Quốc hội dành 11 ngày cho nhân sự cấp cao
Chiều 26/7 Quốc hội sẽ bầu Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ mới
Với trọng tâm là quyết định nhân sự cấp cao của các cơ quan nhà nước, kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa 13 sẽ được khai mạc lúc 8h30 sáng 21/7, tại Hà Nội.
Theo nghị trình đã được Quốc hội thông qua tại phiên họp trù bị chiều 20/7, sau 14,5 ngày, kỳ họp sẽ bế mạc vào chiều 6/8.
Ngày làm việc đầu tiên cũng là một trong số ít ngày Quốc hội làm việc cả ngày tại hội trường.
Sau phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội khóa 12 Nguyễn Phú Trọng sẽ điều khiển các phiên họp cho đến khi Quốc hội bầu được Chủ tịch Quốc hội khóa mới.
Quốc hội sẽ nghe Phó chủ tịch thường trực Hội đồng bầu cử Trung ương Tòng Thị Phóng trình bày Báo cáo kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 13 và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.
Tiếp đó, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ phát biểu ý kiến.
Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước được Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trình bày ngay sau phát biểu của Tổng bí thư.
Cũng tại phiên khai mạc, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng trình bày Báo cáo về “Tình hình kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong 6 tháng cuối năm 2011”.
Kết thúc phiên họp buổi sáng, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội khóa 12 Hà Văn Hiền sẽ trình bày Báo cáo thẩm tra Báo cáo nói trên của Chính phủ.
Các phiên thảo luận về nội dung này được bố trí cuối kỳ họp và sẽ được truyền hình trực tiếp để cử tri cả nước theo dõi.
Vào đầu phiên họp buổi chiều Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng trình bày tờ trình giới thiệu danh sách để Quốc hội bầu Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu.
Tiếp đó, Quốc hội sẽ nghe tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009 và báo cáo thẩm tra về nội dung này.
Và tờ trình về việc ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2011 sẽ được Bộ trưởng Bộ tài chính Vũ Văn Ninh trình Quốc hội.
Quốc hội cũng sẽ nghe ý kiến của cơ quan thẩm tra, Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội về vấn đề nói trên.
Vào cuối phiên họp, Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu báo cáo kết quả thẩm tra tư cách đại biểu, Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua nghị quyết về việc xác nhận tư cách đại biểu của các đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội khóa Nguyễn Phú Trọng cũng sẽ trình bày tờ trình về số phó chủ tịch Quốc hội và số ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 13 trước khi kết thúc ngày làm việc đầu tiên.
So với chương trình dự kiến trước đó, thời gian dành cho công tác tổ chức, nhân sự vẫn là 11 ngày và thời điểm bầu các chức danh chủ chốt vẫn được giữ nguyên. Theo đó, chiều 23/7 Chủ tịch Quốc hội khóa 13 sẽ được bầu. Vào chiều 25/7 sẽ có kết quả bầu Chủ tịch nước và chiều ngày 26 việc bầu Thủ tướng Chính phủ sẽ được tiến hành.
Tuy nhiên, phải đến sáng 3/8, Thủ tướng mới phát biểu nhậm chức, sau khi Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc bổ nhiệm các phó thủ tướng, các bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.
Tại buổi họp báo về kỳ họp chiều 19/7 vừa qua, ông Trần Đình Đàn, người phát ngôn của Quốc hội cho biết, các đoàn đại biểu Quốc hội có thể giới thiệu ứng cử viên để bầu nhân sự cấp cao và số dư cụ thể để bầu các chức danh này sẽ do Quốc hội quyết định.
Theo nghị trình đã được Quốc hội thông qua tại phiên họp trù bị chiều 20/7, sau 14,5 ngày, kỳ họp sẽ bế mạc vào chiều 6/8.
Ngày làm việc đầu tiên cũng là một trong số ít ngày Quốc hội làm việc cả ngày tại hội trường.
Sau phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội khóa 12 Nguyễn Phú Trọng sẽ điều khiển các phiên họp cho đến khi Quốc hội bầu được Chủ tịch Quốc hội khóa mới.
Quốc hội sẽ nghe Phó chủ tịch thường trực Hội đồng bầu cử Trung ương Tòng Thị Phóng trình bày Báo cáo kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 13 và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.
Tiếp đó, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ phát biểu ý kiến.
Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước được Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trình bày ngay sau phát biểu của Tổng bí thư.
Cũng tại phiên khai mạc, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng trình bày Báo cáo về “Tình hình kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong 6 tháng cuối năm 2011”.
Kết thúc phiên họp buổi sáng, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội khóa 12 Hà Văn Hiền sẽ trình bày Báo cáo thẩm tra Báo cáo nói trên của Chính phủ.
Các phiên thảo luận về nội dung này được bố trí cuối kỳ họp và sẽ được truyền hình trực tiếp để cử tri cả nước theo dõi.
Vào đầu phiên họp buổi chiều Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng trình bày tờ trình giới thiệu danh sách để Quốc hội bầu Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu.
Tiếp đó, Quốc hội sẽ nghe tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009 và báo cáo thẩm tra về nội dung này.
Và tờ trình về việc ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2011 sẽ được Bộ trưởng Bộ tài chính Vũ Văn Ninh trình Quốc hội.
Quốc hội cũng sẽ nghe ý kiến của cơ quan thẩm tra, Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội về vấn đề nói trên.
Vào cuối phiên họp, Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu báo cáo kết quả thẩm tra tư cách đại biểu, Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua nghị quyết về việc xác nhận tư cách đại biểu của các đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội khóa Nguyễn Phú Trọng cũng sẽ trình bày tờ trình về số phó chủ tịch Quốc hội và số ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 13 trước khi kết thúc ngày làm việc đầu tiên.
So với chương trình dự kiến trước đó, thời gian dành cho công tác tổ chức, nhân sự vẫn là 11 ngày và thời điểm bầu các chức danh chủ chốt vẫn được giữ nguyên. Theo đó, chiều 23/7 Chủ tịch Quốc hội khóa 13 sẽ được bầu. Vào chiều 25/7 sẽ có kết quả bầu Chủ tịch nước và chiều ngày 26 việc bầu Thủ tướng Chính phủ sẽ được tiến hành.
Tuy nhiên, phải đến sáng 3/8, Thủ tướng mới phát biểu nhậm chức, sau khi Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc bổ nhiệm các phó thủ tướng, các bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.
Tại buổi họp báo về kỳ họp chiều 19/7 vừa qua, ông Trần Đình Đàn, người phát ngôn của Quốc hội cho biết, các đoàn đại biểu Quốc hội có thể giới thiệu ứng cử viên để bầu nhân sự cấp cao và số dư cụ thể để bầu các chức danh này sẽ do Quốc hội quyết định.