Quyền tự chủ của doanh nghiệp đang bị can thiệp quá mức?
Theo thống kê sơ bộ ban đầu, hiện nay trong hệ thống pháp luật về kinh doanh có 243 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
Pháp luật về doanh nghiệp ghi nhận quyền tự chủ của doanh nghiệp trong việc lựa chọn hình thức kinh doanh, thuê và sử dụng lao động. Các quyền này dường như bị can thiệp quá mức cần thiết và bất hợp lý trong một số quy định về điều kiện kinh doanh.
Đây là nhận định được đưa ra tại hội thảo công bố báo cáo điều kiện kinh doanh và quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức ngày 30/6.
16 ngành nghề chưa phù hợp
Báo cáo nêu rõ, theo thống kê sơ bộ ban đầu, hiện nay trong hệ thống pháp luật về kinh doanh có 243 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, tương ứng có khoảng 5719 điều kiện kinh doanh.
So với thời điểm trước khi phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, Luật Đầu tư 2014 được sửa đổi thì số điều kiện kinh doanh đã được cắt giảm khoảng 107 điều kiện kinh doanh.
Đây là một nỗ lực rất lớn của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp - nhóm nghiên cứu của VCCI đánh giá.
Tuy nhiên, các tác giả báo cáo cũng nhận định, chưa có một cuộc đánh giá toàn diện nào về những điều kiện kinh doanh hiện hành để xem xét tính phù hợp của các điều kiện này so với tính chất, mục tiêu mà một điều kiện kinh doanh nên có.
Khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2014 quy định “Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng”.
Cho rằng không thể khẳng định danh mục hiện tại đã hoàn hảo, nhóm nghiên cứu đã tiến hành rà soát các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong danh mục để nhận diện những ngành, nghề kinh doanh chưa phù hợp với quy định nêu trên qua đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện danh mục.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có 16 ngành nghề được xác định là các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là chưa phù hợp.
Gồm: hoạt động dịch vụ của tổ chức trọng tài thương mại; kinh doanh dịch vụ mua bán nợ; Sản xuất, sửa chữa chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (chai LPG); xuất khẩu gạo; kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh; kinh doanh dịch vụ Logistics ;kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô; kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển; kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư; kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành cơ sở hỏa táng; sản xuất mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy; kinh doanh dịch vụ sản xuất, phát hành và phổ biến phim; kinh doanh dịch vụ lữ hành; kinh doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, tổ chức thi người đẹp, người mẫu; kinh doanh dịch vụ giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến công chúng; kinh doanh dịch vụ in, trừ in bao bì.
Ngoài ra còn có 10 ngành nghề kinh doanh có phạm vi kiểm soát chưa phù hợp như: kinh doanh thủy sản, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, kinh doanh phân bón, nhượng quyền thương mại...
Vẫn băn khoăn mua bán nợ
Nằm trong danh mục 16 ngành nghề được cho là chưa phù hợp có kinh doanh dịch vụ mua bán nợ.
Cùng với xuất khẩu gạo, kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển, kinh doanh dịch vụ in, kinh doanh dịch vụ mua bán nợ, theo nhóm nghiên cứu là đều mang nghề không nhận thấy tác động đáng kể nào tới lợi ích công cộng.
Hầu hết các ngành, nghề này đều mang “dáng dấp” của hoạt động kinh doanh thông thường. Những rủi ro, nếu có, sẽ tác động đến các chủ thể tư và các chủ thể này đã có hệ thống pháp luật tư bảo vệ - các tác giả báo cáo nhấn mạnh.
Đáng chú ý, đây không phải lần đầu nghiên cứu từ VCCI cho thấy mua bán nợ không đáng xếp vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Cuối năm 2016, khi danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, Luật Đầu tư 2014 đang được sửa đổi, VCCI từng đề nghị bỏ dịch vụ mua bán nợ ra khỏi danh mục này và từng được chấp thuận ở vòng ngoài.
Lý do của đề xuất này là mua bán nợ là giao dịch trong đó các quyền và nghĩa vụ đối với một khoản nợ được chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác, và “nợ” chỉ là một loại hàng hóa để mua bán thông thường.
Do đó, toàn bộ giao dịch không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ hay khoản nợ mà chỉ thay đổi chủ thể thực hiện quyền, nghĩa vụ đó. Như vậy, cả chủ thể giao dịch lẫn đối tượng giao dịch đều không có ảnh hưởng nào tới lợi ích công cộng được liệt kê trong Điều 7.1 Luật Đầu tư.
Nhưng sau đó Bộ Quốc phòng đề nghị không bãi bỏ điều kiện của kinh doanh dịch vụ mua bán nợ để tránh tối đa tình trạng biến tướng của dịch vụ mua bán nợ. Và quan điểm này được tiếp thu.
Trình bày kết quả nghiên cứu tại hội thảo, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI nhấn mạnh, dịch vụ mua bán nợ chỉ là dịch vụ hỗ trợ, thúc đẩy các giao dịch mua bán nợ, không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ mà chỉ thay đổi về chủ thể thực hiện.
Đây là giao dịch dân sự thông thường, không ảnh hưởng đến các lợi ích công cộng. Ông Tuấn cũng lưu ý là không điều chỉnh đối với nợ "đặc thù" như nợ xấu ngân hàng hay nợ của môt số doanh nghiệp Nhà nước.
Đây là nhận định được đưa ra tại hội thảo công bố báo cáo điều kiện kinh doanh và quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức ngày 30/6.
16 ngành nghề chưa phù hợp
Báo cáo nêu rõ, theo thống kê sơ bộ ban đầu, hiện nay trong hệ thống pháp luật về kinh doanh có 243 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, tương ứng có khoảng 5719 điều kiện kinh doanh.
So với thời điểm trước khi phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, Luật Đầu tư 2014 được sửa đổi thì số điều kiện kinh doanh đã được cắt giảm khoảng 107 điều kiện kinh doanh.
Đây là một nỗ lực rất lớn của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp - nhóm nghiên cứu của VCCI đánh giá.
Tuy nhiên, các tác giả báo cáo cũng nhận định, chưa có một cuộc đánh giá toàn diện nào về những điều kiện kinh doanh hiện hành để xem xét tính phù hợp của các điều kiện này so với tính chất, mục tiêu mà một điều kiện kinh doanh nên có.
Khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2014 quy định “Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng”.
Cho rằng không thể khẳng định danh mục hiện tại đã hoàn hảo, nhóm nghiên cứu đã tiến hành rà soát các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong danh mục để nhận diện những ngành, nghề kinh doanh chưa phù hợp với quy định nêu trên qua đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện danh mục.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có 16 ngành nghề được xác định là các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là chưa phù hợp.
Gồm: hoạt động dịch vụ của tổ chức trọng tài thương mại; kinh doanh dịch vụ mua bán nợ; Sản xuất, sửa chữa chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (chai LPG); xuất khẩu gạo; kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh; kinh doanh dịch vụ Logistics ;kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô; kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển; kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư; kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành cơ sở hỏa táng; sản xuất mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy; kinh doanh dịch vụ sản xuất, phát hành và phổ biến phim; kinh doanh dịch vụ lữ hành; kinh doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, tổ chức thi người đẹp, người mẫu; kinh doanh dịch vụ giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến công chúng; kinh doanh dịch vụ in, trừ in bao bì.
Ngoài ra còn có 10 ngành nghề kinh doanh có phạm vi kiểm soát chưa phù hợp như: kinh doanh thủy sản, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, kinh doanh phân bón, nhượng quyền thương mại...
Vẫn băn khoăn mua bán nợ
Nằm trong danh mục 16 ngành nghề được cho là chưa phù hợp có kinh doanh dịch vụ mua bán nợ.
Cùng với xuất khẩu gạo, kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển, kinh doanh dịch vụ in, kinh doanh dịch vụ mua bán nợ, theo nhóm nghiên cứu là đều mang nghề không nhận thấy tác động đáng kể nào tới lợi ích công cộng.
Hầu hết các ngành, nghề này đều mang “dáng dấp” của hoạt động kinh doanh thông thường. Những rủi ro, nếu có, sẽ tác động đến các chủ thể tư và các chủ thể này đã có hệ thống pháp luật tư bảo vệ - các tác giả báo cáo nhấn mạnh.
Đáng chú ý, đây không phải lần đầu nghiên cứu từ VCCI cho thấy mua bán nợ không đáng xếp vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Cuối năm 2016, khi danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, Luật Đầu tư 2014 đang được sửa đổi, VCCI từng đề nghị bỏ dịch vụ mua bán nợ ra khỏi danh mục này và từng được chấp thuận ở vòng ngoài.
Lý do của đề xuất này là mua bán nợ là giao dịch trong đó các quyền và nghĩa vụ đối với một khoản nợ được chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác, và “nợ” chỉ là một loại hàng hóa để mua bán thông thường.
Do đó, toàn bộ giao dịch không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ hay khoản nợ mà chỉ thay đổi chủ thể thực hiện quyền, nghĩa vụ đó. Như vậy, cả chủ thể giao dịch lẫn đối tượng giao dịch đều không có ảnh hưởng nào tới lợi ích công cộng được liệt kê trong Điều 7.1 Luật Đầu tư.
Nhưng sau đó Bộ Quốc phòng đề nghị không bãi bỏ điều kiện của kinh doanh dịch vụ mua bán nợ để tránh tối đa tình trạng biến tướng của dịch vụ mua bán nợ. Và quan điểm này được tiếp thu.
Trình bày kết quả nghiên cứu tại hội thảo, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI nhấn mạnh, dịch vụ mua bán nợ chỉ là dịch vụ hỗ trợ, thúc đẩy các giao dịch mua bán nợ, không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ mà chỉ thay đổi về chủ thể thực hiện.
Đây là giao dịch dân sự thông thường, không ảnh hưởng đến các lợi ích công cộng. Ông Tuấn cũng lưu ý là không điều chỉnh đối với nợ "đặc thù" như nợ xấu ngân hàng hay nợ của môt số doanh nghiệp Nhà nước.