Poroshenko đến Mỹ, Obama lên án Nga “xâm lược” Ukraine
"Để đảm bảo an ninh đất nước, tôi mạnh mẽ yêu cầu Chính phủ Mỹ trao cho Ukraine quy chế đặc biệt về an ninh và quốc phòng"
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 18/9 đã lên án cái mà ông gọi là "cuộc xâm lược" của Nga vào Ukraine, khi ông chào đón người đồng cấp Ukraine Petro Poroshenko tới Nhà Trắng lần đầu tiên.
Theo mạng tin ABC dẫn các nguồn AFP, Reuters, ngồi cạnh ông Petro Poroshenko trong phòng Bầu dục, ông Barack Obama nói, "thật không may, điều mà chúng ta chứng kiến lại là cuộc xâm lược của Nga, đầu tiên là ở Crimea và gần đây nhất là ở các khu vực miền Đông Ukraine".
Người đứng đầu Nhà Trắng cho rằng, những động thái của Nga đã vi phạm chủ quyền của Ukraine và nhằm làm xói mòn những nỗ lực cải cách của người đồng cấp Poroshenko.
Tổng thống Obama đã hoan nghênh ông Poroshenko có quyết định khó khăn khi trao quyền tự trị hạn chế cho miền đông, một phần trong kế hoạch hòa bình đã đạt được với Moscow. "Đó không phải là các đạo luật dễ dàng để Tổng thống Poroshenko thông qua", ông Obama nói.
Người đứng đầu Nhà Trắng nói thêm rằng, Washington và các đối tác sẽ tiếp tục gây sức ép với Nga và hỗ trợ cho những nỗ lực của Ukraine trong việc cải cách nền kinh tế đã bị đảo lộn của nước này.
Đáp lại, ông Poroshenko cho biết, ông mong muốn lệnh ngừng bắn giữa quân đội Ukraine và phiến quân ly khai sẽ được duy trì và dần trở thành hòa bình lâu dài. Ông cũng cảm ơn sự giúp đỡ của Tổng thống Mỹ Obama.
"Cách duy nhất để chúng ta có thể hạ nhiệt tình huống ở khu vực phía đông nước chúng tôi (Ukraine) là tiến trình hòa bình này", ông Poroshenko nói.
Tổng thống Ukraine cũng kêu gọi Nga rút quân khỏi lãnh thổ Ukraine, đóng cửa biên giới không cho binh sỹ và đạn dược tuồn qua, và phóng thích "các con tin" người Ukraine. "Chúng tôi thật sự hy vọng lệnh ngừng bắn này, đã kéo dài 12 ngày, sẽ trở thành hòa bình thực sự", ông nói.
Cũng trong ngày 18/9, phát biểu tại lưỡng viện Quốc hội Mỹ, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã cảnh báo về mối đe dọa đối với "an ninh toàn cầu ở mọi nơi", bắt nguồn từ "cuộc xâm lược" của Nga vào Ukraine.
Nhà lãnh đạo Ukraine đã bàn tới mối đe dọa từ những cuộc chiến tranh ủy nhiệm, chủ nghĩa khủng bố và những phong trào cực đoan. Ông lên tiếng cảnh báo rằng, "nếu như không ngăn chặn những yếu tố này, chúng sẽ vượt qua những đường biên giới của châu Âu và lan khắp toàn cầu".
Tổng thống Porochenko cũng nhấn mạnh rằng, một quân đội hùng mạnh là phải thể hiện được vai trò trong việc thiết lập và bảo vệ nền dân chủ. Vì thế, ông kêu gọi chính quyền Mỹ ưu tiên đảm bảo an ninh cho Ukraine, đặc biệt thông qua việc tăng cường hỗ trợ cho lực lượng quân đội.
"Quân đội Ukraine cần được nhiều sự ủng hộ hơn nữa về chính trị trên khắp thế giới. Họ cần được vũ trang tốt hơn, gồm cả hỗ trợ sát thương, phi sát thương. Để đảm bảo an ninh đất nước, tôi mạnh mẽ yêu cầu Chính phủ Mỹ trao cho Ukraine quy chế đặc biệt về an ninh và quốc phòng".
Chính quyền của Tổng thống Obama cam kết sẽ viện trợ cho Ukraine 53 triệu USD, trong đó, 46 triệu USD để củng cố an ninh trong cuộc chiến với lực lượng ly khai và số còn lại dành cho viện trợ nhân đạo.
Nhà lãnh đạo Ukraine còn cho rằng, việc Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea là một hành động "phản bội" và điều đó đã nhấn chìm châu Âu trong cuộc khủng hoảng an ninh tồi tệ nhất của châu lục này trong vài thập niên qua. Ông tuyên bố Kiev sẽ không dung thứ sự chiếm đóng này.
Trong một diễn biến khác, tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung hôm 18/9 cho biết, trong một cuộc điện đàm hôm 12/9 với người đồng cấp Ukraine, Tổng thống Nga đã tuyên bố có thể đưa quân tới Warsaw, Vilnius và một số thủ đô khác của các nước thuộc Liên minh châu Âu và NATO.
"Nếu muốn, chỉ trong hai ngày tôi có thể đưa quân không chỉ tới Kiev mà còn Riga Vilnius, Tallinn, Warsaw và Bucharest", báo trên trích câu nói được cho là của ông Putin. Tờ báo cho biết, ông Poroshenko đã chuyển cuộc nói chuyện cho Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jose Manuel Barroso.
Tờ báo Đức còn cho biết thêm rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khuyến cáo Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko “không nên quá phụ thuộc" vào Liên minh châu Âu, đồng thời đe dọa là nếu cần, ông có thể tác động và ngăn cản những quyết định ở cấp Hội đồng châu Âu.
Theo mạng tin ABC dẫn các nguồn AFP, Reuters, ngồi cạnh ông Petro Poroshenko trong phòng Bầu dục, ông Barack Obama nói, "thật không may, điều mà chúng ta chứng kiến lại là cuộc xâm lược của Nga, đầu tiên là ở Crimea và gần đây nhất là ở các khu vực miền Đông Ukraine".
Người đứng đầu Nhà Trắng cho rằng, những động thái của Nga đã vi phạm chủ quyền của Ukraine và nhằm làm xói mòn những nỗ lực cải cách của người đồng cấp Poroshenko.
Tổng thống Obama đã hoan nghênh ông Poroshenko có quyết định khó khăn khi trao quyền tự trị hạn chế cho miền đông, một phần trong kế hoạch hòa bình đã đạt được với Moscow. "Đó không phải là các đạo luật dễ dàng để Tổng thống Poroshenko thông qua", ông Obama nói.
Người đứng đầu Nhà Trắng nói thêm rằng, Washington và các đối tác sẽ tiếp tục gây sức ép với Nga và hỗ trợ cho những nỗ lực của Ukraine trong việc cải cách nền kinh tế đã bị đảo lộn của nước này.
Đáp lại, ông Poroshenko cho biết, ông mong muốn lệnh ngừng bắn giữa quân đội Ukraine và phiến quân ly khai sẽ được duy trì và dần trở thành hòa bình lâu dài. Ông cũng cảm ơn sự giúp đỡ của Tổng thống Mỹ Obama.
"Cách duy nhất để chúng ta có thể hạ nhiệt tình huống ở khu vực phía đông nước chúng tôi (Ukraine) là tiến trình hòa bình này", ông Poroshenko nói.
Tổng thống Ukraine cũng kêu gọi Nga rút quân khỏi lãnh thổ Ukraine, đóng cửa biên giới không cho binh sỹ và đạn dược tuồn qua, và phóng thích "các con tin" người Ukraine. "Chúng tôi thật sự hy vọng lệnh ngừng bắn này, đã kéo dài 12 ngày, sẽ trở thành hòa bình thực sự", ông nói.
Cũng trong ngày 18/9, phát biểu tại lưỡng viện Quốc hội Mỹ, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã cảnh báo về mối đe dọa đối với "an ninh toàn cầu ở mọi nơi", bắt nguồn từ "cuộc xâm lược" của Nga vào Ukraine.
Nhà lãnh đạo Ukraine đã bàn tới mối đe dọa từ những cuộc chiến tranh ủy nhiệm, chủ nghĩa khủng bố và những phong trào cực đoan. Ông lên tiếng cảnh báo rằng, "nếu như không ngăn chặn những yếu tố này, chúng sẽ vượt qua những đường biên giới của châu Âu và lan khắp toàn cầu".
Tổng thống Porochenko cũng nhấn mạnh rằng, một quân đội hùng mạnh là phải thể hiện được vai trò trong việc thiết lập và bảo vệ nền dân chủ. Vì thế, ông kêu gọi chính quyền Mỹ ưu tiên đảm bảo an ninh cho Ukraine, đặc biệt thông qua việc tăng cường hỗ trợ cho lực lượng quân đội.
"Quân đội Ukraine cần được nhiều sự ủng hộ hơn nữa về chính trị trên khắp thế giới. Họ cần được vũ trang tốt hơn, gồm cả hỗ trợ sát thương, phi sát thương. Để đảm bảo an ninh đất nước, tôi mạnh mẽ yêu cầu Chính phủ Mỹ trao cho Ukraine quy chế đặc biệt về an ninh và quốc phòng".
Chính quyền của Tổng thống Obama cam kết sẽ viện trợ cho Ukraine 53 triệu USD, trong đó, 46 triệu USD để củng cố an ninh trong cuộc chiến với lực lượng ly khai và số còn lại dành cho viện trợ nhân đạo.
Nhà lãnh đạo Ukraine còn cho rằng, việc Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea là một hành động "phản bội" và điều đó đã nhấn chìm châu Âu trong cuộc khủng hoảng an ninh tồi tệ nhất của châu lục này trong vài thập niên qua. Ông tuyên bố Kiev sẽ không dung thứ sự chiếm đóng này.
Trong một diễn biến khác, tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung hôm 18/9 cho biết, trong một cuộc điện đàm hôm 12/9 với người đồng cấp Ukraine, Tổng thống Nga đã tuyên bố có thể đưa quân tới Warsaw, Vilnius và một số thủ đô khác của các nước thuộc Liên minh châu Âu và NATO.
"Nếu muốn, chỉ trong hai ngày tôi có thể đưa quân không chỉ tới Kiev mà còn Riga Vilnius, Tallinn, Warsaw và Bucharest", báo trên trích câu nói được cho là của ông Putin. Tờ báo cho biết, ông Poroshenko đã chuyển cuộc nói chuyện cho Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jose Manuel Barroso.
Tờ báo Đức còn cho biết thêm rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khuyến cáo Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko “không nên quá phụ thuộc" vào Liên minh châu Âu, đồng thời đe dọa là nếu cần, ông có thể tác động và ngăn cản những quyết định ở cấp Hội đồng châu Âu.