Qatar-Iran nối lại quan hệ, căng thẳng vùng Vịnh nguy cơ leo thang
Qatar vừa nối lại quan hệ ngoại giao đầy đủ với Iran, trong một động thái bất chấp yêu cầu của 4 nước Arab láng giềng
Qatar vừa nối lại quan hệ ngoại giao đầy đủ với Iran, trong một động thái bất chấp yêu cầu của 4 nước Arab láng giềng đòi Qatar cắt giảm quan hệ với Tehran.
Diễn biến này có thể đẩy căng thẳng ở vùng Vịnh gia tăng trong bối cảnh Qatar đang bị 4 nước láng giềng gồm Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Bahrain, và Ai Cập tẩy chay. Lý do mà 4 nước đưa ra để cô lập Qatar là nước này hậu thuẫn các nhóm khủng bố trong khu vực và quá thân mật với Iran - đối thủ của họ. Về phần mình, Qatar một mực phủ nhận những cáo buộc này.
Vào năm 2016, Qatar đã triệu hồi đại sứ nước này tại Iran sau khi phái bộ ngoại giao của Saudi Arabia tại Iran bị tấn công. Nguyên nhân dẫn tới vụ tấn công đó là Saudi Arabia tử hình một giáo sỹ Hồi giáo dòng Shi’ite.
Tuy nhiên, ngày 24/8, Qatar tuyên bố muốn tăng cường quan hệ song phương với Iran “trên tất cả mọi lĩnh vực”.
Thời gian qua, chính Iran đã giúp Qatar khắc phục những khó khăn mà các biện pháp cấm vận do 4 nước láng giềng áp đặt đối với Doha từ tháng 6. Để giúp Qatar, Iran đã cho phép hãng hàng không Qatar Airways sử dụng không phận, đồng thời cung cấp thực phẩm tươi sống cho Qatar theo đường hàng không để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của 2,7 triệu người dân Qatar.
Qatar không nói rõ khi nào sẽ lại cử đại sứ đến Tehran, nhưng tuyên bố nối lại quan hệ ngoại giao được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Qatar là ông Sheikh Mohammed bin Abdul Rahman Al Thani có cuộc điện đàm với người đồng cấp Iran là ông Mohammad Javad Zarif.
Trong cuộc điện đàm này, hai vị ngoại trưởng đã “thảo luận về quan hệ song phương và các biện pháp tăng cường và phát triển quan hệ, cũng như một số vấn đề mà hai bên cùng quan tâm”, một tuyên bố cho biết. Tuyên bố này không hề đề cập đến mâu thuẫn giữa Qatar với láng giềng vùng Vịnh.
Hiện Saudi Arabia và các nước đồng minh trong cuộc cô lập Qatar chưa có phản ứng nào về động thái trên.
Đã hơn hai tháng trôi qua kể từ khi bắt đầu, nhưng cuộc khủng hoảng quan hệ giữa các nước vùng Vịnh vẫn chưa có dấu hiệu sớm kết thúc. Bốn nước cô lập Qatar đã đưa ra 13 điều kiện để nối lại quan hệ, trong đó có yêu cầu giảm quan hệ với Iran. Tuy nhiên, Doha không nhượng bộ, nói rằng những điều kiện đó là vô lý và vi phạm chủ quyền của nước này.
Đầu tháng 8, Qatar nộp đơn lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) kiện việc láng giềng áp lệnh cấm vận thương mại đối với nước này. Đơn kiện của Qatar cáo buộc Saudi Arabia, Bahrain và UAE vi phạm “các luật và công ước cốt lõi của WTO về thương mại hàng hóa và dịch vụ, cũng như các phương diện liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ”.
Diễn biến này có thể đẩy căng thẳng ở vùng Vịnh gia tăng trong bối cảnh Qatar đang bị 4 nước láng giềng gồm Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Bahrain, và Ai Cập tẩy chay. Lý do mà 4 nước đưa ra để cô lập Qatar là nước này hậu thuẫn các nhóm khủng bố trong khu vực và quá thân mật với Iran - đối thủ của họ. Về phần mình, Qatar một mực phủ nhận những cáo buộc này.
Vào năm 2016, Qatar đã triệu hồi đại sứ nước này tại Iran sau khi phái bộ ngoại giao của Saudi Arabia tại Iran bị tấn công. Nguyên nhân dẫn tới vụ tấn công đó là Saudi Arabia tử hình một giáo sỹ Hồi giáo dòng Shi’ite.
Tuy nhiên, ngày 24/8, Qatar tuyên bố muốn tăng cường quan hệ song phương với Iran “trên tất cả mọi lĩnh vực”.
Thời gian qua, chính Iran đã giúp Qatar khắc phục những khó khăn mà các biện pháp cấm vận do 4 nước láng giềng áp đặt đối với Doha từ tháng 6. Để giúp Qatar, Iran đã cho phép hãng hàng không Qatar Airways sử dụng không phận, đồng thời cung cấp thực phẩm tươi sống cho Qatar theo đường hàng không để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của 2,7 triệu người dân Qatar.
Qatar không nói rõ khi nào sẽ lại cử đại sứ đến Tehran, nhưng tuyên bố nối lại quan hệ ngoại giao được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Qatar là ông Sheikh Mohammed bin Abdul Rahman Al Thani có cuộc điện đàm với người đồng cấp Iran là ông Mohammad Javad Zarif.
Trong cuộc điện đàm này, hai vị ngoại trưởng đã “thảo luận về quan hệ song phương và các biện pháp tăng cường và phát triển quan hệ, cũng như một số vấn đề mà hai bên cùng quan tâm”, một tuyên bố cho biết. Tuyên bố này không hề đề cập đến mâu thuẫn giữa Qatar với láng giềng vùng Vịnh.
Hiện Saudi Arabia và các nước đồng minh trong cuộc cô lập Qatar chưa có phản ứng nào về động thái trên.
Đã hơn hai tháng trôi qua kể từ khi bắt đầu, nhưng cuộc khủng hoảng quan hệ giữa các nước vùng Vịnh vẫn chưa có dấu hiệu sớm kết thúc. Bốn nước cô lập Qatar đã đưa ra 13 điều kiện để nối lại quan hệ, trong đó có yêu cầu giảm quan hệ với Iran. Tuy nhiên, Doha không nhượng bộ, nói rằng những điều kiện đó là vô lý và vi phạm chủ quyền của nước này.
Đầu tháng 8, Qatar nộp đơn lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) kiện việc láng giềng áp lệnh cấm vận thương mại đối với nước này. Đơn kiện của Qatar cáo buộc Saudi Arabia, Bahrain và UAE vi phạm “các luật và công ước cốt lõi của WTO về thương mại hàng hóa và dịch vụ, cũng như các phương diện liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ”.