Qatar ngừng gia hạn visa cho lao động Việt Nam
Chính phủ Qatar vừa thông báo sẽ ngừng gia hạn visa cho lao động Việt Nam, kể cả lao động chưa kết thúc hợp đồng 2 năm
Chính phủ Qatar vừa thông báo sẽ ngừng gia hạn visa cho lao động Việt Nam, kể cả lao động chưa kết thúc hợp đồng 2 năm.
Nguyên nhân chủ yếu được Chính phủ Qatar đưa ra là lao động Việt Nam đã gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến trật tự xã hội nước sở tại như: đánh nhau, đình công, cho vay nặng lãi, đánh bạc, trộm cắp, nấu rượu lậu…
Phía Qatar cũng cho biết đã xuất hiện băng nhóm tội phạm người Việt do những lao động Việt Nam bỏ trốn, cư trú và làm việc bất hợp pháp cùng với một số lao động sắp hết hạn hợp đồng tổ chức, gây hoang mang cho cộng đồng lao động Việt Nam tại Qatar. Nhiều lao động thậm chí phải mang tài sản, đồ vật có giá trị tới gửi tại Đại sứ quán Việt Nam để đề phòng tội phạm.
Trước thực tế này, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam) đã có công văn yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cung ứng lao động sang thị trường Qatar cử ngay cán bộ sang nước này để phối hợp với chủ sử dụng lao động giải quyết thoả đáng quyền lợi và đưa lao động về nước an toàn.
Thị trường Qatar từ cuối 2006 đã bắt đầu nhận lao động Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng, ngay sau đó, trong các tháng đầu năm 2007, số lượng lao động đưa đi tăng rất nhanh. Tuy nhiên, lao động Việt Nam sang Qatar chủ yếu là lao động tự học nghề, chưa qua đào tạo trường lớp nên ý thức tổ chức, kỷ luật kém. Đã có thời điểm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phải chỉ đạo giảm nhịp độ đưa lao động đi để chấn chỉnh việc quản lý.
Trước đó, theo nội dung hiệp định hợp tác về lao động đã được ký kết giữa lãnh đạo Việt Nam - Qatar, Chính phủ Qatar đồng ý cho doanh nghiệp trong nước nhận thêm 25.000 lao động Việt Nam và trong 3 năm tới sẽ nâng tổng số người lao động Việt Nam làm việc tại Qatar lên 100.000 người.
Hiện số lượng lao động Việt Nam tại Qatar vào khoảng 10.000 người. Nước này là một trong ba thị trường xuất khẩu lao động chính của Việt Nam tại khu vực Trung Đông (hai nước còn lại là Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ả Rập Saudi).
Nguyên nhân chủ yếu được Chính phủ Qatar đưa ra là lao động Việt Nam đã gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến trật tự xã hội nước sở tại như: đánh nhau, đình công, cho vay nặng lãi, đánh bạc, trộm cắp, nấu rượu lậu…
Phía Qatar cũng cho biết đã xuất hiện băng nhóm tội phạm người Việt do những lao động Việt Nam bỏ trốn, cư trú và làm việc bất hợp pháp cùng với một số lao động sắp hết hạn hợp đồng tổ chức, gây hoang mang cho cộng đồng lao động Việt Nam tại Qatar. Nhiều lao động thậm chí phải mang tài sản, đồ vật có giá trị tới gửi tại Đại sứ quán Việt Nam để đề phòng tội phạm.
Trước thực tế này, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam) đã có công văn yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cung ứng lao động sang thị trường Qatar cử ngay cán bộ sang nước này để phối hợp với chủ sử dụng lao động giải quyết thoả đáng quyền lợi và đưa lao động về nước an toàn.
Thị trường Qatar từ cuối 2006 đã bắt đầu nhận lao động Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng, ngay sau đó, trong các tháng đầu năm 2007, số lượng lao động đưa đi tăng rất nhanh. Tuy nhiên, lao động Việt Nam sang Qatar chủ yếu là lao động tự học nghề, chưa qua đào tạo trường lớp nên ý thức tổ chức, kỷ luật kém. Đã có thời điểm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phải chỉ đạo giảm nhịp độ đưa lao động đi để chấn chỉnh việc quản lý.
Trước đó, theo nội dung hiệp định hợp tác về lao động đã được ký kết giữa lãnh đạo Việt Nam - Qatar, Chính phủ Qatar đồng ý cho doanh nghiệp trong nước nhận thêm 25.000 lao động Việt Nam và trong 3 năm tới sẽ nâng tổng số người lao động Việt Nam làm việc tại Qatar lên 100.000 người.
Hiện số lượng lao động Việt Nam tại Qatar vào khoảng 10.000 người. Nước này là một trong ba thị trường xuất khẩu lao động chính của Việt Nam tại khu vực Trung Đông (hai nước còn lại là Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ả Rập Saudi).