Quỹ ETF cơ cấu danh mục tác động gì tới thị trường?
FTSE vừa công bố kết quả đánh giá lại của hai bộ chỉ số, FTSE Vietnam All-Share Index và FTSE Vietnam Index
Chiều ngày 6/9, FTSE đã công bố kết quả đánh giá lại của hai bộ chỉ số, FTSE Vietnam All-Share Index và FTSE Vietnam Index. Trong đó FTSE Vietnam Index là đáng chú ý nhất do đây là chỉ số chuẩn của quỹ FTSE Vietnam UCITS ETF do Deutsche Bank quản lý.
Theo đó, FTSE đã công bố loại IJC ra khỏi danh mục của FTSE Vietnam Index và không thêm mã nào vào, đồng thời OGC và DIG bị giảm tỷ trọng đầu tư lần lượt từ 23,7% xuống 23% và 49% xuống 43%. Như vậy, việc đánh giá lại lần này của FTSE vẫn bám sát những tiêu chí theo như công bố của bộ chỉ số.
Quỹ ETF của Deutsche Bank kể trên sẽ có 2 tuần để hoàn thành cơ cấu lại danh mục trước khi thay đổi kể trên được áp dụng.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), về chiều bán, trong thời gian tới IJC sẽ chịu áp lực thoái vốn mạnh của quỹ kể trên và có thể sẽ tác động xấu lên giá của cổ phiếu này.
Với OGC và DIG, do hai mã này chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong danh mục của ETF, đồng thời việc thay đổi tỷ trọng đầu tư cũng không lớn nên tuy vẫn chịu áp lực bán nhưng sẽ không nhiều.
Ở chiều ngược lại, VCBS dự báo PVD và VCB sẽ là hai cổ phiếu được quỹ này mua mạnh.
Đáng chú ý là trước đó, có một số thông tin trên thị trường về việc PVT được đưa vào bộ chỉ số trong lần này. Điều này đã tạo nên một lực cầu mạnh, phần nhiều mang tính đầu cơ, từ phía nhà đầu tư trong nước với cổ phiếu này.
Tuy nhiên, theo VCBS, khi PVT không được vào rổ chỉ số thì đây sẽ là thông tin không tốt với cổ phiếu này và từ đó có thể có tác động tiêu cực lên diễn biến giá của PVT trong những phiên tới.
Cũng theo nhận định của VCBS, việc các quỹ ETF cơ cấu lại danh mục chủ yếu sẽ có tác động lên những cổ phiếu được thêm vào - bớt ra hoặc thay đổi mạnh về tỷ trọng, từ đó sẽ tạo cơ hội lướt sóng ngắn hạn nhiều hơn là đầu tư dài hạn ở những cổ phiếu này.
Trong khi đó, với bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế Mỹ tiếp tục phát đi những tín hiệu tích cực cùng với khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ thu hẹp và dừng chương trình nới lỏng định lượng(QE), việc dòng vốn tiếp tục chuyển dịch ra khỏi các thị trường biên và mới nổi, trong đó có Việt Nam, vẫn là rủi ro lớn cần phải cân nhắc.
Nói cách khác, các quỹ ETF vẫn đang đứng trước nguy cơ rút vốn của các nhà đầu tư, kéo theo toàn bộ các mã trong danh mục phải chịu áp lực bán và từ đó sẽ tác động xấu lên thị trường nói chung khi phần đông các mã này có vốn hóa khá lớn trên thị trường, báo cáo của VCBS nhìn nhận.
Theo đó, FTSE đã công bố loại IJC ra khỏi danh mục của FTSE Vietnam Index và không thêm mã nào vào, đồng thời OGC và DIG bị giảm tỷ trọng đầu tư lần lượt từ 23,7% xuống 23% và 49% xuống 43%. Như vậy, việc đánh giá lại lần này của FTSE vẫn bám sát những tiêu chí theo như công bố của bộ chỉ số.
Quỹ ETF của Deutsche Bank kể trên sẽ có 2 tuần để hoàn thành cơ cấu lại danh mục trước khi thay đổi kể trên được áp dụng.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), về chiều bán, trong thời gian tới IJC sẽ chịu áp lực thoái vốn mạnh của quỹ kể trên và có thể sẽ tác động xấu lên giá của cổ phiếu này.
Với OGC và DIG, do hai mã này chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong danh mục của ETF, đồng thời việc thay đổi tỷ trọng đầu tư cũng không lớn nên tuy vẫn chịu áp lực bán nhưng sẽ không nhiều.
Ở chiều ngược lại, VCBS dự báo PVD và VCB sẽ là hai cổ phiếu được quỹ này mua mạnh.
Đáng chú ý là trước đó, có một số thông tin trên thị trường về việc PVT được đưa vào bộ chỉ số trong lần này. Điều này đã tạo nên một lực cầu mạnh, phần nhiều mang tính đầu cơ, từ phía nhà đầu tư trong nước với cổ phiếu này.
Tuy nhiên, theo VCBS, khi PVT không được vào rổ chỉ số thì đây sẽ là thông tin không tốt với cổ phiếu này và từ đó có thể có tác động tiêu cực lên diễn biến giá của PVT trong những phiên tới.
Cũng theo nhận định của VCBS, việc các quỹ ETF cơ cấu lại danh mục chủ yếu sẽ có tác động lên những cổ phiếu được thêm vào - bớt ra hoặc thay đổi mạnh về tỷ trọng, từ đó sẽ tạo cơ hội lướt sóng ngắn hạn nhiều hơn là đầu tư dài hạn ở những cổ phiếu này.
Trong khi đó, với bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế Mỹ tiếp tục phát đi những tín hiệu tích cực cùng với khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ thu hẹp và dừng chương trình nới lỏng định lượng(QE), việc dòng vốn tiếp tục chuyển dịch ra khỏi các thị trường biên và mới nổi, trong đó có Việt Nam, vẫn là rủi ro lớn cần phải cân nhắc.
Nói cách khác, các quỹ ETF vẫn đang đứng trước nguy cơ rút vốn của các nhà đầu tư, kéo theo toàn bộ các mã trong danh mục phải chịu áp lực bán và từ đó sẽ tác động xấu lên thị trường nói chung khi phần đông các mã này có vốn hóa khá lớn trên thị trường, báo cáo của VCBS nhìn nhận.