PVI hợp tác chiến lược với OIF: Mở cửa vào Trung Đông
Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam ký hợp tác chiến lược với Quỹ đầu tư Oman (OIF)
Ngày 20/5, tại Hà Nội, Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) đã tổ chức lễ ký hợp đồng mua bán cổ phần chiến lược và thỏa thuận hợp tác chiến lược với Quỹ đầu tư Oman (Oman Investment Fund - OIF).
OIF là tổ chức đầu tư do Chính phủ Oman sở hữu, được thành lập năm 2006 theo sắc lệnh của Hoàng gia Oman. Đây là quỹ đầu tư dài hạn tập trung vào các dự án đầu tư trực tiếp theo hình thức đầu tư cổ phần riêng lẻ và bất động sản. Danh mục đầu tư của OIF trên phạm vi toàn cầu rất đa dạng, bao gồm: dịch vụ tài chính, vận tải, công nghiệp, kỹ thuật, năng lượng… Quy mô mỗi thương vụ đầu tư của OIF có thể lên tới 3 tỷ USD.
Trước khi trở thành cổ đông chiến lược của PVI, OIF đã tham gia vào 12 giao dịch lớn, trong đó giao dịch quan trọng nhất là việc mua 30% cổ phần của Dubai Mercantile Exchange (DME) vào tháng 5/2007. Riêng trong năm 2009, OIF đã góp vốn gần 1,2 tỷ USD vào các công ty lớn như Mohtisham Estates (Ấn độ), Hammerson (Anh), Jurys Inns (Ailen), Bection (Úc)…
Lý giải về việc lựa chọn OIF là cổ đông chiến lược, lãnh đạo PVI cho rằng: "OIF có sự tương đồng với PVI trong lĩnh vực năng lượng, vốn là thế mạnh của PVI nên có thể hỗ trợ trong việc quản lý và đánh giá rủi ro. Ngoài ra, OIF là quỹ đầu tư trực tiếp nên rất chú trọng trong việc cùng tham gia quản lý tại các công ty mà họ góp vốn. Với trình độ kỹ thuật công nghệ cao và quan hệ rộng với các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, OIF sẽ hỗ trợ PVI trong việc quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh theo những chuẩn mực quốc tế".
Về phía mình, đối tác OIF chắc hẳn cũng đã nhìn thấy những lợi thế riêng mà PVI có được.
Với số vốn khiêm tốn ban đầu chỉ có 22 tỷ đồng cùng nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho các dự án, công trình dầu khí, đặc biệt là các dự án của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) tại nước ngoài, PVI hiện đã trở thành nhà bảo hiểm công nghiệp số 1 tại Việt Nam với số vốn điều lệ lên tới 1.600 tỷ đồng. Hiện tại, với lợi thế là đơn vị trực thuộc Petro Vietnam, thị phần bảo hiểm trong lĩnh vực bảo hiểm năng lượng của PVI đang chiếm gần như 100% toàn thị trường bảo hiểm trong nước.
PVI là đơn vị bảo hiểm cho nhiều dự án trọng điểm quốc gia có giá trị hàng tỷ USD như: dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, dự án cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau… Tính đến hết quý 1/2010, PVI chiếm hơn 22% thị phần phi nhân thọ Việt Nam, ngày càng rút ngắn với đơn vị đứng đầu là Bảo Việt (hơn 23% thị phần).
Bên cạnh đó, PVI cũng là đơn vị duy nhất của Việt Nam tính đến thời điểm này đã xuất khẩu các sản phẩm bảo hiểm ra nước ngoài.
Từ vị trí một công ty bảo hiểm nội bộ chưa có thương hiệu, kinh nghiệm và thị phần trên thị trường bảo hiểm, PVI đã liên tục tăng trưởng với tốc độ bình quân 30%/năm, đứng đầu về mức tăng trưởng trên toàn thị trường, đứng thứ nhì về thị phần trong số 28 công ty bảo hiểm phi nhân thọ và dẫn đầu ở các lĩnh vực bảo hiểm năng lượng, hàng hải, tài sản và kỹ thuật.
Thời gian qua, hàng loạt các hợp đồng bảo hiểm tầm cỡ đã được PVI ký kết thành công, như hợp đồng tái bảo hiểm cố định ngoài khơi tại thị trường Lloyd’s (off-shore facility) với giới hạn trách nhiệm lên đến 450 triệu USD, hợp đồng tái bảo hiểm mở cho các tài sản, công trình trên bờ (on-shore facility) với giới hạn trách nhiệm 1,54 tỷ USD, hợp đồng hợp tác toàn diện với Xí nghiệp Liên doanh Vietsopetro (VSP) với hạn mức trách nhiệm có thể lên tới 10 tỷ USD/3 năm, hay như việc thu xếp bảo hiểm trong lĩnh vực năng lượng với Sogaz - nhà bảo hiểm lớn thứ hai trên thị trường Nga.
Gần đây nhất, PVI đã trở thành công ty đầu tiên và duy nhất hiện nay tại Việt Nam đạt xếp hạng năng lực tài chính B+ từ tổ chức đánh giá tín nhiệm hàng đầu thế giới A.M. Best.
Theo ông Bùi Vạn Thuận, Tổng giám đốc PVI, sự hợp tác này mang lại rất nhiều thuận lợi cho cả hai bên, bởi trước đó, Petro Vietnam và Công ty Dầu khí Oman đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác. Theo đó, hai bên sẽ hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí tại hai nước và ở các nước thứ 3; hợp tác trong lĩnh vực dầu khí cũng như lĩnh vực khác mà hai bên cùng quan tâm.
"Hợp tác với OIF, PVI không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của Petro Vietnam tại Oman cũng như triển khai cung cấp các sản phẩm dịch vụ tại thị trường này trong thời gian tới, mà còn tạo tiền đề mở toang cánh cửa vào thị trường Trung Đông đầy tiềm năng - kinh đô của dầu lửa", ông Thuận nói.
* Năm 2009, doanh thu của PVI đạt 3.566 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 220 tỷ đồng, tỷ lệ chia cổ tức dự 12% vốn điều lệ vượt xấp xỉ 20% các chỉ tiêu kế hoạch năm, nộp ngân sách nhà nước 236,60 tỷ đồng tăng 60% so với năm trước. Đại hội đồng cổ đông PVI đã thông qua kế hoạch cho năm 2010 với doanh thu 4.028 tỷ đồng, lợi nhuận 330 tỷ đồng và tỷ lệ chia cổ tức 15% vốn điều lệ.
OIF là tổ chức đầu tư do Chính phủ Oman sở hữu, được thành lập năm 2006 theo sắc lệnh của Hoàng gia Oman. Đây là quỹ đầu tư dài hạn tập trung vào các dự án đầu tư trực tiếp theo hình thức đầu tư cổ phần riêng lẻ và bất động sản. Danh mục đầu tư của OIF trên phạm vi toàn cầu rất đa dạng, bao gồm: dịch vụ tài chính, vận tải, công nghiệp, kỹ thuật, năng lượng… Quy mô mỗi thương vụ đầu tư của OIF có thể lên tới 3 tỷ USD.
Trước khi trở thành cổ đông chiến lược của PVI, OIF đã tham gia vào 12 giao dịch lớn, trong đó giao dịch quan trọng nhất là việc mua 30% cổ phần của Dubai Mercantile Exchange (DME) vào tháng 5/2007. Riêng trong năm 2009, OIF đã góp vốn gần 1,2 tỷ USD vào các công ty lớn như Mohtisham Estates (Ấn độ), Hammerson (Anh), Jurys Inns (Ailen), Bection (Úc)…
Lý giải về việc lựa chọn OIF là cổ đông chiến lược, lãnh đạo PVI cho rằng: "OIF có sự tương đồng với PVI trong lĩnh vực năng lượng, vốn là thế mạnh của PVI nên có thể hỗ trợ trong việc quản lý và đánh giá rủi ro. Ngoài ra, OIF là quỹ đầu tư trực tiếp nên rất chú trọng trong việc cùng tham gia quản lý tại các công ty mà họ góp vốn. Với trình độ kỹ thuật công nghệ cao và quan hệ rộng với các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, OIF sẽ hỗ trợ PVI trong việc quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh theo những chuẩn mực quốc tế".
Về phía mình, đối tác OIF chắc hẳn cũng đã nhìn thấy những lợi thế riêng mà PVI có được.
Với số vốn khiêm tốn ban đầu chỉ có 22 tỷ đồng cùng nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho các dự án, công trình dầu khí, đặc biệt là các dự án của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) tại nước ngoài, PVI hiện đã trở thành nhà bảo hiểm công nghiệp số 1 tại Việt Nam với số vốn điều lệ lên tới 1.600 tỷ đồng. Hiện tại, với lợi thế là đơn vị trực thuộc Petro Vietnam, thị phần bảo hiểm trong lĩnh vực bảo hiểm năng lượng của PVI đang chiếm gần như 100% toàn thị trường bảo hiểm trong nước.
PVI là đơn vị bảo hiểm cho nhiều dự án trọng điểm quốc gia có giá trị hàng tỷ USD như: dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, dự án cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau… Tính đến hết quý 1/2010, PVI chiếm hơn 22% thị phần phi nhân thọ Việt Nam, ngày càng rút ngắn với đơn vị đứng đầu là Bảo Việt (hơn 23% thị phần).
Bên cạnh đó, PVI cũng là đơn vị duy nhất của Việt Nam tính đến thời điểm này đã xuất khẩu các sản phẩm bảo hiểm ra nước ngoài.
Từ vị trí một công ty bảo hiểm nội bộ chưa có thương hiệu, kinh nghiệm và thị phần trên thị trường bảo hiểm, PVI đã liên tục tăng trưởng với tốc độ bình quân 30%/năm, đứng đầu về mức tăng trưởng trên toàn thị trường, đứng thứ nhì về thị phần trong số 28 công ty bảo hiểm phi nhân thọ và dẫn đầu ở các lĩnh vực bảo hiểm năng lượng, hàng hải, tài sản và kỹ thuật.
Thời gian qua, hàng loạt các hợp đồng bảo hiểm tầm cỡ đã được PVI ký kết thành công, như hợp đồng tái bảo hiểm cố định ngoài khơi tại thị trường Lloyd’s (off-shore facility) với giới hạn trách nhiệm lên đến 450 triệu USD, hợp đồng tái bảo hiểm mở cho các tài sản, công trình trên bờ (on-shore facility) với giới hạn trách nhiệm 1,54 tỷ USD, hợp đồng hợp tác toàn diện với Xí nghiệp Liên doanh Vietsopetro (VSP) với hạn mức trách nhiệm có thể lên tới 10 tỷ USD/3 năm, hay như việc thu xếp bảo hiểm trong lĩnh vực năng lượng với Sogaz - nhà bảo hiểm lớn thứ hai trên thị trường Nga.
Gần đây nhất, PVI đã trở thành công ty đầu tiên và duy nhất hiện nay tại Việt Nam đạt xếp hạng năng lực tài chính B+ từ tổ chức đánh giá tín nhiệm hàng đầu thế giới A.M. Best.
Theo ông Bùi Vạn Thuận, Tổng giám đốc PVI, sự hợp tác này mang lại rất nhiều thuận lợi cho cả hai bên, bởi trước đó, Petro Vietnam và Công ty Dầu khí Oman đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác. Theo đó, hai bên sẽ hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí tại hai nước và ở các nước thứ 3; hợp tác trong lĩnh vực dầu khí cũng như lĩnh vực khác mà hai bên cùng quan tâm.
"Hợp tác với OIF, PVI không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của Petro Vietnam tại Oman cũng như triển khai cung cấp các sản phẩm dịch vụ tại thị trường này trong thời gian tới, mà còn tạo tiền đề mở toang cánh cửa vào thị trường Trung Đông đầy tiềm năng - kinh đô của dầu lửa", ông Thuận nói.
* Năm 2009, doanh thu của PVI đạt 3.566 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 220 tỷ đồng, tỷ lệ chia cổ tức dự 12% vốn điều lệ vượt xấp xỉ 20% các chỉ tiêu kế hoạch năm, nộp ngân sách nhà nước 236,60 tỷ đồng tăng 60% so với năm trước. Đại hội đồng cổ đông PVI đã thông qua kế hoạch cho năm 2010 với doanh thu 4.028 tỷ đồng, lợi nhuận 330 tỷ đồng và tỷ lệ chia cổ tức 15% vốn điều lệ.