Quản lý thị trường "ngắm" các tuyến phố chuyên doanh
Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội xác định kế hoạch kiểm tra thị trường cuối năm sẽ tập trung vào các tuyến phố chuyên doanh
Công tác quản lý thị trường cuối năm được Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội xác định sẽ tập trung vào các tuyến phố chuyên doanh, trung tâm thương mại...
Tại hội nghị tổng kết công tác quản lý thị trường năm 2010 được tổ chức sáng 28/12, ông Nguyễn Việt Hùng, Chi cục phó Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội cho biết, theo quy luật thị trường hàng hoá sẽ sôi động nhất là vào dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán, nhu cầu của người tiêu dùng sẽ tăng cao, tập trung vào các nhóm hàng như: lương thực, thực phẩm, bánh mứt kẹo, thuốc lá, rượu ngoại, giày dép, quần áo….
Dựa vào thực tế này, địa điểm kiểm tra thị trường vào dịp cuối năm được lực lượng chức năng xác định là các kho tàng, bến bãi, các tuyến phố thương mại, cửa hàng kinh doanh lớn, các trung tâm thương mại, địa điểm tập kết chứa hàng lậu. Đặc biệt là các tuyến phố chuyên doanh về các mặt hàng thuốc lá, quần áo may sẵn, điện tử, điện lạnh… trong các quận nội thành.
Bên cạnh đó, công tác kiểm tra thị trường cũng sẽ tập trung vào các cơ sở sản xuất, gia công, lắp ráp, xuất khẩu, nhập khẩu, hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ có dấu hiệu vi phạm các quy định của Nhà nước về sở hữu công nghiệp, hàng kém chất lượng, hàng có vi phạm về đo lường, vi phạm về xuất xứ, hàng hoá vi phạm quy chế ghi nhãn mác trên địa bàn Hà Nội, nhất là đối với các mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người như đồ ăn, đồ uống, thuốc chữa bệnh, rượu bia, nước giải khát, bánh mứt kẹo…
Theo đó, “các làng nghề như sản xuất bánh kẹo tại Xuân Đỉnh (Từ Liêm), La Phù, Dương Liễu (Hoài Đức), các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ cũng là những địa điểm sẽ được chú ý”, ông Hùng nói.
Đối với công tác kiểm tra bình ổn giá, các đội quản lý thị trường sẽ tăng cường kiểm soát chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức. Trong đó, tập trung chủ yếu vào 14 mặt hàng bình ổn giá để kiểm tra và xử lý kịp thời những trường hợp lợi dụng tình hình khó khăn để đầu cơ, ép giá găm hàng, đưa tin thất thiệt gây bất ổn thị trường; kiểm tra các biểu hiện của hành vi đầu cơ, mua vét hàng hóa, dự trữ hàng quá mức; kinh doanh không đúng ngành nghề, mặt hàng, bịa đặt, loan tin không có cơ sở để tăng, ép giá.
Ngoài ra, các điểm kinh doanh của các doanh nghiệp vay vốn của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội tham gia bình ổn giá đối với những mặt hàng đã đăng ký cũng được xác định là đối tượng trong đợt kiểm tra này.
Năm 2010, lực lượng quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra 7.128 vụ, xử lý 6.555 vụ vi phạm, trong đó có trên 1.000 vụ buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, 838 vụ sản xuất buôn bán hàng giảm hàng kém chất lượng… phạt vi phạm hành chính trên 14 tỷ đồng. Trị giá hàng hoá tịch thu sung vào công quỹ là 18 tỷ đồng, hàng hoá tiêu huỷ trên 8 tỷ đồng.
Tại hội nghị tổng kết công tác quản lý thị trường năm 2010 được tổ chức sáng 28/12, ông Nguyễn Việt Hùng, Chi cục phó Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội cho biết, theo quy luật thị trường hàng hoá sẽ sôi động nhất là vào dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán, nhu cầu của người tiêu dùng sẽ tăng cao, tập trung vào các nhóm hàng như: lương thực, thực phẩm, bánh mứt kẹo, thuốc lá, rượu ngoại, giày dép, quần áo….
Dựa vào thực tế này, địa điểm kiểm tra thị trường vào dịp cuối năm được lực lượng chức năng xác định là các kho tàng, bến bãi, các tuyến phố thương mại, cửa hàng kinh doanh lớn, các trung tâm thương mại, địa điểm tập kết chứa hàng lậu. Đặc biệt là các tuyến phố chuyên doanh về các mặt hàng thuốc lá, quần áo may sẵn, điện tử, điện lạnh… trong các quận nội thành.
Bên cạnh đó, công tác kiểm tra thị trường cũng sẽ tập trung vào các cơ sở sản xuất, gia công, lắp ráp, xuất khẩu, nhập khẩu, hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ có dấu hiệu vi phạm các quy định của Nhà nước về sở hữu công nghiệp, hàng kém chất lượng, hàng có vi phạm về đo lường, vi phạm về xuất xứ, hàng hoá vi phạm quy chế ghi nhãn mác trên địa bàn Hà Nội, nhất là đối với các mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người như đồ ăn, đồ uống, thuốc chữa bệnh, rượu bia, nước giải khát, bánh mứt kẹo…
Theo đó, “các làng nghề như sản xuất bánh kẹo tại Xuân Đỉnh (Từ Liêm), La Phù, Dương Liễu (Hoài Đức), các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ cũng là những địa điểm sẽ được chú ý”, ông Hùng nói.
Đối với công tác kiểm tra bình ổn giá, các đội quản lý thị trường sẽ tăng cường kiểm soát chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức. Trong đó, tập trung chủ yếu vào 14 mặt hàng bình ổn giá để kiểm tra và xử lý kịp thời những trường hợp lợi dụng tình hình khó khăn để đầu cơ, ép giá găm hàng, đưa tin thất thiệt gây bất ổn thị trường; kiểm tra các biểu hiện của hành vi đầu cơ, mua vét hàng hóa, dự trữ hàng quá mức; kinh doanh không đúng ngành nghề, mặt hàng, bịa đặt, loan tin không có cơ sở để tăng, ép giá.
Ngoài ra, các điểm kinh doanh của các doanh nghiệp vay vốn của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội tham gia bình ổn giá đối với những mặt hàng đã đăng ký cũng được xác định là đối tượng trong đợt kiểm tra này.
Năm 2010, lực lượng quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra 7.128 vụ, xử lý 6.555 vụ vi phạm, trong đó có trên 1.000 vụ buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, 838 vụ sản xuất buôn bán hàng giảm hàng kém chất lượng… phạt vi phạm hành chính trên 14 tỷ đồng. Trị giá hàng hoá tịch thu sung vào công quỹ là 18 tỷ đồng, hàng hoá tiêu huỷ trên 8 tỷ đồng.