14:06 18/01/2016

Phòng và chống lão suy theo Đông y

PV

Phòng và chống lão suy theo Đông y - Ảnh 1

Nguyên nhân của lão suy sớm Lão suy là trạng thái cơ thể của một người mà các biến đổi do tuổi tác xuất hiện sớm hơn, phát triển nhanh, dẫn đến những “xuống cấp” trầm trọng hơn, so với ở đa số những người khỏe mạnh, cùng mọi lứa tuổi, cùng nhóm dân cư. Y học cổ truyền cho rằng, có rất nhiều yếu tố dẫn đến lão suy, những tựu trung không ngoài 3 yếu tố: tự nhiên, xã hội và cá nhân, trong đó cá nhân giữ vị trí trọng yếu. Tùy theo tính chất, mức độ và thời gian tác động, các yếu tố nói trên cuối cùng đều gây nên tình trạng âm dương mất cân bằng, khí huyết hư suy, công năng tạng phủ bị rối loạn và tinh thần hao tổn, từ đó dẫn đến lão suy sớm và đoản thọ. Cần xác định những yếu tố, những nguyên nhân dẫn đến lão suy sớm, để loại trừ các yếu tố đó. Muốn được vậy phải chuẩn đoán sớm. Phải nghĩ đến lão suy sớm, khi nào tập hợp được những tư liệu sau đây: Hình ảnh tổng hợp (dáng đứng, tướng đi, cách nói, điệu bộ, da, tóc, răng...) già hơn nhiều so với tuổi khai sinh. Tiền sử có nhiều tình huống ảnh hưởng xấu đến sức khỏe (nhiễm độc, nhiễm trùng, thiếu nuôi dưỡng, làm việc quá sức...) trong một thời gian dài. Có sự rối loạn và suy yếu nhanh chóng của các quá trình thích nghi của cơ thể đối với môi trường bên ngoài. Hiện nay đã có nhiều tư liệu thực tế về vai trò của nguy cơ gây ra lão suy sớm sau đây. Thứ nhất là thiếu vận động. Thiếu  vận động là mặt trái của thời đại sản xuất công nghiệp cơ giới hóa, rôbot hóa cao độ. Thiếu vận động kéo dài đem lại một loại hậu quả kéo dài như thừa mỡ (thừa cân), lâu ngày có nguy cơ gây huyết áp cao hoặc nhiễm mỡ xơ mạch và gây teo cơ, giảm khối nạc của cơ thể. Thứ hai là dinh dưỡng hợp lý như thừa về lượng (cung cấp quá nhiều năng lượng), mất cân đối về chất (cung cấp thừa glucides, đặc biệt glucides “ nhanh” như bánh kẹo, cung cấp thừa lipid, đặc biệt thừa mỡ động vật nhưng lại thiếu dầu thực vật. Thừa lipid kiểu này làm tăng sự hình thành các gốc tự do gây oxi hóa trong các tế bào. Cung cấp thừa muối NaCl, thiếu các chất còn tươi, sống như rau cải tươi, trái cây chín, một yếu tố có thể dẫn đến bệnh huyết áp cao. Thứ ba là mắc một số bệnh mạn tính có nhiều ảnh hướng xấu đến các quá trình chuyển hóa dinh dưỡng. Ví dụ bệnh huyết áp cao hoặc bệnh nhiễm mỡ xơ mạch, đái tháo đường hô hấp, bệnh về hệ trạng, các bệnh đường hô hấp, bệnh về tiêu hóa, gan,...Thứ tư là yếu tố rối loạn cảm xúc, stress tái đi tái lại, kéo dài, làm suy yếu rối loạn hoạt động thần kinh, trong đó có ảnh hưởng đến các quá trình dinh dưỡng.

Phòng và chống lão suy theo Đông y - Ảnh 2

Thiếu vận động kéo dài đem lại một loại hậu quả kéo dài

Phòng chống lão suy thế nào? Cổ nhân có câu: “Sinh mệnh tại ngã bất tại thiên”, ý muốn nhấn mạnh vai trò quan trọng của mỗi cá nhân trong việc tự bảo vệ sức khỏe và nâng cao tuổi thọ của chính mình. Vậy để làm chậm quá trình lão suy, theo y học cổ truyền phương đông, cần chú ý những điểm cơ bản sau đây: Đầu tiên, phải chú trọng “phòng” hơn là “chữa”. Nghĩa là muốn sống khỏe, sống lâu thì phải tiến hành các biện pháp có tính chất dự phòng từ khi còn nhỏ, thậm chí ngay từ lúc còn ở trong bụng mẹ, chứ không phải bắt đầu khi đã có tuổi. Điều này hoàn toàn thống nhất với quan điểm của y học hiện đại, bởi lẽ kết quả các nghiên cứu đã cho thấy, trên thực tế quá trình lão hóa bắt đầu rất sớm, ngay từ tuổi 20-30 của đời người. Thứ hai, chú trọng yếu tố tinh thần. Nghĩa là, phải chú ý tạo dựng cho được một đời sống tinh thần ổn định và mạnh khỏe, đủ sức vượt qua mọi biến cố và thử thách của cuộc sống. Tâm phải định, khí phải tĩnh, biết kiềm chế mọi phiền nộ và dục vọng, giữ cho tinh thần luôn thư thái, lạc quan, yêu đời. Thứ ba, việc ăn uống khoa học, điều độ là rất quan trọng. Ăn uống là căn bản để duy trì sự sống nhưng quan trọng là phải biết điều hòa và tiết chế, hay nói cách khác ăn uống phải đầy đủ, cân bằng và đảm bảo vệ sinh, hết sức tránh thiên lệch và vô độ. Thứ tư, không để điều gì là thái quá. Nghĩa là, những điều kiện sinh hoạt thường nhật như nơi ở, nơi làm việc, trang phục, giấc ngủ, sinh hoạt vợ chồng...cần tiện nghi và điều độ. Không nên lao lực, lao tâm, lao phòng một cách thái quá. Có như vậy tinh thần mới thoải mái, khí huyết dễ lưu thông, công năng tạng phủ điều hòa, gân cốt ngày càng cháng kiện...Đó là những yếu tố hết sức quan trọng giúp cho cơ thể “trường sinh bất lão”. Thứ năm, Kinh thường vận động, kiện khang tăng thọ. Nghĩa là phải thường xuyên vận động và luyên tập. Sự sống và sức khỏe con người có quan hệ mật thiết với yếu tố vận động và luyện tập. Tất nhiên để thực hành có hiệu quả vấn đề này cần có hiểu biết đầy đủ và áp dụng phương pháp thích hợp.

Phòng và chống lão suy theo Đông y - Ảnh 3

Thứ sáu, chữa trị bệnh tật phải đúng thời điểm. Nghĩa là phải phát hiện và điều trị bệnh kịp thời và hiệu quả. Thuận theo tuổi tác, cơ thể con người ngày càng suy yếu, khí huyết âm dương, ngũ tạng lục phủ ngày càng nhược thoái, đó là điều kiện thuận lợi cho bệnh tật phát sinh và phát triển. Bởi vậy, muốn sống khỏe, sống lâu thì phải tích cực phát hiện và phóng chống tật bệnh một cách kịp thời và có chất lượng. Tuân thủ đầy đủ những vấn đề nêu trên, suy cho cùng, chính là đã thực hành phép dưỡng sinh trường thọ hết sức độc đáo của y học cổ truyền phương Đông. Vị thuốc từ Củ Mài Củ mài dễ chế biến, dễ tiêu hóa và ngon miệng, có trong nhiều thực đơn bánh trái và món ăn. Củ mài có tên khoa học Dioscorea persimilis Prain et Burill, họ củ nâu (Dioscoreaceae). Cây củ mài mọc nhiều owe các tỉnh miền núi. Rễ củ mài được chế biến làm thuốc trong y học cổ truyền với tên hoài sơn- một vị thuốc  bổ khí kiện tì. Trong rễ củ có tinh bột, chất nhầy, glucose, protein, acid amin, saponin, cholin, sinh tố C...có tác dụng chống lão suy (chống di liệu, ngừa bạc tóc sớm, bổ thận, bổ tỳ),làm giảm đường huyết và tăng lực.

Phòng và chống lão suy theo Đông y - Ảnh 4

Củ mài

Theo Đông y, củ mài vị cam bình, vào phế tỳ thận. Có tác dụng kiện tỳ, ích khí, bổ phế bổ thận, ích tinh sáp niệu. Dùng cho các chứng tỳ hư, phế hư, thận hư với các triệu chứng ăn kém, chậm tiêu, tiêu chảy, gầy còm, mệt mỏi, ho lâu ngày, di tinh liệt dương, tiểu dắt tiểu ít, đới hạ (huyết trắng), đái tháo đường...Liều dùng, cách dùng: 50- 100g ; dưới dạng nấu ninh, bung hầm, om xào, chiên, nướng. Cháo củ mài: Hoài sơn 30g, gạo nếp 50g. Nấu cháo thêm đường trắng, muối ăn tùy ý. Ăn phụ bữa sáng và tối, ăn nóng. Dùng cho trường hợp tì vị hư, tiêu chảy, hội chứng tị mạn tính, hư lao, khí huyết hư, chán ăn khô miệng, khát nước, táo bón. Có thể ăn quanh năm. Cháo củ mài, ý dĩ: Hoài sơn 30g, ý dĩ 30g, hạt sen bỏ tâm 15g, đại táo 10 quả, gạo tẻ 50-100g. Tất cả nấu cháo thêm đường, muối. Ăn khi đói. Dùng cho trường hợp tì vị hư, ăn kém chậm tiêu, trướng bụng, tiêu chảy, mệt mỏi toàn thân. Rượu củ mài: Củ mài 250g, thần khúc 250g. Củ mài thái lát, tất cả ngâm trong một lít rượu. Sau một tuần dùng được. Mỗi lẫn uống 10-20ml. Dùng cho các chứng phong thấp huyễn vững ( đau đầu, chóng mặt...). Một số loại trà giúp chống lão suy Trà linh chi mộc nhĩ: linh chi 6g, mộc nhĩ trắng 6g, mộc nhĩ đen 15g, táo tầu 30g. Cho các vị vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu chín, ăn cái, uống nước. Tác dụng: ích khí bổ máu, hoạt huyết, chữa suy nhược cơ thể. Trà hoa cúc: hoa cúc 6g, lá chè xanh 10 g hãm với nước sôi uống thay trà. Tác dụng: lợi gan, sáng mắt, chữa đau đầu, mắt đỏ sưng đau, tăng huyết áp. Trà mật ong: cho lá chè xanh vào túi vải, buộc lại cho vào cốc, đổ nước sôi rồi hòa một thìa mật ong. Mỗi lần ngậm 30 phút rồi nuốt. Tác dụng: chữa viêm họng, an thần, dưỡng sắc. Trà gừng: lá chè tươi 10g, 10 lát gừng tươi bỏ vỏ, đun sôi uống sau bữa ăn. Tác dụng: làm ra mồ hôi, giải cảm, lợi phổi, ngừng ho, chữa cảm cúm ho nhiều. Trà sơn tra: lấy 10 miếng sơn tra giã nát, đun sôi, chắt lấy một cốc nước hãm với lá chè. Uống thường xuyên sẽ giảm huyết áp, giảm béo giảm mỡ máu, phòng bệnh tim và tăng huyết áp. Trà đường: chè xanh 15g, đường trắng 60g, nước sôi 2 bát, đun kỹ, uống sáng sớm. Tác dụng: lưu thông máu, điều hòa kinh nguyệt, chữa bế kinh.

Phương Hoa