Quản lý tiền nhà đầu tư: Còn lưỡng lự…
Nhiều công ty chứng khoán vẫn lưỡng lự trong việc chuyển giao quản lý tiền nhà đầu tư, khi hạn 1/10 đã gần kề
Nhiều công ty chứng khoán vẫn lưỡng lự trong việc chuyển giao quản lý tiền nhà đầu tư, khi hạn 1/10 đã gần kề.
Cuối tháng 7 vừa qua, Ủy ban Chứng khoán có Công văn số 611/UBCK-QLKD yêu cầu tất cả các công ty chứng khoán quản lý tách biệt tiền giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trước ngày 1/10/2008. Mốc hẹn này cũng đã được xê dịch nhiều lần trước đó, do nhiều công ty chứng khoán vẫn còn lưỡng lự...
Và lần này, kế hoạch chuyển giao xem ra vẫn còn nhiều vướng mắc, cả chủ quan và khách quan.
Có thực sự khó?
Theo quy định tại Quyết định 27 của Bộ Tài chính, các công ty chứng khoán sẽ phải chuyển giao việc quản lý tiền của nhà đầu tư sang các ngân hàng thương mại.
Cuối năm 2007, một số ngân hàng thương mại như Ngân hàng Á châu (ACB), Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) đã chủ động xây dựng sản phẩm liên quan và “chào hàng” với các công ty chứng khoán. Một số thành viên như Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS), Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương (VCBS)… cũng đã chủ động triển khai kế hoạch này.
Tuy nhiên, đến nay, đã hơn một năm kể từ ngày có Quyết định 27 của Bộ Tài chính, mới chỉ có 13 thành viên đã hoàn thành việc chuyển giao. Còn lại, phần lớn đều đang trong quá trình chuẩn bị, hoặc đang gặp một số trở ngại theo như các thông tin phản ánh.
Và chiều 20/8, một lần nữa các thành viên thị trường, nhà quản lý thông qua Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán đã cùng ngồi lại với nhau để tìm tiếng nói chung trong kế hoạch này (trước đó cũng đã có 3 cuộc họp tương tự). Tại đây, khó khăn được đề cập nhiều hơn là giải pháp.
Và đó có phải là khó khăn thực sự hay là “cách” để một số công ty chứng khoán “hoãn binh”?
Là một thành viên chủ động triển khai khá sớm (1 trong 4 thành viên hợp tác với Techcombank từ cuối năm 2007 trong kế hoạch này), đại diện Công ty Chứng khoán Hải Phòng (HASECO) cho rằng ngoài khó khăn trong tìm đối tác ngân hàng, công nghệ kết nối, còn là những rủi ro phức tạp liên quan đến nhà đầu tư và các trách nhiệm pháp lý.
Ông Đoàn Văn Minh, Tổng giám đốc HASECO, cho rằng việc chuyển giao, tách bạch tiền của nhà đầu tư giao cho ngân hàng quản lý sẽ giảm bớt một phần công việc cho các công ty chứng khoán. Nhưng điều mà ông lo ngại hiện nay là những rủi ro pháp lý khi xẩy ra sự cố, việc quy định trách nhiệm chưa rõ ràng giữa ngân hàng hay công ty chứng khoán có thể làm nảy sinh những tranh chấp phức tạp.
Cùng lo ngại trên, ông Nguyễn Quang Bảo, Phó giám đốc Bộ phận Dịch vụ chứng khoán, Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), đặt vấn đề rằng trong trường hợp hệ thống kết nối không ăn nhập, nghẽn hoặc đứt đường truyền dẫn tới nghẽn lệnh hoặc trượt lệnh, trượt cơ hội của nhà đầu tư thì ai chịu trách nhiệm?
Trong những trường hợp đó, thiệt hại của nhà đầu tư công ty chứng khoán phải bồi thường. Còn trách nhiệm cụ thể của các bên như đơn vị cung cấp phần mềm, bên ngân hàng lại chưa có quy định rõ ràng.
Một số ý kiến khác còn cho rằng họ chịu thụ động khi tham gia kết nối hệ thống với ngân hàng đối tác. Thực tế, họ đã thử nghiệm, nhưng rồi lại “tạm nghỉ” vì ngân hàng nâng cấp hệ thống…
Một ý kiến đại diện công ty chứng khoán lập luận rằng hệ thống ATM của ngân hàng có thể tạm nghỉ, có thể trục trặc và người rút tiền có thể tới trực tiếp tới ngân hàng giao dịch; còn trong trường hợp này, trục trặc đi cùng với rủi ro, lợi ích của nhà đầu tư và cả những tranh chấp pháp lý.
Với những trở ngại trên, một điểm chung có từ ý kiến nhiều công ty chứng khoán là nên tạm dừng việc chuyển giao quản lý tiền của nhà đầu tư cho các ngân hàng. Họ cần có thêm thời gian chuẩn bị cũng như cơ chế chính sách liên quan được xây dựng cụ thể và hoàn thiện hơn, đặc biệt là về những quy định trách nhiệm nói trên.
Hay vì lợi ích?
Cuối năm 2007, khi Techcombank thông báo hợp tác cùng 4 công ty chứng khoán quản lý tiền của nhà đầu tư, an toàn kỹ thuật là yếu tố đầu tiên mà đầu mối này khẳng định.
Theo chuyên gia kỹ thuật của Techcombank, việc kết nối này gặp một số khó khăn nhất định do hạ tầng kỹ thuật của các công ty chứng khoán khác nhau. Tuy nhiên, khi các đầu mối ngồi lại để cùng xử lý thì việc khắc phục không quá khó khăn. Ngoài ra, Techcombank luôn có giải pháp dự phòng trước các sự cố đường truyền, giảm thiểu ảnh hưởng đến giao dịch của nhà đầu tư.
Tại cuộc họp chiều 20/8, đại diện Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng cho biết đã kết nối thành công với 10 công ty chứng khoán trong kế hoạch này và luôn có giải pháp dự phòng rủi ro kỹ thuật.
“Hệ thống chúng tôi hiện có hoàn toàn đáp ứng được cả triệu giao dịch cùng lúc. Còn rủi ro trong quá trình thực hiện thì bất cứ khoản thanh toán nào cũng có thể bị rủi ro chứ không riêng gì với công ty chứng khoán. Quan trọng là các bên cần phối hợp, hợp tác để có hướng xử lý”, đại diện BIDV nói.
Đó cũng là ý chính của ông Nguyễn Văn Dũng, Phó giám đốc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC), khi cho rằng thời gian qua khó khăn trong câu chuyện này được nói nhiều, nhưng về giải pháp thì lại ít được đề cập đến; những giải pháp đó chỉ có thể có được khi các đầu mối ngồi lại với nhau.
Ông Dũng đưa ra khả năng lý do chính trong sự lần lữa của kế hoạch là “các công ty chứng khoán chưa muốn thực hiện quy định này”. “Với chủ trương này, ngân hàng cần, nhà đầu tư cần, nhưng chỉ có công ty chứng khoán là có vấn đề về lợi ích”, ông Dũng nói thêm.
Giải pháp mà Phó giám đốc HASTC đưa ra là Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán đứng ra làm đầu mối, kết nối giữa các bên để xử lý các khó khăn, cũng như lựa chọn một đơn vị cung cấp phần mềm theo một chuẩn để kết nối với các ngân hàng.
Bà Thục Anh, Phó trưởng ban Kinh doanh, Ủy ban Chứng khoán, cho biết trong thời gian qua Ủy ban đã tiến hành khảo sát tại một số nước trong khu vực có đặc thù giống Việt Nam, đã thực hiện tách biệt tài khoản tiền của nhà đầu tư, và nhận thấy hầu hết các đầu mối đều có những rào cản rủi ro rất tốt, lỗi đường truyền rất hạn hữu, chi phí cũng không quá lớn.
Còn tại Việt Nam, “việc công ty chứng khoán kêu khó chủ yếu là liên quan đến lợi ích quản lý tiền nhà đầu tư. Các công ty chứng khoán cần nhìn thẳng vào sự thực để mà tuân thủ quy định”, bà Thục Anh nói.
Mặt khác, theo bà Thục Anh, trong điều kiện hệ thống kiểm tra, giám sát của Ủy ban Chứng khoán còn hạn chế, việc tách bạch quản lý tiền nhà đầu tư cũng là tăng thêm điều kiện bảo vệ quyền lợi của họ. Và đây cũng là chủ trương được nhiều thành viên thị trường ủng hộ, theo hướng minh bạch hóa quản lý tài khoản của nhà đầu tư.
Cuối tháng 7 vừa qua, Ủy ban Chứng khoán có Công văn số 611/UBCK-QLKD yêu cầu tất cả các công ty chứng khoán quản lý tách biệt tiền giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trước ngày 1/10/2008. Mốc hẹn này cũng đã được xê dịch nhiều lần trước đó, do nhiều công ty chứng khoán vẫn còn lưỡng lự...
Và lần này, kế hoạch chuyển giao xem ra vẫn còn nhiều vướng mắc, cả chủ quan và khách quan.
Có thực sự khó?
Theo quy định tại Quyết định 27 của Bộ Tài chính, các công ty chứng khoán sẽ phải chuyển giao việc quản lý tiền của nhà đầu tư sang các ngân hàng thương mại.
Cuối năm 2007, một số ngân hàng thương mại như Ngân hàng Á châu (ACB), Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) đã chủ động xây dựng sản phẩm liên quan và “chào hàng” với các công ty chứng khoán. Một số thành viên như Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS), Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương (VCBS)… cũng đã chủ động triển khai kế hoạch này.
Tuy nhiên, đến nay, đã hơn một năm kể từ ngày có Quyết định 27 của Bộ Tài chính, mới chỉ có 13 thành viên đã hoàn thành việc chuyển giao. Còn lại, phần lớn đều đang trong quá trình chuẩn bị, hoặc đang gặp một số trở ngại theo như các thông tin phản ánh.
Và chiều 20/8, một lần nữa các thành viên thị trường, nhà quản lý thông qua Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán đã cùng ngồi lại với nhau để tìm tiếng nói chung trong kế hoạch này (trước đó cũng đã có 3 cuộc họp tương tự). Tại đây, khó khăn được đề cập nhiều hơn là giải pháp.
Và đó có phải là khó khăn thực sự hay là “cách” để một số công ty chứng khoán “hoãn binh”?
Là một thành viên chủ động triển khai khá sớm (1 trong 4 thành viên hợp tác với Techcombank từ cuối năm 2007 trong kế hoạch này), đại diện Công ty Chứng khoán Hải Phòng (HASECO) cho rằng ngoài khó khăn trong tìm đối tác ngân hàng, công nghệ kết nối, còn là những rủi ro phức tạp liên quan đến nhà đầu tư và các trách nhiệm pháp lý.
Ông Đoàn Văn Minh, Tổng giám đốc HASECO, cho rằng việc chuyển giao, tách bạch tiền của nhà đầu tư giao cho ngân hàng quản lý sẽ giảm bớt một phần công việc cho các công ty chứng khoán. Nhưng điều mà ông lo ngại hiện nay là những rủi ro pháp lý khi xẩy ra sự cố, việc quy định trách nhiệm chưa rõ ràng giữa ngân hàng hay công ty chứng khoán có thể làm nảy sinh những tranh chấp phức tạp.
Cùng lo ngại trên, ông Nguyễn Quang Bảo, Phó giám đốc Bộ phận Dịch vụ chứng khoán, Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), đặt vấn đề rằng trong trường hợp hệ thống kết nối không ăn nhập, nghẽn hoặc đứt đường truyền dẫn tới nghẽn lệnh hoặc trượt lệnh, trượt cơ hội của nhà đầu tư thì ai chịu trách nhiệm?
Trong những trường hợp đó, thiệt hại của nhà đầu tư công ty chứng khoán phải bồi thường. Còn trách nhiệm cụ thể của các bên như đơn vị cung cấp phần mềm, bên ngân hàng lại chưa có quy định rõ ràng.
Một số ý kiến khác còn cho rằng họ chịu thụ động khi tham gia kết nối hệ thống với ngân hàng đối tác. Thực tế, họ đã thử nghiệm, nhưng rồi lại “tạm nghỉ” vì ngân hàng nâng cấp hệ thống…
Một ý kiến đại diện công ty chứng khoán lập luận rằng hệ thống ATM của ngân hàng có thể tạm nghỉ, có thể trục trặc và người rút tiền có thể tới trực tiếp tới ngân hàng giao dịch; còn trong trường hợp này, trục trặc đi cùng với rủi ro, lợi ích của nhà đầu tư và cả những tranh chấp pháp lý.
Với những trở ngại trên, một điểm chung có từ ý kiến nhiều công ty chứng khoán là nên tạm dừng việc chuyển giao quản lý tiền của nhà đầu tư cho các ngân hàng. Họ cần có thêm thời gian chuẩn bị cũng như cơ chế chính sách liên quan được xây dựng cụ thể và hoàn thiện hơn, đặc biệt là về những quy định trách nhiệm nói trên.
Hay vì lợi ích?
Cuối năm 2007, khi Techcombank thông báo hợp tác cùng 4 công ty chứng khoán quản lý tiền của nhà đầu tư, an toàn kỹ thuật là yếu tố đầu tiên mà đầu mối này khẳng định.
Theo chuyên gia kỹ thuật của Techcombank, việc kết nối này gặp một số khó khăn nhất định do hạ tầng kỹ thuật của các công ty chứng khoán khác nhau. Tuy nhiên, khi các đầu mối ngồi lại để cùng xử lý thì việc khắc phục không quá khó khăn. Ngoài ra, Techcombank luôn có giải pháp dự phòng trước các sự cố đường truyền, giảm thiểu ảnh hưởng đến giao dịch của nhà đầu tư.
Tại cuộc họp chiều 20/8, đại diện Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng cho biết đã kết nối thành công với 10 công ty chứng khoán trong kế hoạch này và luôn có giải pháp dự phòng rủi ro kỹ thuật.
“Hệ thống chúng tôi hiện có hoàn toàn đáp ứng được cả triệu giao dịch cùng lúc. Còn rủi ro trong quá trình thực hiện thì bất cứ khoản thanh toán nào cũng có thể bị rủi ro chứ không riêng gì với công ty chứng khoán. Quan trọng là các bên cần phối hợp, hợp tác để có hướng xử lý”, đại diện BIDV nói.
Đó cũng là ý chính của ông Nguyễn Văn Dũng, Phó giám đốc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC), khi cho rằng thời gian qua khó khăn trong câu chuyện này được nói nhiều, nhưng về giải pháp thì lại ít được đề cập đến; những giải pháp đó chỉ có thể có được khi các đầu mối ngồi lại với nhau.
Ông Dũng đưa ra khả năng lý do chính trong sự lần lữa của kế hoạch là “các công ty chứng khoán chưa muốn thực hiện quy định này”. “Với chủ trương này, ngân hàng cần, nhà đầu tư cần, nhưng chỉ có công ty chứng khoán là có vấn đề về lợi ích”, ông Dũng nói thêm.
Giải pháp mà Phó giám đốc HASTC đưa ra là Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán đứng ra làm đầu mối, kết nối giữa các bên để xử lý các khó khăn, cũng như lựa chọn một đơn vị cung cấp phần mềm theo một chuẩn để kết nối với các ngân hàng.
Bà Thục Anh, Phó trưởng ban Kinh doanh, Ủy ban Chứng khoán, cho biết trong thời gian qua Ủy ban đã tiến hành khảo sát tại một số nước trong khu vực có đặc thù giống Việt Nam, đã thực hiện tách biệt tài khoản tiền của nhà đầu tư, và nhận thấy hầu hết các đầu mối đều có những rào cản rủi ro rất tốt, lỗi đường truyền rất hạn hữu, chi phí cũng không quá lớn.
Còn tại Việt Nam, “việc công ty chứng khoán kêu khó chủ yếu là liên quan đến lợi ích quản lý tiền nhà đầu tư. Các công ty chứng khoán cần nhìn thẳng vào sự thực để mà tuân thủ quy định”, bà Thục Anh nói.
Mặt khác, theo bà Thục Anh, trong điều kiện hệ thống kiểm tra, giám sát của Ủy ban Chứng khoán còn hạn chế, việc tách bạch quản lý tiền nhà đầu tư cũng là tăng thêm điều kiện bảo vệ quyền lợi của họ. Và đây cũng là chủ trương được nhiều thành viên thị trường ủng hộ, theo hướng minh bạch hóa quản lý tài khoản của nhà đầu tư.