Quỹ tín dụng kêu khổ vì thuế và phí
Các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trong hệ thống hiện phải thực hiện 7 loại nghĩa vụ tài chính
Các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trong hệ thống hiện phải thực hiện 7 loại nghĩa vụ tài chính, trong đó có 2 loại thuế và 5 loại phí. Nhiều quỹ đang “kêu” lên cơ quan quản lý giảm và loại bỏ một số khoản trùng lắp.
Theo phản ánh của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội, các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trong hệ thống Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) quản lý hiện phải đóng quá nhiều thuế và phí, thậm chí, hoạt động dính đến đơn vị nào là đơn vị đó thu phí.
Thuế, phí đè nặng oằn vai
Trước hết về thuế, các quỹ phải đóng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức 20% và thuế suất thuế lợi tức góp vốn tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) ở mức 5%.
Ngoài hai loại thuế này, quỹ tín dụng phải đóng tiếp 5 loại phí và duy trì tiền gửi tối thiểu, gồm: phí nộp cho Liên minh hợp tác xã Việt Nam; phí cho Hiệp hội quỹ tín dụng nhân dân; 3% số tiền/tổng nguồn huy động nộp được gọi là “duy trì tiền gửi tối thiểu” tại Co-opBank nhằm hỗ trợ thanh khoản; tất nhiên, Co-opBank trả cho người gửi là 5%/năm; phí trích nộp quỹ bảo toàn theo quy định tại khoản 2, điều 4, chương II của Thông tư 03/2014/TT – NHNN.
Trong số những khoản trên, có khoản bị cho là trùng lắp, chẳng hạn: theo văn bản số 177/QC/HĐQT/NHHT ngày 28/3/2014 và Nghị quyết đại hội thành viên thường niên ngày 25/3/2014 của Co-opBank thì mức thu trên tài khoản duy trì tiền gửi tối thiểu tại Co-opBank là 3%/tổng nguồn huy động của quỹ. Số tiền này nhằm hỗ trợ chi trả cho quỹ trong hệ thống khi gặp khó khăn.
Trong khi đó, tại khoản 2, điều 4 của Thông tư 03/2014/TT-NHNN về “Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân” cũng quy định rất rõ: từ năm 2014, Co-opBank, quỹ tín dụng nhân dân (trừ trường hợp đang bị áp dụng kiểm soát đặc biệt) có trách nhiệm trích nộp phí tham gia đầy đủ, đúng hạn vào quỹ bảo toàn một năm một lần trước ngày 31/1 của năm tiếp theo.
Mức phí trích nộp hàng năm bằng 0,08% dư nợ cho vay bình quân của năm liền kề trước kết thúc vào ngày 31/12 của Co-opBank, quỹ tín dụng nhân dân.
Chỉ khi nào tổng nguồn vốn hoạt động của quỹ bảo toàn đạt 1,5 lần tổng tài sản có của hệ thống tổ chức tín dụng là hợp tác xã, quỹ bảo toàn sẽ tạm thời ngừng thu phí tham gia của các thành viên và tiếp tục thu phí khi tổng nguồn vốn hoạt động của quỹ bảo toàn thấp hơn mức nêu trên.
Ông Trần Quốc Hùng, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội cho rằng, mục đích của việc duy trì tiền gửi tối thiểu tại Co-opBank và mục đích của quỹ bảo toàn hệ thống đều giống nhau, ở chỗ: đảm bảo hỗ trợ kịp thời cho các quỹ tín dụng khi gặp khó khăn về tài chính, khó khăn về chi trả.
Thế nên, đã có quỹ bảo toàn hệ thống thì không cần phải duy trì tiền gửi tối thiểu tại Co-opBank. Hơn nữa, bản thân các quỹ tín dụng đã thực hiện và tuân thủ khả năng chi trả như quy định tại điều 10, điều 11 của Quyết định 1328/2005/QĐ-NHNN ngày 6/9/2005.
Như vậy, nếu cơ quan quản lý không giải quyết bất cập này thì sẽ tồn tại tình trạng, cùng một mục đích là giữ thanh khoản, chi trả, quỹ tín dụng vừa phải đóng 3% số tiền gửi tối thiểu tại Co-opBank/tổng nguồn huy động; vừa phải đóng 0,08% dư nợ cho vay bình quân hàng năm.
Thử hình dung, chỉ tính riêng dư nợ 9 tháng đầu năm 2012 của các hệ thống quỹ tín dụng lên tới 33.549 tỷ đồng (nguồn Ngân hàng Nhà nước), mức phí 0,08% của con số này cộng với các khoản phải nộp khác, thực sự là gánh nặng tài chính đối với các quỹ tín dụng nhân dân.
Giải quyết như thế nào?
Trao đổi với ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Quỹ Tín dụng nhân dân Đa Tốn (Gia Lâm, Hà Nội), ông cho biết, thực ra, bất cập từ việc yêu cầu các quỹ tín dụng duy trì tối thiểu 3%/tổng nguồn huy động về Co-opBank còn ở chỗ: với những quỹ huy động tốt, dư nguồn thì không vấn đề gì vì họ dư nguồn, trong khi gửi về Co-opBank còn được nhận lãi 5%/năm.
Nhưng đối với các quỹ nghèo, nguồn hạn hẹp mà lại phải ghim lại 3%/tổng nguồn tại Co-opBank thì càng làm cho nguồn nghèo thêm, thiếu khả năng luân chuyển vốn, ảnh hưởng đến kinh doanh.
Thứ hai, mức phí 0,08% dư nợ đóng quỹ bảo toàn theo Thông tư 3 là quá nhiều. Ông Hùng dẫn chứng, dư nợ của quỹ Đa Tốn ước khoảng 50 tỷ/năm, như vậy, mỗi năm quỹ bị mất đi 40 triệu đồng.
“Nên duy trì mức quỹ này khoảng 0,01% là vừa phải, không nên thu nhiều quá. Tôi có phản ánh với cấp trên và được giải thích là khi nào quỹ lớn gấp 1,5 lần như quy định thì dừng thu. Đó là nói thế, chứ đời nào người ta dừng”, ông Hùng nói.
Đồng quan điểm này, trong báo cáo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội đã đề cập, nên xem xét mức trích nộp quỹ bảo toàn ở tỷ lệ 0,02 - 0,03% là phù hợp. Cùng đó, phải loại trừ vay cầm cố bằng số tiền gửi do quỹ phát hành trong dư nợ cho vay để tính mức phí an toàn hệ thống.
Mức trích nộp phí hàng năm nên được quản lý tại quỹ tín dụng nhân dân giống như nguồn dự phòng chung để tăng năng lực tài chính cho quỹ cơ sở. Chỉ khi nào Nhà nước cần huy động thì yêu cầu quỹ chuyển về Trung ương để thực hiện mục đích chi trả như quy định.
Ngoài ra, ông Hùng cũng cho rằng, việc thu thuế lợi tức góp vốn tại Co-opBank 5% là không phù hợp. Vì rằng, nguồn vốn này nhằm tăng năng lực tài chính cho Co-opBank và tất nhiên, khi hoạt động có lãi thì phải chia lợi tức cho người góp vốn. Nguồn lợi tức này nên để cho người góp vốn được hưởng 100%.
Cũng giống như việc gửi tiền vào ngân hàng không thu phí thì việc góp vốn vào Co-opBank cũng không nên thu phí.
Liên quan đến mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp 20%, theo ông Hùng, cũng nên giảm xuống ở mức dưới 20% vì chênh lệch lãi suất vào ra đối với cho vay hộ nghèo ở nông thôn không nhiều, nếu giảm được thì chính các hộ vay cũng được lợi, góp phần vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, chứ không riêng gì quỹ tín dụng cơ sở được lợi.
Theo phản ánh của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội, các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trong hệ thống Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) quản lý hiện phải đóng quá nhiều thuế và phí, thậm chí, hoạt động dính đến đơn vị nào là đơn vị đó thu phí.
Thuế, phí đè nặng oằn vai
Trước hết về thuế, các quỹ phải đóng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức 20% và thuế suất thuế lợi tức góp vốn tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) ở mức 5%.
Ngoài hai loại thuế này, quỹ tín dụng phải đóng tiếp 5 loại phí và duy trì tiền gửi tối thiểu, gồm: phí nộp cho Liên minh hợp tác xã Việt Nam; phí cho Hiệp hội quỹ tín dụng nhân dân; 3% số tiền/tổng nguồn huy động nộp được gọi là “duy trì tiền gửi tối thiểu” tại Co-opBank nhằm hỗ trợ thanh khoản; tất nhiên, Co-opBank trả cho người gửi là 5%/năm; phí trích nộp quỹ bảo toàn theo quy định tại khoản 2, điều 4, chương II của Thông tư 03/2014/TT – NHNN.
Trong số những khoản trên, có khoản bị cho là trùng lắp, chẳng hạn: theo văn bản số 177/QC/HĐQT/NHHT ngày 28/3/2014 và Nghị quyết đại hội thành viên thường niên ngày 25/3/2014 của Co-opBank thì mức thu trên tài khoản duy trì tiền gửi tối thiểu tại Co-opBank là 3%/tổng nguồn huy động của quỹ. Số tiền này nhằm hỗ trợ chi trả cho quỹ trong hệ thống khi gặp khó khăn.
Trong khi đó, tại khoản 2, điều 4 của Thông tư 03/2014/TT-NHNN về “Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân” cũng quy định rất rõ: từ năm 2014, Co-opBank, quỹ tín dụng nhân dân (trừ trường hợp đang bị áp dụng kiểm soát đặc biệt) có trách nhiệm trích nộp phí tham gia đầy đủ, đúng hạn vào quỹ bảo toàn một năm một lần trước ngày 31/1 của năm tiếp theo.
Mức phí trích nộp hàng năm bằng 0,08% dư nợ cho vay bình quân của năm liền kề trước kết thúc vào ngày 31/12 của Co-opBank, quỹ tín dụng nhân dân.
Chỉ khi nào tổng nguồn vốn hoạt động của quỹ bảo toàn đạt 1,5 lần tổng tài sản có của hệ thống tổ chức tín dụng là hợp tác xã, quỹ bảo toàn sẽ tạm thời ngừng thu phí tham gia của các thành viên và tiếp tục thu phí khi tổng nguồn vốn hoạt động của quỹ bảo toàn thấp hơn mức nêu trên.
Ông Trần Quốc Hùng, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội cho rằng, mục đích của việc duy trì tiền gửi tối thiểu tại Co-opBank và mục đích của quỹ bảo toàn hệ thống đều giống nhau, ở chỗ: đảm bảo hỗ trợ kịp thời cho các quỹ tín dụng khi gặp khó khăn về tài chính, khó khăn về chi trả.
Thế nên, đã có quỹ bảo toàn hệ thống thì không cần phải duy trì tiền gửi tối thiểu tại Co-opBank. Hơn nữa, bản thân các quỹ tín dụng đã thực hiện và tuân thủ khả năng chi trả như quy định tại điều 10, điều 11 của Quyết định 1328/2005/QĐ-NHNN ngày 6/9/2005.
Như vậy, nếu cơ quan quản lý không giải quyết bất cập này thì sẽ tồn tại tình trạng, cùng một mục đích là giữ thanh khoản, chi trả, quỹ tín dụng vừa phải đóng 3% số tiền gửi tối thiểu tại Co-opBank/tổng nguồn huy động; vừa phải đóng 0,08% dư nợ cho vay bình quân hàng năm.
Thử hình dung, chỉ tính riêng dư nợ 9 tháng đầu năm 2012 của các hệ thống quỹ tín dụng lên tới 33.549 tỷ đồng (nguồn Ngân hàng Nhà nước), mức phí 0,08% của con số này cộng với các khoản phải nộp khác, thực sự là gánh nặng tài chính đối với các quỹ tín dụng nhân dân.
Giải quyết như thế nào?
Trao đổi với ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Quỹ Tín dụng nhân dân Đa Tốn (Gia Lâm, Hà Nội), ông cho biết, thực ra, bất cập từ việc yêu cầu các quỹ tín dụng duy trì tối thiểu 3%/tổng nguồn huy động về Co-opBank còn ở chỗ: với những quỹ huy động tốt, dư nguồn thì không vấn đề gì vì họ dư nguồn, trong khi gửi về Co-opBank còn được nhận lãi 5%/năm.
Nhưng đối với các quỹ nghèo, nguồn hạn hẹp mà lại phải ghim lại 3%/tổng nguồn tại Co-opBank thì càng làm cho nguồn nghèo thêm, thiếu khả năng luân chuyển vốn, ảnh hưởng đến kinh doanh.
Thứ hai, mức phí 0,08% dư nợ đóng quỹ bảo toàn theo Thông tư 3 là quá nhiều. Ông Hùng dẫn chứng, dư nợ của quỹ Đa Tốn ước khoảng 50 tỷ/năm, như vậy, mỗi năm quỹ bị mất đi 40 triệu đồng.
“Nên duy trì mức quỹ này khoảng 0,01% là vừa phải, không nên thu nhiều quá. Tôi có phản ánh với cấp trên và được giải thích là khi nào quỹ lớn gấp 1,5 lần như quy định thì dừng thu. Đó là nói thế, chứ đời nào người ta dừng”, ông Hùng nói.
Đồng quan điểm này, trong báo cáo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội đã đề cập, nên xem xét mức trích nộp quỹ bảo toàn ở tỷ lệ 0,02 - 0,03% là phù hợp. Cùng đó, phải loại trừ vay cầm cố bằng số tiền gửi do quỹ phát hành trong dư nợ cho vay để tính mức phí an toàn hệ thống.
Mức trích nộp phí hàng năm nên được quản lý tại quỹ tín dụng nhân dân giống như nguồn dự phòng chung để tăng năng lực tài chính cho quỹ cơ sở. Chỉ khi nào Nhà nước cần huy động thì yêu cầu quỹ chuyển về Trung ương để thực hiện mục đích chi trả như quy định.
Ngoài ra, ông Hùng cũng cho rằng, việc thu thuế lợi tức góp vốn tại Co-opBank 5% là không phù hợp. Vì rằng, nguồn vốn này nhằm tăng năng lực tài chính cho Co-opBank và tất nhiên, khi hoạt động có lãi thì phải chia lợi tức cho người góp vốn. Nguồn lợi tức này nên để cho người góp vốn được hưởng 100%.
Cũng giống như việc gửi tiền vào ngân hàng không thu phí thì việc góp vốn vào Co-opBank cũng không nên thu phí.
Liên quan đến mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp 20%, theo ông Hùng, cũng nên giảm xuống ở mức dưới 20% vì chênh lệch lãi suất vào ra đối với cho vay hộ nghèo ở nông thôn không nhiều, nếu giảm được thì chính các hộ vay cũng được lợi, góp phần vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, chứ không riêng gì quỹ tín dụng cơ sở được lợi.