13:44 18/03/2019

Phòng thay đồ: những lưu ý khi thiết kế

Lưu Hà

Hiện nay đa số những chiếc tủ quần áo trong phòng ngủ đã được thay bằng không gian phòng thay đồ nhỏ gọn được thiết kế rất thông minh và khoa học.


Chỉ cần một vách ngăn và 1 cánh cửa chúng ta đã hoàn thiện một phòng thay đồ nhỏ chứa đựng tất cả những vật dụng tủ, gương, bàn trang điểm... Không chỉ tạo nên một không gian riêng tư và đặc biệt quyến rũ, phòng thay đồ tách ra độc lập sẽ giúp phòng tắm và phòng ngủ trở nên thoáng rộng, sạch sẽ, thoải mái hơn.Những "căn phòng" tiền thân cho phòng thay đồ ngày nay được xuất hiện lần đầu tiên từ năm 1945. Chúng ban đầu đơn thuần chỉ là một khoảng không gian rộng hơn tủ quần áo truyền thống, được thiết kế ẩn vào phía trong tường của phòng ngủ, với cửa ra vào riêng. Cụm từ "walk-in closet" chính thức được ra đời vào năm 1980 và phòng thay đồ nhanh chóng trở thành một phần tất yếu của ngôi nhà – nơi chúng ta cất giữ những bộ trang phục thường ngày của mình.Diện tích nhỏ thì sao?Nếu bạn có suy nghĩ những ngôi nhà diện tích nhỏ thì không có cách bố trí phòng thay đồ thì đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Chỉ cần 4 – 5m2 thôi, bạn đã có thể bố trí được một căn phòng thay đồ nhỏ xinh và rất tiện nghi với nội thất là 1 chiếc tủ gỗ gắn gương là quá hoàn mĩ rồi.
Phòng thay đồ: những lưu ý khi thiết kế - Ảnh 1.
Phòng thay đồ: những lưu ý khi thiết kế - Ảnh 2.
Với những phòng thay đồ độc lập có thể bố trí từ 5m2 đến 7m2 với những vật dụng nội thất hiện đại chứa cả nhiều đồ cá nhân khác như quần áo giày dép và nhiều phụ kiện cho tất cả các thành viên trong gia đình. Còn với những không gian thay đồ kết hợp với phòng ngủ hoặc phòng tắm thì chỉ cần bố trí khoảng 3 – 4m2 với những vật dụng cần thiết nhất.Với những phòng thay đồ độc lập, có thể sử dụng cửa lùa nhôm kính hoặc gỗ kính công nghiệp, kính mờ… Những phòng kết hợp thì cũng có thể không sử dụng cửa mà chỉ cần các kệ hoặc 1 tấm rèm mềm mại để phân chia không gian mang lại cảm giác riêng tư là được.Trang bị những gì?Walk-in closet của bạn có thể chỉ là "căn phòng" hẹp với giá treo quần áo và ngăn phía trên dành cho những hộp giày. Cũng có thể đó là cả một căn phòng rộng với hàng loạt những tủ quần áo, giày dép với những ngăn kéo riêng dành cho phụ kiện.Có một vài nhân tố để cân nhắc trước khi lao tới cửa hàng nội thất mua về những đồ đạc trang trí quan trọng nhất. Bạn hãy tự đặt ra một vài câu hỏi: Bạn muốn có nhiều không gian rộng rãi hay thích thật nhiều trò vui trong đó? Vấn đề là hãy chọn nội thất và các kệ tủ thích hợp. Và, ngạc nhiên không, điểm quan trọng nhất của cả phòng thay đồ chính là "chiếc ghế nghỉ chân". Chúng là nơi bạn ngồi xuống khi băn khoăn chưa biết nên chọn chiếc áo nào, là nơi bạn vứt lên vài chiếc váy chuẩn bị mang đi ủi, là nơi mấy cô bạn thân có thể ngồi chờ để góp ý cho bạn kiểu trang phục dạ hội đẹp nhất... Và chiếc ghế nghỉ chân ở giữa phòng thay đồ cũng chính là điểm nhấn nổi bật nhất trong không gian chỉ toàn là tủ và kệ.
Phòng thay đồ: những lưu ý khi thiết kế - Ảnh 3.
Phòng thay đồ: những lưu ý khi thiết kế - Ảnh 4.
Hãy nghĩ tới một chiếc gương đặt ở chính giữa căn phòng. Khoảng cách lý tưởng để nhìn thấy mình một cách chính xác nhất là cách gương 1 mét. Để tiết kiệm không gian, bạn có thể đặt gương ở mặt cánh cửa. Cũng nên lợi dụng chiều cao của căn phòng để đặt những giá, kệ trên cao nhằm lưu giữ quần áo đồ đạc.
Phòng thay đồ: những lưu ý khi thiết kế - Ảnh 5.
Phòng thay đồ: những lưu ý khi thiết kế - Ảnh 6.
Để tránh quần áo khỏi bị bạc màu, hãy giữ chúng tránh xa ánh sáng tự nhiên, ánh sáng nhân tạo trong trường hợp này lại khá hoàn hảo cho các món đồ của bạn. Một bí quyết nho nhỏ là hãy để ánh sáng ở giữa các tủ quần áo và bạn chứ đừng bao giờ để đèn ở sau lưng. Điều này sẽ giúp bạn nhìn thấy đúng màu của quần áo, phụ kiện nhất.Một vài lưu ý khácPhòng thay đồ không nhất thiết phải có quá nhiều cửa sổ. Ánh sáng và không khí có thể làm ảnh hưởng đến việc bảo quản. Dễ khiến giảm chất lượng quần áo như bạc màu hay ẩm mốc. Nhất là với những đồ đắt tiền như lông thú, vải lụa,…Với những không gian hẹp, việc bố trí không gian lưu trữ thông minh là rất quan trọng. Bạn có thấy điểm đặc biệt của các phòng thay đồ là không sử dụng tủ kín thông thường mà sử dụng các loại tủ mở giúp bạn quản lý quần áo dễ dàng hơn. Ngoài các hệ thống tủ treo, kệ, ngăn kéo thường gặp thì căn phòng này còn sở hữu tủ giầy giấu gọn trong tường rất thông minh.
Phòng thay đồ: những lưu ý khi thiết kế - Ảnh 7.
Phòng thay đồ: những lưu ý khi thiết kế - Ảnh 8.
Với những phòng thày đồ có diện tích tương đối rộng, một bàn đảo bằng gỗ đặt ở giữa là một ý tưởng hay. Chiếc bàn này có thể tận dụng được diện tích sử dụng khi làm người dùng di chuyển xung quanh đồng thời bàn này cũng chứa thêm được rất nhiều đồ dùng cho chủ nhân