Quảng Ninh đề nghị không vay Trung Quốc làm cao tốc
Hiện có một số nhà đầu tư trong nước đã quan tâm đến dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề nghị được tiếp tục giữ thẩm quyền đầu tư dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, không dựa vào nguồn vốn vay ODA gần 7.000 tỷ đồng từ Trung Quốc.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long, với quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt, tuyến đường này phải hoàn thành từ nay đến năm 2020, để sớm kết nối với cửa khẩu quốc tế Móng Cái.
Đáng chú ý, hiện có một số nhà đầu tư trong nước đã quan tâm đến việc đầu tư tuyến đường này theo hình thức hợp tác công - tư (PPP), các nhà đầu tư đã đến báo cáo và tỉnh Quảng Ninh đang xem xét.
“Theo phương án của các nhà đầu tư, tuyến đường này hoàn toàn có thể huy động nguồn lực theo hình thức hợp tác công - tư, ngân sách chỉ cần bỏ ra một khoản vốn đối ứng để giải phóng mặt bằng và một số việc khác. Còn nhà đầu tư sẽ đầu tư con đường 4 làn xe. Từ bài toán kinh tế này, chúng tôi đang hoàn chỉnh phương án đầu tư dự án, khả năng huy động với tỷ lệ 70-30, tức nhà đầu tư bỏ ra 70% vốn, còn ngân sách bỏ ra 30%. Tính khả thi của dự án là rất cao”, ông Long cho hay.
Nói về nguyên do của kế hoạch vay 300 triệu USD của Trung Quốc, Chủ tịch Quảng Ninh cho biết, trước đây, trong quan hệ cấp chính phủ hai nước, có đặt vấn đề vay 300 triệu USD cho cao tốc Vân Đồn - Móng Cái bằng nguồn vốn ưu đãi của Trung Quốc.
Tuy nhiên, tổng vốn đầu tư tuyến đường này dự kiến là 16.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 800 triệu USD. Do đó, theo ông Long, nếu có vay 300 triệu USD cũng không đủ để đầu tư.
Ngoài ra, để vay 300 triệu USD này nếu phía Trung Quốc đưa ra các điều kiện về nhà thầu của Trung Quốc hay các điều khoản khác thì “rất khó khăn”. Trong khi các nhà đầu tư trong nước hoàn toàn có khả năng làm con đường này.
“Mới đây tỉnh Quảng Ninh đã làm việc với Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa, và Bộ trưởng cũng đã thống nhất chủ trương để tỉnh tiếp tục là cơ quan nhà nước có thẩm quyền kêu gọi đầu tư cho dự án”, ông Long thông tin thêm.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long, với quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt, tuyến đường này phải hoàn thành từ nay đến năm 2020, để sớm kết nối với cửa khẩu quốc tế Móng Cái.
Đáng chú ý, hiện có một số nhà đầu tư trong nước đã quan tâm đến việc đầu tư tuyến đường này theo hình thức hợp tác công - tư (PPP), các nhà đầu tư đã đến báo cáo và tỉnh Quảng Ninh đang xem xét.
“Theo phương án của các nhà đầu tư, tuyến đường này hoàn toàn có thể huy động nguồn lực theo hình thức hợp tác công - tư, ngân sách chỉ cần bỏ ra một khoản vốn đối ứng để giải phóng mặt bằng và một số việc khác. Còn nhà đầu tư sẽ đầu tư con đường 4 làn xe. Từ bài toán kinh tế này, chúng tôi đang hoàn chỉnh phương án đầu tư dự án, khả năng huy động với tỷ lệ 70-30, tức nhà đầu tư bỏ ra 70% vốn, còn ngân sách bỏ ra 30%. Tính khả thi của dự án là rất cao”, ông Long cho hay.
Nói về nguyên do của kế hoạch vay 300 triệu USD của Trung Quốc, Chủ tịch Quảng Ninh cho biết, trước đây, trong quan hệ cấp chính phủ hai nước, có đặt vấn đề vay 300 triệu USD cho cao tốc Vân Đồn - Móng Cái bằng nguồn vốn ưu đãi của Trung Quốc.
Tuy nhiên, tổng vốn đầu tư tuyến đường này dự kiến là 16.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 800 triệu USD. Do đó, theo ông Long, nếu có vay 300 triệu USD cũng không đủ để đầu tư.
Ngoài ra, để vay 300 triệu USD này nếu phía Trung Quốc đưa ra các điều kiện về nhà thầu của Trung Quốc hay các điều khoản khác thì “rất khó khăn”. Trong khi các nhà đầu tư trong nước hoàn toàn có khả năng làm con đường này.
“Mới đây tỉnh Quảng Ninh đã làm việc với Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa, và Bộ trưởng cũng đã thống nhất chủ trương để tỉnh tiếp tục là cơ quan nhà nước có thẩm quyền kêu gọi đầu tư cho dự án”, ông Long thông tin thêm.