“Quan hệ đối tác Mỹ-Việt đang mỗi ngày một sâu sắc”
Hai nước sẽ tổ chức thêm nhiều cuộc tiếp xúc cấp cao, theo Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius
Mối quan hệ đối tác giữa Mỹ và Việt Nam “đang mỗi tuần, nếu không muốn nói là mỗi ngày, trở nên sâu sắc hơn”, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius nói.
Ngày 21/5, trong cuộc trả lời phỏng vấn đầu tiên trước giới truyền thông phương Tây kể từ khi nhậm chức Đại sứ Mỹ tại Việt Nam vào tháng 12/2014, ông Osius cho biết, hai nước sẽ tổ chức thêm nhiều cuộc tiếp xúc cấp cao, đặc biệt về vấn đề làm thế nào để quản lý tranh chấp trên biển Đông.
Theo hãng tin Bloomberg, trong mấy tuần gần đây, Hải quân Trung Quốc đã theo dõi một chiến hạm bờ biển của Mỹ trên biển Đông và cảnh báo một máy bay giám sát của Mỹ theo đường radio. Động thái này đã khiến một số quốc gia trong khu vực như Việt Nam và Philippines quan ngại.
Cả Việt Nam và Mỹ đều xem các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông - một tuyến vận tải biển huyết mạch của thế giới - là mối đe dọa tới lợi ích chiến lược của mỗi nước.
“Điều đó khiến chúng tôi hợp tác chặt chẽ hơn so với trước kia”, ông Osius phát biểu. “Việc hai nước có mối quan hệ đối tác chặt chẽ hơn sẽ đem lại lợi ích cho mỗi nước. Chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác mạnh trong đó các đối tác của chúng tôi ngày càng có năng lực lớn hơn”.
Tuần trước, Trung Quốc tuyên bố có quyền thiết lập một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Đông. Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với hơn 80% biển Đông và ngang nhiên xây dựng trái phép các hòn đảo nhân tạo trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 21/5, phát ngôn viên Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói nước này nên được phép duy trì an ninh trên các hòn đảo mà Bắc Kinh xây dựng. Trung Quốc “có quyền giám sát tại không phận và các vùng biển có liên quan”, phát ngôn viên này tuyên bố.
Trước đó, vào hôm 20/5, Hải quân Trung Quốc 8 lần cảnh báo một máy bay quân sự P8-A Poseidon của Mỹ thực hiện bay giám sát phía trên các hòn đảo có tranh chấp. Một thông điệp radio mà máy bay này nhận được nói: “Đây là Hải quân Trung Quốc. Các anh đang đến gần vùng cảnh báo quân sự của chúng tôi. Hãy rời đi ngay lập tức”.
Phi hành đoàn của chiếc P8 đáp trả rằng chiếc máy bay này đang bay qua không phận quốc tế.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter dự kiến sẽ có chuyến thăm Việt Nam vào cuối tháng 5 này, trong đó vấn đề hợp tác quân sự giữa hai nước sẽ được đem ra bàn thảo - theo Đại sứ Osius. Sau đó, ông Carter sẽ tới tham dự diễn đàn quốc phòng thường niên Shangri-La ở Singapore, một sự kiện thường có sự tham gia của các nhân vật cấp cao trong quân đội Trung Quốc.
Mối quan hệ đối tác giữa Mỹ và Việt Nam “đang mỗi tuần, nếu không muốn nói là mỗi ngày, trở nên sâu sắc hơn”, ông Osius khẳng định. “Chúng tôi có nhiều cuộc trao đổi ở các cấp cao nhất. Năm nay, sẽ có nhiều quan chức nội các hoặc thậm chí là cấp cao hơn của Mỹ sang thăm Việt Nam”.
Theo số liệu thống kê của Mỹ, kim ngạch thương mại song phương Mỹ-Việt đã tăng lên mức 36 tỷ USD trong năm ngoái từ mức 451 triệu USD vào năm 1995. Mỹ sẽ cung cấp cho Việt Nam 6 tàu tuần dương như một phần trong gói hỗ trợ quân sự trị giá 18 triệu USD.
Năm ngoái, Mỹ cũng đã nới lệnh cấm bán vũ khí sát thương kéo dài nhiều thập kỷ đối với Việt Nam.
“Chúng tôi dự kiến sẽ có thêm hỗ trợ. Chúng tôi sẽ trao đổi với Việt Nam về những gì mà họ cần. Phía Việt Nam sẽ nói cho chúng tôi biết họ cần nhất điều gì, và chúng tôi sẽ cân nhắc xem có thể đáp ứng hay không”, ông Osius phát biểu.
Ngày 21/5, trong cuộc trả lời phỏng vấn đầu tiên trước giới truyền thông phương Tây kể từ khi nhậm chức Đại sứ Mỹ tại Việt Nam vào tháng 12/2014, ông Osius cho biết, hai nước sẽ tổ chức thêm nhiều cuộc tiếp xúc cấp cao, đặc biệt về vấn đề làm thế nào để quản lý tranh chấp trên biển Đông.
Theo hãng tin Bloomberg, trong mấy tuần gần đây, Hải quân Trung Quốc đã theo dõi một chiến hạm bờ biển của Mỹ trên biển Đông và cảnh báo một máy bay giám sát của Mỹ theo đường radio. Động thái này đã khiến một số quốc gia trong khu vực như Việt Nam và Philippines quan ngại.
Cả Việt Nam và Mỹ đều xem các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông - một tuyến vận tải biển huyết mạch của thế giới - là mối đe dọa tới lợi ích chiến lược của mỗi nước.
“Điều đó khiến chúng tôi hợp tác chặt chẽ hơn so với trước kia”, ông Osius phát biểu. “Việc hai nước có mối quan hệ đối tác chặt chẽ hơn sẽ đem lại lợi ích cho mỗi nước. Chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác mạnh trong đó các đối tác của chúng tôi ngày càng có năng lực lớn hơn”.
Tuần trước, Trung Quốc tuyên bố có quyền thiết lập một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Đông. Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với hơn 80% biển Đông và ngang nhiên xây dựng trái phép các hòn đảo nhân tạo trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 21/5, phát ngôn viên Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói nước này nên được phép duy trì an ninh trên các hòn đảo mà Bắc Kinh xây dựng. Trung Quốc “có quyền giám sát tại không phận và các vùng biển có liên quan”, phát ngôn viên này tuyên bố.
Trước đó, vào hôm 20/5, Hải quân Trung Quốc 8 lần cảnh báo một máy bay quân sự P8-A Poseidon của Mỹ thực hiện bay giám sát phía trên các hòn đảo có tranh chấp. Một thông điệp radio mà máy bay này nhận được nói: “Đây là Hải quân Trung Quốc. Các anh đang đến gần vùng cảnh báo quân sự của chúng tôi. Hãy rời đi ngay lập tức”.
Phi hành đoàn của chiếc P8 đáp trả rằng chiếc máy bay này đang bay qua không phận quốc tế.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter dự kiến sẽ có chuyến thăm Việt Nam vào cuối tháng 5 này, trong đó vấn đề hợp tác quân sự giữa hai nước sẽ được đem ra bàn thảo - theo Đại sứ Osius. Sau đó, ông Carter sẽ tới tham dự diễn đàn quốc phòng thường niên Shangri-La ở Singapore, một sự kiện thường có sự tham gia của các nhân vật cấp cao trong quân đội Trung Quốc.
Mối quan hệ đối tác giữa Mỹ và Việt Nam “đang mỗi tuần, nếu không muốn nói là mỗi ngày, trở nên sâu sắc hơn”, ông Osius khẳng định. “Chúng tôi có nhiều cuộc trao đổi ở các cấp cao nhất. Năm nay, sẽ có nhiều quan chức nội các hoặc thậm chí là cấp cao hơn của Mỹ sang thăm Việt Nam”.
Theo số liệu thống kê của Mỹ, kim ngạch thương mại song phương Mỹ-Việt đã tăng lên mức 36 tỷ USD trong năm ngoái từ mức 451 triệu USD vào năm 1995. Mỹ sẽ cung cấp cho Việt Nam 6 tàu tuần dương như một phần trong gói hỗ trợ quân sự trị giá 18 triệu USD.
Năm ngoái, Mỹ cũng đã nới lệnh cấm bán vũ khí sát thương kéo dài nhiều thập kỷ đối với Việt Nam.
“Chúng tôi dự kiến sẽ có thêm hỗ trợ. Chúng tôi sẽ trao đổi với Việt Nam về những gì mà họ cần. Phía Việt Nam sẽ nói cho chúng tôi biết họ cần nhất điều gì, và chúng tôi sẽ cân nhắc xem có thể đáp ứng hay không”, ông Osius phát biểu.