Putin bác cáo buộc tấn công mạng bầu cử Mỹ
Tuần trước, Chính phủ Mỹ chính thức cáo buộc Nga mở một chiến dịch tấn công mạng nhằm “can thiệp vào quy trình bầu cử Tổng thống Mỹ”
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 12/10 tuyên bố nước này không hề dính líu gì đến nỗ lực gây ảnh hưởng đối với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, cho dù trang WikiLeaks mới đây công bố một loạt tài liệu nội bộ nữa từ chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton.
Theo hãng tin Reuters, tuần trước, Chính phủ Mỹ chính thức cáo buộc Nga mở một chiến dịch tấn công mạng (hack) nhằm “can thiệp vào quy trình bầu cử Tổng thống Mỹ”.
Chiến dịch của bà Clinton, ứng cử viên của Đảng Dân chủ, từ lâu đã tố điện Kremlin tìm cách giúp ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 8/11. Hôm thứ Ba tuần này, ông John Podesta, Chủ tịch chiến dịch của bà Clinton, tiếp tục cáo buộc chiến dịch tranh cử của ông Trump thông đồng với Nga.
Đáp trả những cáo buộc trên, trong một loạt sự kiện vận động tranh cử ở bang Florida ngày 12/10, Trump nói ông không liên quan gì đến Tổng thống Putin hay nước Nga. “Tôi hứa với các bạn, tôi không có bất kỳ thỏa thuận làm ăn nào với Nga”, tỷ phú bất động sản nói.
Từ Moscow, Putin nói hack bầu cử Mỹ chẳng mang lại lợi ích gì cho Nga, đồng thời cho rằng tất cả các bên trong cuộc bầu cử ở Mỹ đang lợi dụng những lời cáo buộc nhằm vào Nga để phục vụ cho mục đích của riêng họ.
“Họ gây ra cơn điên loạn này, nói rằng việc hack phục vụ cho lợi ích của Nga. Nhưng việc này chẳng liên quan gì đến lợi ích của Nga”, Putin phát biểu tại một diễn đàn kinh doanh.
Người đứng đầu điện Kremlin cũng nói Chính phủ của ông sẽ làm việc với bất kỳ ai thắng trong cuộc bầu cử ở Mỹ, “dĩ nhiên là nếu nhà lãnh đạo mới của nước Mỹ cũng mong muốn hợp tác với đất nước của chúng tôi”.
WikiLeaks, tổ chức do Julian Assange sáng lập chuyên tung các tài liệu rò rỉ lên mạng Internet, tuần này đã công bố hàng nghìn bức email từ tài khoản email của ông Podesta và không cho biết đã thu thập được số email này bằng cách nào. Tuần trước, WikiLeaks tung nhiều trích đoạn từ các bài phát biểu của bà Clinton dành cho các công ty thuộc ngành tài chính và ngân hàng.
Những tài liệu này bị rò rỉ giữa lúc cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ bước vào giai đoạn nước rút, nên có thể khiến chiến dịch của cựu Ngoại trưởng Mỹ khó xử. Tuy nhiên, trong mấy ngày gần đây, chiến dịch của ông Trump gặp rắc rối lớn vì sự xuất hiện của một đoạn băng video từ năm 2005 trong đó ông có những lời lẽ đầy khiếm nhã về phụ nữ.
Trong quá trình vận động tranh cử, bà Clinton thường xuyên xoáy vào cáo buộc Trump có mối quan hệ thân thiện quá mức với Tổng thống Putin và nước Nga. Bà nói rằng chính sách đối ngoại của Trump có xu hướng ủng hộ các lợi ích của Nga, chẳng hạn việc Trump đặt câu hỏi về vai trò của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong việc bảo vệ Đông Âu, việc Trump không cho rằng quân Nga xâm nhập vào Ukraine, và việc Trump bị cho là ủng hộ hành động của Nga ở Syria.
Lập trường thân mật với Nga của Trump cũng đi ngược lại quan điểm của nhiều thành viên cốt cán của Đảng Cộng hòa. Người đồng tranh cử với Trump, ứng cử viên Phó tổng thống Mike Pence thậm chí đã kêu gọi có cách tiếp cận cứng rắn hơn với Nga.
Gần đây, Trump có giảm bớt phần thân thiện với Putin và Nga, nhưng vẫn nói rằng ông sẽ xích lại gần Nga nếu Nga sẵn sàng giúp Mỹ tiêu diệt tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS).
“Trump là ứng cử viên Tổng thống Mỹ “thân” Nga nhất từ trước đến nay. Rõ ràng, Putin đã nhận thấy cơ hội ‘ngàn năm có một’ để định hướng lại chính sách đối ngoại của Mỹ theo hướng có lợi cho ông ấy bằng cách giúp Trump thắng cử”, ông Max Boot, thành viên cấp cao nhóm nghiên cứu an ninh quốc gia thuộc Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ, nhận định.
Nghị sỹ Nga Vladimir Zhirinovsky, một đồng minh thân cận của Putin, thì nói Trump là người duy nhất có thể làm giảm căng thẳng đầy nguy hiểm trong quan hệ Moscow-Washington, và dự báo chiến tranh hạt nhân sẽ nổ ra giữa hai bên nếu Clinton trở thành Tổng thống Mỹ.
“Mối quan hệ giữa Nga và Mỹ không thể xấu hơn được nữa. Cách duy nhất để mối quan hệ này xấu thêm là chiến tranh nổ ra”, ông Zhirinovsky phát biểu với Reuters.
Theo hãng tin Reuters, tuần trước, Chính phủ Mỹ chính thức cáo buộc Nga mở một chiến dịch tấn công mạng (hack) nhằm “can thiệp vào quy trình bầu cử Tổng thống Mỹ”.
Chiến dịch của bà Clinton, ứng cử viên của Đảng Dân chủ, từ lâu đã tố điện Kremlin tìm cách giúp ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 8/11. Hôm thứ Ba tuần này, ông John Podesta, Chủ tịch chiến dịch của bà Clinton, tiếp tục cáo buộc chiến dịch tranh cử của ông Trump thông đồng với Nga.
Đáp trả những cáo buộc trên, trong một loạt sự kiện vận động tranh cử ở bang Florida ngày 12/10, Trump nói ông không liên quan gì đến Tổng thống Putin hay nước Nga. “Tôi hứa với các bạn, tôi không có bất kỳ thỏa thuận làm ăn nào với Nga”, tỷ phú bất động sản nói.
Từ Moscow, Putin nói hack bầu cử Mỹ chẳng mang lại lợi ích gì cho Nga, đồng thời cho rằng tất cả các bên trong cuộc bầu cử ở Mỹ đang lợi dụng những lời cáo buộc nhằm vào Nga để phục vụ cho mục đích của riêng họ.
“Họ gây ra cơn điên loạn này, nói rằng việc hack phục vụ cho lợi ích của Nga. Nhưng việc này chẳng liên quan gì đến lợi ích của Nga”, Putin phát biểu tại một diễn đàn kinh doanh.
Người đứng đầu điện Kremlin cũng nói Chính phủ của ông sẽ làm việc với bất kỳ ai thắng trong cuộc bầu cử ở Mỹ, “dĩ nhiên là nếu nhà lãnh đạo mới của nước Mỹ cũng mong muốn hợp tác với đất nước của chúng tôi”.
WikiLeaks, tổ chức do Julian Assange sáng lập chuyên tung các tài liệu rò rỉ lên mạng Internet, tuần này đã công bố hàng nghìn bức email từ tài khoản email của ông Podesta và không cho biết đã thu thập được số email này bằng cách nào. Tuần trước, WikiLeaks tung nhiều trích đoạn từ các bài phát biểu của bà Clinton dành cho các công ty thuộc ngành tài chính và ngân hàng.
Những tài liệu này bị rò rỉ giữa lúc cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ bước vào giai đoạn nước rút, nên có thể khiến chiến dịch của cựu Ngoại trưởng Mỹ khó xử. Tuy nhiên, trong mấy ngày gần đây, chiến dịch của ông Trump gặp rắc rối lớn vì sự xuất hiện của một đoạn băng video từ năm 2005 trong đó ông có những lời lẽ đầy khiếm nhã về phụ nữ.
Trong quá trình vận động tranh cử, bà Clinton thường xuyên xoáy vào cáo buộc Trump có mối quan hệ thân thiện quá mức với Tổng thống Putin và nước Nga. Bà nói rằng chính sách đối ngoại của Trump có xu hướng ủng hộ các lợi ích của Nga, chẳng hạn việc Trump đặt câu hỏi về vai trò của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong việc bảo vệ Đông Âu, việc Trump không cho rằng quân Nga xâm nhập vào Ukraine, và việc Trump bị cho là ủng hộ hành động của Nga ở Syria.
Lập trường thân mật với Nga của Trump cũng đi ngược lại quan điểm của nhiều thành viên cốt cán của Đảng Cộng hòa. Người đồng tranh cử với Trump, ứng cử viên Phó tổng thống Mike Pence thậm chí đã kêu gọi có cách tiếp cận cứng rắn hơn với Nga.
Gần đây, Trump có giảm bớt phần thân thiện với Putin và Nga, nhưng vẫn nói rằng ông sẽ xích lại gần Nga nếu Nga sẵn sàng giúp Mỹ tiêu diệt tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS).
“Trump là ứng cử viên Tổng thống Mỹ “thân” Nga nhất từ trước đến nay. Rõ ràng, Putin đã nhận thấy cơ hội ‘ngàn năm có một’ để định hướng lại chính sách đối ngoại của Mỹ theo hướng có lợi cho ông ấy bằng cách giúp Trump thắng cử”, ông Max Boot, thành viên cấp cao nhóm nghiên cứu an ninh quốc gia thuộc Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ, nhận định.
Nghị sỹ Nga Vladimir Zhirinovsky, một đồng minh thân cận của Putin, thì nói Trump là người duy nhất có thể làm giảm căng thẳng đầy nguy hiểm trong quan hệ Moscow-Washington, và dự báo chiến tranh hạt nhân sẽ nổ ra giữa hai bên nếu Clinton trở thành Tổng thống Mỹ.
“Mối quan hệ giữa Nga và Mỹ không thể xấu hơn được nữa. Cách duy nhất để mối quan hệ này xấu thêm là chiến tranh nổ ra”, ông Zhirinovsky phát biểu với Reuters.