"Quốc hội chưa phê phán ai như với ông Vũ Huy Hoàng"
“Giờ đi đâu người ta cũng biết ông Hoàng có hành vi vi phạm như vậy rồi”, Tổng thư ký Quốc hội nói
“Trước nay chưa có trường hợp nào, cán bộ nào mà Quốc hội lại phê phán như với nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng”, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, sáng 18/11.
“Xong thì chưa xong”
Thưa ông, sáng 17/11 khi Quốc hội tiến hành chất vấn thành viên Chính phủ thì Chủ tịch Quốc hội hai lần nói: “Quốc hội phê phán nghiêm khắc trước Quốc hội và cử tri cả nước đối với ông Vũ Huy Hoàng”. Điều đó có đồng nghĩa với hình thức kỷ luật của Quốc hội đối với nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương?
Tôi cho rằng Quốc hội đã thể hiện sự biểu thị rất cao khi trước diễn đàn của cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước Quốc hội đã nêu rõ quan điểm phê phán nghiêm khắc như thế là cũng thoả đáng.
Qua việc này nêu thông điệp là tới đây phải chế tài với cán bộ mà sai phạm thì dù có đương chức hay nghỉ hưu cũng cần phải xử lý. Hiện tại thì chưa có chế tài xem xét với người về hưu thì tới đây cần sửa quy định pháp luật để có chế tài xử lý với những trường hợp tương tự.
Đây là sự thông báo công khai trước quốc dân đồng bào về việc Quốc hội phê phán hành vi sai phạm của ông Vũ Huy Hoàng với tư cách Bộ trưởng khi đó.
Việc Quốc hội nêu thông điệp như vậy có đồng nghĩa với việc sẽ không còn một nghị quyết riêng nào của Quốc hội để tuyên bố kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng?
Quốc hội làm việc phải đảm bảo tính pháp lý, theo quy định pháp luật nên việc tuyên bố như vậy đã là một hình thức biểu hiện rất cao. Trước nay chưa có trường hợp nào, cán bộ nào mà Quốc hội lại phê phán như thế cả.
Ông Vũ Huy Hoàng là một đại biểu Quốc hội, là người được Quốc hội phê chuẩn chức vụ Bộ trưởng mà giờ Quốc hội đã miễn nhiệm rồi. Ông ấy mắc khuyến điểm trong thời gian trước thì Quốc hội giờ đã tuyên bố phê phán trước quốc dân đồng bào như vậy, tại diễn đàn Quốc hội, trong một phiên truyền hình trực tiếp mà đồng bào cả nước đều theo dõi như thế.
Giờ đi đâu người ta cũng biết ông Hoàng có hành vi vi phạm như vậy rồi.
Như vậy nghĩa là thực hiện xong chỉ đạo của Ban Bí thư về kỷ luật hành chính với ông Vũ Huy Hoàng, thưa ông?
Xong thì chưa xong. Hiện đang giao cho Chính phủ để xem xét kỷ luật về mặt hành chính. Còn với Quốc hội, Quốc hội thấy hành vi vi phạm là nghiêm trọng như vậy và phê phán như thế.
Xem xét sửa luật?
Là một chuyên gia pháp luật, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Đình Quyền có đề xuất một hướng xử lý là áp dụng quy định về thời hiệu kỷ luật cán bộ công chức là 24 tháng, kể từ thời điểm cán bộ công chức có hành vi vi phạm để kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng với hình thức cảnh cáo. Ông nghĩ thế nào về việc này?
Tôi cũng có đọc thông tin về phát biểu của anh Quyền, nhưng có một vấn đề là Luật Cán bộ công chức mang ra áp dụng với cán bộ công chức khi đang đương chức, chứ không áp dụng với những người nghỉ hưu nên luật này đưa ra áp dụng là không đúng.
Điều kiện tiên quyết để áp dụng luật này là cán bộ công chức nên xác định không đúng đối tượng để áp dụng là đã không ổn rồi.
Liên quan đến vụ Forsmosa, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang cũng nói là sẵn sàng nhận mọi hình thức kỷ luật. Nhưng, ông Quang cũng đã về hưu?
Bây giờ cơ quan có chức năng kiếm tra thanh tra chưa lên tiếng, chưa có một thông tin, kết luận nào về việc này. Chúng ta nói hơi sớm.
Nhưng nếu không chuẩn bị cơ sở pháp lý thì khi đến khâu này cũng sẽ lại vướng?
Chính vì thế, nên sau việc ông Vũ Huy Hoàng, cơ quan chức năng cần xem xét lại hệ thống pháp luật, phải sửa quy định thế nào để mọi trường hợp cán bộ công chức - kể cả khi đương chức hay về hưu - cũng phải xử lý được.
“Xong thì chưa xong”
Thưa ông, sáng 17/11 khi Quốc hội tiến hành chất vấn thành viên Chính phủ thì Chủ tịch Quốc hội hai lần nói: “Quốc hội phê phán nghiêm khắc trước Quốc hội và cử tri cả nước đối với ông Vũ Huy Hoàng”. Điều đó có đồng nghĩa với hình thức kỷ luật của Quốc hội đối với nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương?
Tôi cho rằng Quốc hội đã thể hiện sự biểu thị rất cao khi trước diễn đàn của cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước Quốc hội đã nêu rõ quan điểm phê phán nghiêm khắc như thế là cũng thoả đáng.
Qua việc này nêu thông điệp là tới đây phải chế tài với cán bộ mà sai phạm thì dù có đương chức hay nghỉ hưu cũng cần phải xử lý. Hiện tại thì chưa có chế tài xem xét với người về hưu thì tới đây cần sửa quy định pháp luật để có chế tài xử lý với những trường hợp tương tự.
Đây là sự thông báo công khai trước quốc dân đồng bào về việc Quốc hội phê phán hành vi sai phạm của ông Vũ Huy Hoàng với tư cách Bộ trưởng khi đó.
Việc Quốc hội nêu thông điệp như vậy có đồng nghĩa với việc sẽ không còn một nghị quyết riêng nào của Quốc hội để tuyên bố kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng?
Quốc hội làm việc phải đảm bảo tính pháp lý, theo quy định pháp luật nên việc tuyên bố như vậy đã là một hình thức biểu hiện rất cao. Trước nay chưa có trường hợp nào, cán bộ nào mà Quốc hội lại phê phán như thế cả.
Ông Vũ Huy Hoàng là một đại biểu Quốc hội, là người được Quốc hội phê chuẩn chức vụ Bộ trưởng mà giờ Quốc hội đã miễn nhiệm rồi. Ông ấy mắc khuyến điểm trong thời gian trước thì Quốc hội giờ đã tuyên bố phê phán trước quốc dân đồng bào như vậy, tại diễn đàn Quốc hội, trong một phiên truyền hình trực tiếp mà đồng bào cả nước đều theo dõi như thế.
Giờ đi đâu người ta cũng biết ông Hoàng có hành vi vi phạm như vậy rồi.
Như vậy nghĩa là thực hiện xong chỉ đạo của Ban Bí thư về kỷ luật hành chính với ông Vũ Huy Hoàng, thưa ông?
Xong thì chưa xong. Hiện đang giao cho Chính phủ để xem xét kỷ luật về mặt hành chính. Còn với Quốc hội, Quốc hội thấy hành vi vi phạm là nghiêm trọng như vậy và phê phán như thế.
Xem xét sửa luật?
Là một chuyên gia pháp luật, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Đình Quyền có đề xuất một hướng xử lý là áp dụng quy định về thời hiệu kỷ luật cán bộ công chức là 24 tháng, kể từ thời điểm cán bộ công chức có hành vi vi phạm để kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng với hình thức cảnh cáo. Ông nghĩ thế nào về việc này?
Tôi cũng có đọc thông tin về phát biểu của anh Quyền, nhưng có một vấn đề là Luật Cán bộ công chức mang ra áp dụng với cán bộ công chức khi đang đương chức, chứ không áp dụng với những người nghỉ hưu nên luật này đưa ra áp dụng là không đúng.
Điều kiện tiên quyết để áp dụng luật này là cán bộ công chức nên xác định không đúng đối tượng để áp dụng là đã không ổn rồi.
Liên quan đến vụ Forsmosa, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang cũng nói là sẵn sàng nhận mọi hình thức kỷ luật. Nhưng, ông Quang cũng đã về hưu?
Bây giờ cơ quan có chức năng kiếm tra thanh tra chưa lên tiếng, chưa có một thông tin, kết luận nào về việc này. Chúng ta nói hơi sớm.
Nhưng nếu không chuẩn bị cơ sở pháp lý thì khi đến khâu này cũng sẽ lại vướng?
Chính vì thế, nên sau việc ông Vũ Huy Hoàng, cơ quan chức năng cần xem xét lại hệ thống pháp luật, phải sửa quy định thế nào để mọi trường hợp cán bộ công chức - kể cả khi đương chức hay về hưu - cũng phải xử lý được.