thuốc, đặc biệt là thuốc điều trị HIV/AIDS,” ông Andrew Hewett, Giám đốc điều hành Oxpham Australia, đã phát biểu như vậy khi hội nghị toàn cầu của Cộng đồng phòng chống AIDS quốc tế (International AIDS Society - IAS) lần thứ 4 đang diễn ra tại Sydney từ 22-25 tháng 7 năm 2007.
Ông cho rằng chi phí cho việc điều trị cần phải được coi là vấn đề lớn trong việc phân phối thuốc và chăm sóc những người đang sống chung với HIV và AIDS. Nhưng các công ty lớn trên thế giới lại đang tìm mọi cách để ngăn chặn các nước đang phát triển giảm giá cho các loại thuốc đắt tiền này, đơn giản vì họ đã đặt vấn đề lợi nhuận lên trên sự sống còn của những người nhiễm bệnh.
Thái Lan đi đầu trong cuộc chiến hạ giá thuốc
Ông Andrew đã lấy Thái Lan làm một tấm gương điển hình trong khu vực về mâu thuẫn giữa các công ty dược phẩm và chính phủ các nước. Trước khi các Chính phủ phương Tây, các ngôi sao âm nhạc và các doanh nghiệp thực hiện các chiến dịch nhằm kêu gọi quyền cho người nhiễm bệnh được tiếp cận toàn diện trong vấn đề điều trị, Thái Lan đã điều trị cho hàng ngàn người, thực hiện các chương trình giáo dục và phòng chống căn bệnh này một cách rầm rộ.
80.000 người Thái, chủ yếu là người nghèo, có thể sống đến ngày hôm nay là nhờ sự điều trị do Chính phủ Thái tài trợ. Đáng tiếc là điều này không thể kéo dài khi các công ty dược quyết định tăng giá các loại thuốc điều trị ARV, và những người nghèo không thể chịu đựng mức giá mới.
Trong cuộc chiến không khoan nhượng giữa một bên là chấp nhận việc tăng giá và một bên là tiếp tục theo đuổi chính sách nhân đạo để không một người nghèo nào mất khả năng tiếp cận với thuốc men bằng cách ban hành giấy phép bắt buộc cho việc nhập khẩu hoặc sản xuất một phiên bản thuốc tương tự, Thái Lan đã chọn cách thứ hai. Sự phản ứng dữ dội của các công ty dược phẩm đa quốc gia đã diễn ra.
Abbot Pharmaceutical xóa sổ 7 loại thuốc khỏi thị trường Thái Lan. Không dừng lại ở đó, ngành công nghiệp dược phẩm Mỹ đã vận động chính phủ Mỹ ép Thái Lan phải “đầu hàng”. Kết quả là Chính phủ Mỹ đã đưa nước này vào danh sách “bị truy nã” dành cho những người vi phạm về sở hữu trí tuệ.
Bất chấp việc có thể bị áp dụng những cấm vận thương mại của Mỹ, Thái Lan vẫn kiên định với lựa chọn của mình. Abbot sau đó đã giảm hơn 50% giá của Kaletra, một trong 7 loại bị xóa sổ trên thị trường Thái Lan trên toàn thế giới và hiện tại Thái Lan có thể sản xuất phiên bản của loại thuốc này với giá rẻ hơn nhiều.
Sự cạnh tranh của các hãng dược phẩm trong việc sản xuất các loại dược phẩm điều trị HIV/AIDS đã làm cho giá các loại thuốc dòng 1 giảm khoảng 90%.
Hiện nay các công ty của Ấn Độ cung cấp phần lớn thuốc ARV trên toàn thế giới. 80% thuốc được sử dụng trong các chương trình của tổ chức UNAIDS để điều trị cho hơn 1 triệu bệnh nhân AIDS được sản xuất tại Ấn Độ.
Trên thế giới đang có 40 triệu người sống chung với HIV và 8,6 triệu trong số đó sống tại các nước châu Á - Thái Bình Dương.
Cần nhiều hơn nữa nguồn tài chính để phòng HIV
Được thành lập năm 1988, IAS là tổ chức độc lập hàng đầu trên thế giới chuyên về HIV với hơn 10.000 thành viên tại 171 quốc gia. Hội nghị của IAS được tổ chức hai năm một lần, nhấn mạnh các vấn đề khoa học và y khoa liên quan đến HIV.
Việc lần đầu tiên khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tổ chức hội nghị của IAS đã cho thấy khu vực này là một mặt trận quan trọng trong cuộc chiến toàn cầu nhằm kiểm soát HIV/AIDS.
Theo ông Bill Bowtell, Giám đốc dự án phòng chống HIV/AIDS tại Viện Lowy, Australia, việc lặp lại đại dịch HIV/AIDS của tiểu vùng Sahara châu Phi, nơi có 25% dân số nhiễm HIV, trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương là một viễn cảnh khủng khiếp.
Trong khi một vài nước trong khu vực, bao gồm Papua New Guinea, đang phải lo lắng về tỷ lệ nhiễm HIV cao (1,8%), tỷ lệ người trưởng thành nhiễm HIV trong cả khu vực là 0,6% ở Nam và Đông Nam châu Á, 0,4% ở châu Đại Dương và 0,1% ở Đông Á.
Ông cũng cho rằng, bây giờ vẫn còn kịp để ngăn chặn viễn cảnh tồi tệ nói trên. Những biện pháp quản lý sai lầm vào những năm đầu tiên phát hiện ra AIDS đã dẫn đến cái chết cho 20 triệu người trên toàn thế giới và con số 40 triệu người nhiễm HIV hiện nay.
Những nỗ lực đáng kể đã được nhìn nhận trong cuộc chiến chống HIV/AIDS. Sự hỗ trợ về tài chính và những ý tưởng cũng được thực hiện.
Tại hội nghị cấp bộ trưởng, Chính phủ Úc cam kết sẽ hỗ trợ thêm 400 triệu Đôla Úc (354 triệu Đôla Mỹ) cho cuộc chiến chống lại HIV/AIDS tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong việc kìm hãm sự lan rộng của căn bệnh này từ nay đến năm 2015.
Khoản tiền sẽ được Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Úc sử dụng cho các chương trình giáo dục và phát bao cao su. Đây là khoản bổ sung cho quỹ 600 triệu đô mà Chính phủ Úc thông báo năm 2006.
Tổng thống Mỹ George W.Bush đã cam kết rằng nước Mỹ sẽ đóng góp 30 tỷ Đô la Mỹ vào việc chăm sóc, điều trị và phòng chống HIV/AIDS.
Bất chấp những nỗ lực nói trên, nguồn tài chính cho việc nghiên cứu, chăm sóc, điều trị và phòng chống AIDS vẫn thấp hơn nhu cầu rất nhiều.
“Việc kiểm soát đại dịch HIV/AIDS trên phương diện kinh tế cũng có tầm quan trọng như trên phương diện đạo đức. Thế giới sẽ không có đủ nguồn tài lực và khả năng để đương đầu với khả năng bùng nổ gấp đôi của đại dịch trong thập kỷ tới. Bài học mà Hội nghị Sydney đưa ra lần này vẫn là phòng chống còn hơn là điều trị HIV/AIDS” đó là kết luận của ông Bill Bowtell.
“Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi người dân tại các nước kém phát triển hơn Australia mong muốn có những cách tiếp cận toàn diện đến các loại thuốc, đặc biệt là thuốc điều trị HIV/AIDS,” ông Andrew Hewett, Giám đốc điều hành Oxpham Australia, đã phát biểu như vậy khi hội nghị toàn cầu của Cộng đồng phòng chống AIDS quốc tế (International AIDS Society - IAS) lần thứ 4 đang diễn ra tại Sydney từ 22-25 tháng 7 năm 2007.
Ông cho rằng chi phí cho việc điều trị cần phải được coi là vấn đề lớn trong việc phân phối thuốc và chăm sóc những người đang sống chung với HIV và AIDS. Nhưng các công ty lớn trên thế giới lại đang tìm mọi cách để ngăn chặn các nước đang phát triển giảm giá cho các loại thuốc đắt tiền này, đơn giản vì họ đã đặt vấn đề lợi nhuận lên trên sự sống còn của những người nhiễm bệnh.
Thái Lan đi đầu trong cuộc chiến hạ giá thuốc
Ông Andrew đã lấy Thái Lan làm một tấm gương điển hình trong khu vực về mâu thuẫn giữa các công ty dược phẩm và chính phủ các nước. Trước khi các Chính phủ phương Tây, các ngôi sao âm nhạc và các doanh nghiệp thực hiện các chiến dịch nhằm kêu gọi quyền cho người nhiễm bệnh được tiếp cận toàn diện trong vấn đề điều trị, Thái Lan đã điều trị cho hàng ngàn người, thực hiện các chương trình giáo dục và phòng chống căn bệnh này một cách rầm rộ.
80.000 người Thái, chủ yếu là người nghèo, có thể sống đến ngày hôm nay là nhờ sự điều trị do Chính phủ Thái tài trợ. Đáng tiếc là điều này không thể kéo dài khi các công ty dược quyết định tăng giá các loại thuốc điều trị ARV, và những người nghèo không thể chịu đựng mức giá mới.
Trong cuộc chiến không khoan nhượng giữa một bên là chấp nhận việc tăng giá và một bên là tiếp tục theo đuổi chính sách nhân đạo để không một người nghèo nào mất khả năng tiếp cận với thuốc men bằng cách ban hành giấy phép bắt buộc cho việc nhập khẩu hoặc sản xuất một phiên bản thuốc tương tự, Thái Lan đã chọn cách thứ hai. Sự phản ứng dữ dội của các công ty dược phẩm đa quốc gia đã diễn ra.
Abbot Pharmaceutical xóa sổ 7 loại thuốc khỏi thị trường Thái Lan. Không dừng lại ở đó, ngành công nghiệp dược phẩm Mỹ đã vận động chính phủ Mỹ ép Thái Lan phải “đầu hàng”. Kết quả là Chính phủ Mỹ đã đưa nước này vào danh sách “bị truy nã” dành cho những người vi phạm về sở hữu trí tuệ.
Bất chấp việc có thể bị áp dụng những cấm vận thương mại của Mỹ, Thái Lan vẫn kiên định với lựa chọn của mình. Abbot sau đó đã giảm hơn 50% giá của Kaletra, một trong 7 loại bị xóa sổ trên thị trường Thái Lan trên toàn thế giới và hiện tại Thái Lan có thể sản xuất phiên bản của loại thuốc này với giá rẻ hơn nhiều.
Sự cạnh tranh của các hãng dược phẩm trong việc sản xuất các loại dược phẩm điều trị HIV/AIDS đã làm cho giá các loại thuốc dòng 1 giảm khoảng 90%.
Hiện nay các công ty của Ấn Độ cung cấp phần lớn thuốc ARV trên toàn thế giới. 80% thuốc được sử dụng trong các chương trình của tổ chức UNAIDS để điều trị cho hơn 1 triệu bệnh nhân AIDS được sản xuất tại Ấn Độ.
Trên thế giới đang có 40 triệu người sống chung với HIV và 8,6 triệu trong số đó sống tại các nước châu Á - Thái Bình Dương.
Cần nhiều hơn nữa nguồn tài chính để phòng HIV
Được thành lập năm 1988, IAS là tổ chức độc lập hàng đầu trên thế giới chuyên về HIV với hơn 10.000 thành viên tại 171 quốc gia. Hội nghị của IAS được tổ chức hai năm một lần, nhấn mạnh các vấn đề khoa học và y khoa liên quan đến HIV.
Việc lần đầu tiên khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tổ chức hội nghị của IAS đã cho thấy khu vực này là một mặt trận quan trọng trong cuộc chiến toàn cầu nhằm kiểm soát HIV/AIDS.
Theo ông Bill Bowtell, Giám đốc dự án phòng chống HIV/AIDS tại Viện Lowy, Australia, việc lặp lại đại dịch HIV/AIDS của tiểu vùng Sahara châu Phi, nơi có 25% dân số nhiễm HIV, trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương là một viễn cảnh khủng khiếp.
Trong khi một vài nước trong khu vực, bao gồm Papua New Guinea, đang phải lo lắng về tỷ lệ nhiễm HIV cao (1,8%), tỷ lệ người trưởng thành nhiễm HIV trong cả khu vực là 0,6% ở Nam và Đông Nam châu Á, 0,4% ở châu Đại Dương và 0,1% ở Đông Á.
Ông cũng cho rằng, bây giờ vẫn còn kịp để ngăn chặn viễn cảnh tồi tệ nói trên. Những biện pháp quản lý sai lầm vào những năm đầu tiên phát hiện ra AIDS đã dẫn đến cái chết cho 20 triệu người trên toàn thế giới và con số 40 triệu người nhiễm HIV hiện nay.
Những nỗ lực đáng kể đã được nhìn nhận trong cuộc chiến chống HIV/AIDS. Sự hỗ trợ về tài chính và những ý tưởng cũng được thực hiện.
Tại hội nghị cấp bộ trưởng, Chính phủ Úc cam kết sẽ hỗ trợ thêm 400 triệu Đôla Úc (354 triệu Đôla Mỹ) cho cuộc chiến chống lại HIV/AIDS tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong việc kìm hãm sự lan rộng của căn bệnh này từ nay đến năm 2015.
Khoản tiền sẽ được Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Úc sử dụng cho các chương trình giáo dục và phát bao cao su. Đây là khoản bổ sung cho quỹ 600 triệu đô mà Chính phủ Úc thông báo năm 2006.
Tổng thống Mỹ George W.Bush đã cam kết rằng nước Mỹ sẽ đóng góp 30 tỷ Đô la Mỹ vào việc chăm sóc, điều trị và phòng chống HIV/AIDS.
Bất chấp những nỗ lực nói trên, nguồn tài chính cho việc nghiên cứu, chăm sóc, điều trị và phòng chống AIDS vẫn thấp hơn nhu cầu rất nhiều.
“Việc kiểm soát đại dịch HIV/AIDS trên phương diện kinh tế cũng có tầm quan trọng như trên phương diện đạo đức. Thế giới sẽ không có đủ nguồn tài lực và khả năng để đương đầu với khả năng bùng nổ gấp đôi của đại dịch trong thập kỷ tới. Bài học mà Hội nghị Sydney đưa ra lần này vẫn là phòng chống còn hơn là điều trị HIV/AIDS” đó là kết luận của ông Bill Bowtell.