07:00 23/04/2024

[Phóng sự ảnh]: Những góc nhìn đa chiều về bức tranh kinh tế quý 1-2024

Song Hoàng - Việt Dũng

Hiện nay nhiều doanh nghiệp lớn đang rất khó khăn, doanh nghiệp nhỏ có thể còn đỡ áp lực hơn. Đề nghị truyền thông cũng như các cơ quan chức năng nhìn nhận khách quan hơn về tình hình kinh tế để có được những giải pháp phù hợp nhất, đó là nhận định của một số chuyên gia kinh tế...

Tọa đàm Kinh tế Việt Nam và Thế giới quý 1-2024 với chủ đề: “Nhận diện kinh tế quý 1-2024: Mở lối cho kinh tế cả năm 2024”
Tọa đàm Kinh tế Việt Nam và Thế giới quý 1-2024 với chủ đề: “Nhận diện kinh tế quý 1-2024: Mở lối cho kinh tế cả năm 2024”

Tại Tọa đàm Kinh tế Việt Nam và Thế giới quý 1-2024 với chủ đề: “Nhận diện kinh tế quý 1-2024: Mở lối cho kinh tế cả năm 2024” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy/ Vietnam Economic Times và Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đồng tổ chức, các chuyên gia kinh tế, nhà quản lý và các doanh nghiệp đưa ra nhiều nhận định đáng chú ý về bức tranh kinh tế trong 3 tháng vừa qua. 

PGS.TS. Vũ Thanh Hương, Phó trưởng khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế (UEB) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng: “Những nền kinh tế phụ thuộc vào chuỗi cung ứng và thị trường Trung Quốc, trong đó có Việt Nam, có thể phải đối mặt với sự giảm sút nhu cầu trong nhiều lĩnh vực từ hóa chất đến điện tử và máy móc. Các công ty và quốc gia có thể phải cân nhắc lại chiến lược kinh doanh và chuỗi cung ứng”.
PGS.TS. Vũ Thanh Hương, Phó trưởng khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế (UEB) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng: “Những nền kinh tế phụ thuộc vào chuỗi cung ứng và thị trường Trung Quốc, trong đó có Việt Nam, có thể phải đối mặt với sự giảm sút nhu cầu trong nhiều lĩnh vực từ hóa chất đến điện tử và máy móc. Các công ty và quốc gia có thể phải cân nhắc lại chiến lược kinh doanh và chuỗi cung ứng”.
Theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, , Chuyên gia, Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, nhìn chung, kinh tế quý 1 của Việt Nam đang phục hồi, tuy nhiên cũng cần khách quan nhìn nhận, sự phục hồi, tăng trưởng này là dựa trên mức nền thấp của năm ngoái. Cụ thể, năm 2023 mức tăng trưởng quý 1 chỉ ở mức 3,32% , đây là mức rất thấp. Nhưng, theo ông Lực, năm nay các động lực tăng trưởng như xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng đang phục hồi khá tích cực. 
Theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, , Chuyên gia, Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, nhìn chung, kinh tế quý 1 của Việt Nam đang phục hồi, tuy nhiên cũng cần khách quan nhìn nhận, sự phục hồi, tăng trưởng này là dựa trên mức nền thấp của năm ngoái. Cụ thể, năm 2023 mức tăng trưởng quý 1 chỉ ở mức 3,32% , đây là mức rất thấp. Nhưng, theo ông Lực, năm nay các động lực tăng trưởng như xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng đang phục hồi khá tích cực. 
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, đưa ra con số so sánh khá thú vị. Trong quý 1-2024, tổng số doanh nghiệp nước ta giảm 14 nghìn doanh nghiệp, bình quân một tháng giảm 4,7 nghìn doanh nghiệp. Sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp rút khỏi thị trường ở hầu hết các lĩnh vực là một biểu hiện rõ ràng cho thấy doanh nghiệp và nền kinh tế đang gặp phải những khó khăn đáng kể và tình trạng này đặt ra nhiều vấn đề về sự ổn định và động lực phát triển của các doanh nghiệp, cũng như cả nền kinh tế trong tương lai.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, đưa ra con số so sánh khá thú vị. Trong quý 1-2024, tổng số doanh nghiệp nước ta giảm 14 nghìn doanh nghiệp, bình quân một tháng giảm 4,7 nghìn doanh nghiệp. Sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp rút khỏi thị trường ở hầu hết các lĩnh vực là một biểu hiện rõ ràng cho thấy doanh nghiệp và nền kinh tế đang gặp phải những khó khăn đáng kể và tình trạng này đặt ra nhiều vấn đề về sự ổn định và động lực phát triển của các doanh nghiệp, cũng như cả nền kinh tế trong tương lai.
 TS. Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, cho rằng, dòng tiền trên thị trường đang "chạy" sang vàng. Dòng tiền, theo ông Hòe sẽ vào vàng rất lớn bởi lợi nhuận tăng cao. Doanh số mua bán vàng của các công ty trong nước trong quý 1 đã và đang rất cao, điều này chứng minh dòng tiền chuyển vào vàng. Hiện nay tiền gửi dài hạn vào ngân hàng đang suy giảm nhưng tiền gửi ngắn hạn đang tăng lên. Ông Hòe cũng đưa ra nhận định, rất có thể từ nay đến cuối năm lãi suất tiền gửi sẽ nhích lên, còn lãi suất tiền vay sẽ có thể biến động ít hơn, và khả năng cũng sẽ nhích lên. 
 TS. Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, cho rằng, dòng tiền trên thị trường đang "chạy" sang vàng. Dòng tiền, theo ông Hòe sẽ vào vàng rất lớn bởi lợi nhuận tăng cao. Doanh số mua bán vàng của các công ty trong nước trong quý 1 đã và đang rất cao, điều này chứng minh dòng tiền chuyển vào vàng. Hiện nay tiền gửi dài hạn vào ngân hàng đang suy giảm nhưng tiền gửi ngắn hạn đang tăng lên. Ông Hòe cũng đưa ra nhận định, rất có thể từ nay đến cuối năm lãi suất tiền gửi sẽ nhích lên, còn lãi suất tiền vay sẽ có thể biến động ít hơn, và khả năng cũng sẽ nhích lên. 
Ông Đào Ngọc Lâm, chuyên gia kinh tế, đưa ra nhận định rằng hiện nay nhiều doanh nghiệp lớn đang rất khó khăn, doanh nghiệp nhỏ có thể còn đỡ khó khăn hơn. Ông Lâm đưa ra đề nghị cần giảm bớt sự lạc quan bởi tình hình thực tế không sáng như kỳ vọng. 
Ông Đào Ngọc Lâm, chuyên gia kinh tế, đưa ra nhận định rằng hiện nay nhiều doanh nghiệp lớn đang rất khó khăn, doanh nghiệp nhỏ có thể còn đỡ khó khăn hơn. Ông Lâm đưa ra đề nghị cần giảm bớt sự lạc quan bởi tình hình thực tế không sáng như kỳ vọng. 
Phát biểu tại tọa đàm, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, chia sẻ, rằng tình hình của doanh nghiệp dệt may trong thời gian vừa qua là rất khó khăn. Yếu tố gây khó khăn nhất theo ông Cẩm chính là về giá, giá các đơn hàng giảm từ 20 tới 50%, dù vậy doanh nghiệp vẫn phải chấp nhận để có việc làm cho người lao động. Thậm chí, có đơn hàng nhưng doanh nghiệp bị lỗ, vẫn phải chấp nhận để giữ chân người lao động. Rất may, từ đầu quý 1-2024 đến nay, tình hình có vẻ khởi sắc hơn. Đơn hàng đã dồi dào hơn nhưng giá vẫn chưa được như mong muốn nhưng đã bắt đầu có xu hướng nhích lên. Hiện doanh nghiệp dệt may không phải đứng trước tình trạng "cái gì cũng nhận" mà đã có thể lựa chọn đơn hàng... 
Phát biểu tại tọa đàm, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, chia sẻ, rằng tình hình của doanh nghiệp dệt may trong thời gian vừa qua là rất khó khăn. Yếu tố gây khó khăn nhất theo ông Cẩm chính là về giá, giá các đơn hàng giảm từ 20 tới 50%, dù vậy doanh nghiệp vẫn phải chấp nhận để có việc làm cho người lao động. Thậm chí, có đơn hàng nhưng doanh nghiệp bị lỗ, vẫn phải chấp nhận để giữ chân người lao động. Rất may, từ đầu quý 1-2024 đến nay, tình hình có vẻ khởi sắc hơn. Đơn hàng đã dồi dào hơn nhưng giá vẫn chưa được như mong muốn nhưng đã bắt đầu có xu hướng nhích lên. Hiện doanh nghiệp dệt may không phải đứng trước tình trạng "cái gì cũng nhận" mà đã có thể lựa chọn đơn hàng... 
Ông Ngô Sỹ Hoài, Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cho biết năm 2023 tình hình với doanh nghiệp gỗ rất u ám, rất xấu. Các doanh nghiệp đã nhận định, chiều hướng đi xuống sẽ còn tiếp diễn và hình đáy sẽ là đáy chữ U, phải vài ba năm mới hồi phục được. 3 tháng đầu năm nay, có vẻ mọi thứ đã nhích lên, mặc dù chưa được như kỳ vọng. 3 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu tăng 23,6%, nhập khẩu tăng 10,3%. Nhìn chung, ngành công nghiệp gỗ, đến thời điểm hiện nay, cần một sự thay đổi về chất. Có cảm giác như truyền thông và các cơ quan quản lý nhà nước đang cung cấp thông tin hơi nặng về thành tích, chưa thực sự phản ánh đúng tình hình của bức tranh. 

Ông Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho rằng để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt, đơn cử như các doanh nghiệp liên quan tới nông nghiệp, thì phải cải thiện năng lực logistict. Để cải thiện được lĩnh vực này, thì không chỉ Chính phủ, các bộ, ban ngành mà các hiệp hội, các doanh nghiệp cũng có vai trò quan trọng. Phải đầu tư bài bản vào hệ sinh thái như kho lạnh, chế biến, vận tải đường sắt, hàng không... 


Ông Nguyễn Vũ Michael, Giám đốc Boeing Việt Nam, chia sẻ rằng ông cảm thấy rất tiếc khi có nhiều doanh nghiệp Mỹ đã tới Việt Nam, các doanh nghiệp này cũng đánh giá rất cao các cơ hội hợp tác, nguồn nhân lực trẻ trung, năng động, nhưng vì nhiều lý do họ đã không ở lại. Đây là điều rất đáng tiếc. Ông Nguyễn Vũ Michael cho rằng, Việt Nam cần hỗ trợ nhiều hơn nữa với doanh nghiệp SME để những doanh nghiệp này tận dụng được thời cơ, tăng cường hợp tác với doanh nghiệp Mỹ. "Không phải doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam họ đều muốn tìm ngay những doanh nghiệp lớn đâu, họ cũng rất cần doanh nghiệp nhỏ và vừa để hợp tác", Giám đốc Boeing Việt Nam khẳng định. 


Các diễn giả và khách mời chụp ảnh lưu niệm sau khi Tọa đàm kết thúc.
Ông Ngô Sỹ Hoài, Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cho biết năm 2023 tình hình với doanh nghiệp gỗ rất u ám, rất xấu. Các doanh nghiệp đã nhận định, chiều hướng đi xuống sẽ còn tiếp diễn và hình đáy sẽ là đáy chữ U, phải vài ba năm mới hồi phục được. 3 tháng đầu năm nay, có vẻ mọi thứ đã nhích lên, mặc dù chưa được như kỳ vọng. 3 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu tăng 23,6%, nhập khẩu tăng 10,3%. Nhìn chung, ngành công nghiệp gỗ, đến thời điểm hiện nay, cần một sự thay đổi về chất. Có cảm giác như truyền thông và các cơ quan quản lý nhà nước đang cung cấp thông tin hơi nặng về thành tích, chưa thực sự phản ánh đúng tình hình của bức tranh. 
Ông Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho rằng để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt, đơn cử như các doanh nghiệp liên quan tới nông nghiệp, thì phải cải thiện năng lực logistict. Để cải thiện được lĩnh vực này, thì không chỉ Chính phủ, các bộ, ban ngành mà các hiệp hội, các doanh nghiệp cũng có vai trò quan trọng. Phải đầu tư bài bản vào hệ sinh thái như kho lạnh, chế biến, vận tải đường sắt, hàng không... 
Ông Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho rằng để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt, đơn cử như các doanh nghiệp liên quan tới nông nghiệp, thì phải cải thiện năng lực logistict. Để cải thiện được lĩnh vực này, thì không chỉ Chính phủ, các bộ, ban ngành mà các hiệp hội, các doanh nghiệp cũng có vai trò quan trọng. Phải đầu tư bài bản vào hệ sinh thái như kho lạnh, chế biến, vận tải đường sắt, hàng không... 
Ông Nguyễn Vũ Michael, Giám đốc Boeing Việt Nam, chia sẻ rằng ông cảm thấy rất tiếc khi có nhiều doanh nghiệp Mỹ đã tới Việt Nam, các doanh nghiệp này cũng đánh giá rất cao các cơ hội hợp tác, nguồn nhân lực trẻ trung, năng động, nhưng vì nhiều lý do họ đã không ở lại. Đây là điều rất đáng tiếc. Ông Nguyễn Vũ Michael cho rằng, Việt Nam cần hỗ trợ nhiều hơn nữa với doanh nghiệp SME để những doanh nghiệp này tận dụng được thời cơ, tăng cường hợp tác với doanh nghiệp Mỹ. "Không phải doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam họ đều muốn tìm ngay những doanh nghiệp lớn đâu, họ cũng rất cần doanh nghiệp nhỏ và vừa để hợp tác", Giám đốc Boeing Việt Nam khẳng định. 
Ông Nguyễn Vũ Michael, Giám đốc Boeing Việt Nam, chia sẻ rằng ông cảm thấy rất tiếc khi có nhiều doanh nghiệp Mỹ đã tới Việt Nam, các doanh nghiệp này cũng đánh giá rất cao các cơ hội hợp tác, nguồn nhân lực trẻ trung, năng động, nhưng vì nhiều lý do họ đã không ở lại. Đây là điều rất đáng tiếc. Ông Nguyễn Vũ Michael cho rằng, Việt Nam cần hỗ trợ nhiều hơn nữa với doanh nghiệp SME để những doanh nghiệp này tận dụng được thời cơ, tăng cường hợp tác với doanh nghiệp Mỹ. "Không phải doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam họ đều muốn tìm ngay những doanh nghiệp lớn đâu, họ cũng rất cần doanh nghiệp nhỏ và vừa để hợp tác", Giám đốc Boeing Việt Nam khẳng định. 
Các diễn giả và khách mời chụp ảnh lưu niệm sau khi Tọa đàm kết thúc.
Các diễn giả và khách mời chụp ảnh lưu niệm sau khi Tọa đàm kết thúc.