Putin ủng hộ Trung Quốc vấn đề biển Đông
Việc Nga thay đổi lập trường trong vấn đề biển Đông từ trung lập sang ủng hộ Trung Quốc có vẻ nhằm một số mục đích
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 5/9 nói rằng việc một cường quốc ngoài khu vực can thiệp vào tranh chấp trên biển Đông sẽ chỉ cản trở việc tìm giải pháp cho vấn đề.
“Cách làm này phản tác dụng”, hãng tin Reuters dẫn lời ông Putin phát biểu tại một cuộc họp báo sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi lớn nhất thế giới (G20) tại Hàng Châu, Trung Quốc.
Nhà lãnh đạo Nga cũng nói rằng Moscow ủng hộ lập trường của Bắc Kinh về phán quyết của tòa án trọng tài ở The Hague, Hà Lan trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về tranh chấp trên biển Đông.
Hồi tháng 7, Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết phủ nhận các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông, đồng thời khẳng định Trung Quốc đã vi phạm các quyền của Philippines trên vùng biển này. Đến nay, Bắc Kinh vẫn một mực phủ nhận phán quyết này.
Theo phân tích của tờ Nikkei Asian Review, việc Nga thay đổi lập trường trong vấn đề biển Đông từ trung lập sang ủng hộ Trung Quốc có vẻ nhằm một số mục đích.
Thứ nhất, Nga muốn gửi một thông điệp tới Washington rằng Mỹ không thể phớt lờ Nga ngay cả khi Mỹ giải quyết các vấn đề ở châu Á. Việc Putin thể hiện mối quan hệ gần gũi với Trung Quốc cũng là một tín hiệu cảnh báo Mỹ không nên mở rộng ảnh hưởng ở các nước Trung Á và các nước Liên Xô cũ vốn được coi là “sân sau” của Nga.
Trước đó, vào hôm Chủ nhật, ông Putin đã có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nội dung chi tiết của cuộc gặp hiện chưa được công bố, nhưng Nikkei cho rằng hai nhà lãnh đạo có thể đã bàn về cuộc tập trận chung Nga-Trung trên biển Đông dự kiến diễn ra từ ngày 12-19/9.
Nga từ lâu đã chỉ trích các hành động quân sự của Mỹ ở nước ngoài, nói rằng đây là sự can thiệp bất hợp pháp của một bên thứ ba. Xét tới điều này, Nikkei cho rằng khó có chuyện Nga sẽ có sự can dự trực tiếp vào tranh chấp trên biển Đông.
Tuy nhiên, chính quyền Putin có thể xem đây như một cơ hội để Nga có thể đạt được những lợi ích kinh tế lớn từ Trung Quốc bằng cách thể hiện sự ủng hộ đối với lập trường của Bắc Kinh. Hiện nay, Trung Quốc đang ngày càng bị cộng đồng quốc tế phản đối nhiều hơn về vấn đề biển Đông.
Trong bối cảnh bị phương Tây trừng phạt liên quan đến cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine, hợp tác kinh tế với Trung Quốc ngày càng có ý nghĩa quan trọng với Nga. Trong cuộc gặp hôm Chủ Nhật với Chủ tịch Trung Quốc, Tổng thống Putin đã kêu gọi tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai nước, trong đó có lời mời gọi Trung Quốc đầu tư nhiều hơn vào Nga.
“Cách làm này phản tác dụng”, hãng tin Reuters dẫn lời ông Putin phát biểu tại một cuộc họp báo sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi lớn nhất thế giới (G20) tại Hàng Châu, Trung Quốc.
Nhà lãnh đạo Nga cũng nói rằng Moscow ủng hộ lập trường của Bắc Kinh về phán quyết của tòa án trọng tài ở The Hague, Hà Lan trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về tranh chấp trên biển Đông.
Hồi tháng 7, Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết phủ nhận các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông, đồng thời khẳng định Trung Quốc đã vi phạm các quyền của Philippines trên vùng biển này. Đến nay, Bắc Kinh vẫn một mực phủ nhận phán quyết này.
Theo phân tích của tờ Nikkei Asian Review, việc Nga thay đổi lập trường trong vấn đề biển Đông từ trung lập sang ủng hộ Trung Quốc có vẻ nhằm một số mục đích.
Thứ nhất, Nga muốn gửi một thông điệp tới Washington rằng Mỹ không thể phớt lờ Nga ngay cả khi Mỹ giải quyết các vấn đề ở châu Á. Việc Putin thể hiện mối quan hệ gần gũi với Trung Quốc cũng là một tín hiệu cảnh báo Mỹ không nên mở rộng ảnh hưởng ở các nước Trung Á và các nước Liên Xô cũ vốn được coi là “sân sau” của Nga.
Trước đó, vào hôm Chủ nhật, ông Putin đã có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nội dung chi tiết của cuộc gặp hiện chưa được công bố, nhưng Nikkei cho rằng hai nhà lãnh đạo có thể đã bàn về cuộc tập trận chung Nga-Trung trên biển Đông dự kiến diễn ra từ ngày 12-19/9.
Nga từ lâu đã chỉ trích các hành động quân sự của Mỹ ở nước ngoài, nói rằng đây là sự can thiệp bất hợp pháp của một bên thứ ba. Xét tới điều này, Nikkei cho rằng khó có chuyện Nga sẽ có sự can dự trực tiếp vào tranh chấp trên biển Đông.
Tuy nhiên, chính quyền Putin có thể xem đây như một cơ hội để Nga có thể đạt được những lợi ích kinh tế lớn từ Trung Quốc bằng cách thể hiện sự ủng hộ đối với lập trường của Bắc Kinh. Hiện nay, Trung Quốc đang ngày càng bị cộng đồng quốc tế phản đối nhiều hơn về vấn đề biển Đông.
Trong bối cảnh bị phương Tây trừng phạt liên quan đến cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine, hợp tác kinh tế với Trung Quốc ngày càng có ý nghĩa quan trọng với Nga. Trong cuộc gặp hôm Chủ Nhật với Chủ tịch Trung Quốc, Tổng thống Putin đã kêu gọi tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai nước, trong đó có lời mời gọi Trung Quốc đầu tư nhiều hơn vào Nga.