22:30 04/05/2021

Rà soát và đề xuất gắn vòng tay điện tử giám sát người nhập cảnh

Tiến Dũng

Phó Thủ tướng cho biết đợt cao điểm rà soát người nhập cảnh được thực hiện với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, không được bỏ sót...

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Ảnh: VGP
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Ảnh: VGP

Chiều 4/5, chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19, bên cạnh biểu dương lực lượng chống dịch các cấp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặc biệt lưu ý rằng đợt dịch lần này bắt nguồn từ cả bên trong lẫn bên ngoài, trong đó áp lực từ biên giới Tây Nam rất lớn. Bên cạnh đó, biến thể virus mới từ Ấn Độ có khả năng lây lan nhanh hơn và nặng hơn. 

QUẢN LÝ CÁCH LY KHÔNG CHẶT NÊN NGUY CƠ LÂY NHIỄM CAO

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết dù hiện tại tình hình còn phức tạp nhưng cơ bản vẫn đang được kiểm soát tốt.

Theo báo cáo của ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, trong nước, mặc dù công tác phòng, chống dịch của các cấp chính quyền được triển khai khẩn trương, tích cực, song còn những trường hợp nhập cảnh trái phép hoặc nhập cảnh không được quản lý cách ly chặt chẽ, có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh ra cộng đồng cao.

 

Kết quả rà soát các trung tâm cách ly của quân đội, của dân sự, cũng như toàn bộ quy trình bàn giao người cách ly cho thấy một số địa phương chưa thực hiện nghiêm túc dù đã có các quy trình cụ thể. Đây là nguyên nhân dẫn đến đợt dịch lần này. 

Bên cạnh đó, nhiều địa phương còn lơ là, chủ quan sau thời gian dài không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng. Người dân chưa thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, đặc biệt đi du lịch, di chuyển và tập trung đông người nên nguy cơ lây nhiễm trong nước rất lớn.

Tại cuộc họp, Thường trực Ban Chỉ đạo đã thảo luận về việc thực hiện các quy định cách ly tập trung, theo dõi, giám sát y tế tại nhà. Nhiều ý kiến nhận định thời gian qua, một số cơ sở cách ly tập trung chưa thực hiện đầy đủ các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế, đặc biệt trong xử trí khi phát hiện trường hợp cách ly nhiễm Covid-19. Công tác bàn giao, tiếp nhận người hoàn thành thời gian cách ly tập trung, sau đó theo dõi, giám sát y tế tại nơi cư trú ở nhiều nơi, rất lỏng lẻo. 

Điển hình là ca bệnh 2899 tại thôn Quan Nhân, xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam sau khi về theo dõi, giám sát y tế tại nhà đã gặp gỡ, tiếp xúc, tổ chức ăn uống với rất nhiều người. Hay trường hợp ca bệnh là chuyên gia Trung Quốc sau khi hoàn thành cách ly tập trung tại Yên Bái đã di chuyển đến rất nhiều tỉnh thành.

Kết quả rà soát các trung tâm cách ly của quân đội, của dân sự, cũng như toàn bộ quy trình bàn giao người cách ly cho thấy một số địa phương chưa thực hiện nghiêm túc dù đã có các quy trình cụ thể. Đây là nguyên nhân dẫn đến đợt dịch lần này. 

“ĐI  TỪNG  NGÕ, GÕ  TỪNG  NHÀ, RÀ  TỪNG  ĐỐI  TƯỢNG"

"Tới đây, chúng ta phải quản lý, kiểm soát chặt chẽ biên giới, người nhập cảnh; cách ly triệt để không được để lây nhiễm trong khu cách ly, từ khu cách ly ra cộng đồng", Phó Thủ tướng quán triệt và chỉ đạo từ 0h ngày 4/5, các trung tâm chưa cho phép những người đã đủ thời gian cách ly 14 ngày, xét nghiệm hai lần âm tính, ra ngoài.

Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ sẽ hoàn thành văn bản này và ban hành trong chiều tối 4/5 để từ sáng 5/5, các trung tâm và các địa phương căn cứ thực hiện đúng. Phó Thủ tướng lưu ý các quy định, hướng dẫn, văn bản đã đầy đủ, bây giờ phải thực hiện một cách nghiêm túc. Ai không thực hiện, cấp nào không thực hiện phải chịu trách nhiệm và sẽ phải xử lý nghiêm. 

 

"Tuyệt đối không được để tình trạng trong thời gian theo dõi, giám sát y tế sau cách ly mà lại tiếp tục đi tụ tập đông người, đi ăn uống, những nơi công cộng mà không giữ nguyên tắc phòng dịch, để lây lan ra cộng đồng cực kỳ nguy hiểm".

Phó  Thủ  tướng Vũ  Đức  Đam

Phó Thủ tướng nêu rõ các yêu cầu: Người từ nơi cách ly đi về như thế nào? Chính quyền địa phương, cơ sở, nòng cốt là y tế và công an, có trách nhiệm đến bàn giao đến từng gia đình ra sao? Người hoàn thành cách ly tập trung phải thực hiện những gì trong 14 ngày theo dõi, giám sát y tế?

Đối với các doanh nghiệp cũng tương tự, mời chuyên gia vào và bàn giao về thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm cam kết ghi nhận và hướng dẫn những người này tuân thủ các quy định ra sao. Tuyệt đối không được để tình trạng trong thời gian theo dõi, giám sát y tế sau cách ly mà lại tiếp tục đi tụ tập đông người, đi ăn uống, những nơi công cộng mà không giữ nguyên tắc phòng dịch, để lây lan ra cộng đồng cực kỳ nguy hiểm.

Phó Thủ tướng cho biết thời gian tới sẽ triển khai đợt cao điểm rà soát tất cả người nhập cảnh theo phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” không được bỏ sót; kể cả những người phục vụ, làm việc tại các cơ sở có nhiều người nước ngoài đến.

"Các quy định, hướng dẫn, văn bản đã đầy đủ, bây giờ phải thực hiện một cách nghiêm túc. Ai không thực hiện, cấp nào không thực hiện phải chịu trách nhiệm và sẽ phải xử lý nghiêm", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng nêu rõ các yêu cầu: Người từ nơi cách ly đi về như thế nào? Chính quyền địa phương, cơ sở, nòng cốt là y tế và công an, có trách nhiệm đến bàn giao đến từng gia đình ra sao? Người hoàn thành cách ly tập trung phải thực hiện những gì trong 14 ngày theo dõi, giám sát y tế?

Đối với các doanh nghiệp, việc mời chuyên gia vào và bàn giao về sẽ do doanh nghiệp phải có trách nhiệm cam kết ghi nhận và hướng dẫn những người này tuân thủ các quy định.

"Tuyệt đối không được để tình trạng trong thời gian theo dõi, giám sát y tế sau cách ly mà lại tiếp tục đi tụ tập đông người, đi ăn uống, những nơi công cộng mà không giữ nguyên tắc phòng dịch, để lây lan ra cộng đồng cực kỳ nguy hiểm", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

GẮN VÒNG TAY ĐIỆN TỬ GIÁM SÁT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NHẬP CẢNH

Tại cuộc họp, Thường trực Ban Chỉ đạo cũng nhấn mạnh việc phải có đầu mối chỉ đạo thống nhất tăng cường ứng dụng các công cụ, hệ thống công nghệ thông tin phục vụ chống dịch, nắm được thông tin của tất cả những trường hợp bắt đầu nhập cảnh vào Việt Nam, thực hiện cách ly tập trung đến khi kết thúc thời hạn theo dõi, giám sát y tế tại nơi cư trú.

 

“Không phải chúng ta dự báo sẽ có 30.000 người nhiễm mà tính đến trường hợp xấu để sẵn sàng chuẩn bị và phải phấn đấu để không bao giờ có tình huống đó xảy ra”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

The đó, Thường trực Ban chỉ đạo yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền Thông chỉ đạo các đơn vị công nghệ thông tin nghiên cứu, đề xuất giải pháp cụ thể để triển khai vòng tay điện tử giám sát chuyên gia, lao động nước ngoài; giải pháp giám sát điện tử đối với người Việt Nam; tổ chức giám sát dịch bệnh tại cộng đồng, cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh để phân loại nguy cơ dịch bệnh đối với từng địa phương.

Phó Thủ tướng cũng kêu gọi lực lượng công an, bộ đội biên phòng, chính quyền, đoàn thể tất cả các tỉnh biên giới tiếp tục tăng cường kêu gọi nhân dân tiếp tục cùng với chính quyền quản lý thật tốt, không để nhập cảnh trái phép xảy ra, gây họa cho cộng đồng.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng  nhắc lại yêu cầu tại phiên họp trước về việc chuẩn bị cho tình huống có 30.000 người nhiễm Covid-19.

“Không phải chúng ta dự báo sẽ có 30.000 người nhiễm mà tính đến trường hợp xấu để sẵn sàng chuẩn bị và phải phấn đấu để không bao giờ có tình huống đó xảy ra”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.