Rào cản TPP ở Thượng viện Mỹ sắp được gỡ
Nhiều khả năng, ngày 24/6 Thượng viện Mỹ sẽ bỏ phiếu thông qua dự luật trao quyền đàm phán nhanh cho ông Obama
Dự luật về trao quyền đàm phán nhanh cho Tổng thống Barack Obama nhằm sớm hoàn tất đàm phán hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngày 23/6 đã vượt qua được một trở ngại lớn tại Thượng viện Mỹ. Diễn biến này mở đường cho cuộc bỏ phiếu cuối cùng về dự luật quyền đàm phán nhanh tại Thượng viện, dự kiến diễn ra ngày 24/6.
Theo tin từ Reuters, nhiều khả năng ngày 24/6 Thượng viện Mỹ sẽ bỏ phiếu thông qua dự luật này. Đây là dự luật cho phép ông Obama có thẩm quyền lớn hơn trong việc đàm phán các thỏa thuận thương mại, trong đó có TPP. Dự luật quy định, Quốc hội Mỹ sẽ chỉ có quyền thông qua hoặc bác bỏ các thỏa thuận này, thay vì sửa đổi nội dung của các thỏa thuận.
Nếu được Thượng viện Mỹ thông qua, dự luật về đàm phán nhanh sẽ được đưa tới Nhà Trắng để ông Obama ký thành luật. Dự luật này được xem là một điều kiện thiết yếu để có thể kết thúc đàm phán TPP bởi các nước tham gia đều không muốn đưa ra những nhượng bộ đầy khó khăn để rồi sau đó lại bị Quốc hội Mỹ thay đổi.
Đây sẽ là một thắng lợi lớn cho Tổng thống Obama, đồng thời là một thất bại đối với các tổ chức công đoàn ở Mỹ vốn được xem là một trong số các đồng minh của ông. Các tổ chức công đoàn lo sợ TPP có thể khiến người lao động Mỹ mất việc làm.
Theo dự kiến, cũng trong ngày 24/6, Thượng viện Mỹ sẽ bỏ phiếu về dự luật hỗ trợ người lao động Mỹ chịu tổn thất do thương mại quốc tế. Nếu được Thượng viện thông qua, dự luật này sẽ được chuyển tới Hạ viện.
Cách đây 11 ngày, Hạ viện Mỹ đã bác bỏ dự luật về hỗ trợ người lao động. Kết quả cuộc bỏ phiếu đó khiến dự luật quyền đàm phán nhanh rơi vào bế tắc, kéo theo TPP bế tắc. Tuy vậy, tình thế hiện nay đã thay đổi và những người ủng hộ TPP tin tưởng Hạ viện Mỹ sẽ thông qua dự luật về hỗ trợ người lao động trong cuộc bỏ phiếu tới.
Cuộc bỏ phiếu về dự luật hỗ trợ người lao động tại Hạ viện có thể được tổ chức ngày 24 hoặc 25/6, nếu Thượng viện phê chuẩn dự luật này.
“Mục tiêu của chúng tôi là đưa cả hai dự luật lên bàn Tổng thống trong tuần này”, Chủ tịch Hạ viện John Boehner tuyên bố.
Trong cuộc bỏ phiếu ngày 23/6, các Thượng nghị sỹ Mỹ bỏ 60 phiếu thuận và 37 phiếu chống đối với nội dung về hạn chế thảo luận trong dự luật quyền đàm phán nhanh. 60 là số phiếu thuận tối thiểu cần thiết để nội dung quan trọng này được thông qua.
Mỹ là quốc gia khởi xướng TPP vào năm 2010 và dẫn đầu các cuộc đàm phán nhằm đi tới ký kết hiệp định này. Cùng với Mỹ, 11 nước khác tham gia đàm phán TPP gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, và Việt Nam chiếm tỷ trọng 40% nền kinh tế toàn cầu.
TPP được xem là nội dung kinh tế quan trọng hàng đầu trong nhiệm kỳ tổng thống thứ 2 của ông Obama. Trái với ông Obama, nhiều nghị sỹ cùng đảng Dân chủ lo ngại TPP sẽ khiến người lao động Mỹ mất việc làm. Trong khi đó, đa số các nghị sỹ Cộng hòa ủng hộ hiệp định này.
Mục tiêu của ông Obama và các nghị sỹ ủng hộ TPP là hiệp định này vượt qua cửa Thượng viện Mỹ trước khi chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ 2016 áp đảo chương trình nghị sự ở nước này.
Theo tin từ Reuters, nhiều khả năng ngày 24/6 Thượng viện Mỹ sẽ bỏ phiếu thông qua dự luật này. Đây là dự luật cho phép ông Obama có thẩm quyền lớn hơn trong việc đàm phán các thỏa thuận thương mại, trong đó có TPP. Dự luật quy định, Quốc hội Mỹ sẽ chỉ có quyền thông qua hoặc bác bỏ các thỏa thuận này, thay vì sửa đổi nội dung của các thỏa thuận.
Nếu được Thượng viện Mỹ thông qua, dự luật về đàm phán nhanh sẽ được đưa tới Nhà Trắng để ông Obama ký thành luật. Dự luật này được xem là một điều kiện thiết yếu để có thể kết thúc đàm phán TPP bởi các nước tham gia đều không muốn đưa ra những nhượng bộ đầy khó khăn để rồi sau đó lại bị Quốc hội Mỹ thay đổi.
Đây sẽ là một thắng lợi lớn cho Tổng thống Obama, đồng thời là một thất bại đối với các tổ chức công đoàn ở Mỹ vốn được xem là một trong số các đồng minh của ông. Các tổ chức công đoàn lo sợ TPP có thể khiến người lao động Mỹ mất việc làm.
Theo dự kiến, cũng trong ngày 24/6, Thượng viện Mỹ sẽ bỏ phiếu về dự luật hỗ trợ người lao động Mỹ chịu tổn thất do thương mại quốc tế. Nếu được Thượng viện thông qua, dự luật này sẽ được chuyển tới Hạ viện.
Cách đây 11 ngày, Hạ viện Mỹ đã bác bỏ dự luật về hỗ trợ người lao động. Kết quả cuộc bỏ phiếu đó khiến dự luật quyền đàm phán nhanh rơi vào bế tắc, kéo theo TPP bế tắc. Tuy vậy, tình thế hiện nay đã thay đổi và những người ủng hộ TPP tin tưởng Hạ viện Mỹ sẽ thông qua dự luật về hỗ trợ người lao động trong cuộc bỏ phiếu tới.
Cuộc bỏ phiếu về dự luật hỗ trợ người lao động tại Hạ viện có thể được tổ chức ngày 24 hoặc 25/6, nếu Thượng viện phê chuẩn dự luật này.
“Mục tiêu của chúng tôi là đưa cả hai dự luật lên bàn Tổng thống trong tuần này”, Chủ tịch Hạ viện John Boehner tuyên bố.
Trong cuộc bỏ phiếu ngày 23/6, các Thượng nghị sỹ Mỹ bỏ 60 phiếu thuận và 37 phiếu chống đối với nội dung về hạn chế thảo luận trong dự luật quyền đàm phán nhanh. 60 là số phiếu thuận tối thiểu cần thiết để nội dung quan trọng này được thông qua.
Mỹ là quốc gia khởi xướng TPP vào năm 2010 và dẫn đầu các cuộc đàm phán nhằm đi tới ký kết hiệp định này. Cùng với Mỹ, 11 nước khác tham gia đàm phán TPP gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, và Việt Nam chiếm tỷ trọng 40% nền kinh tế toàn cầu.
TPP được xem là nội dung kinh tế quan trọng hàng đầu trong nhiệm kỳ tổng thống thứ 2 của ông Obama. Trái với ông Obama, nhiều nghị sỹ cùng đảng Dân chủ lo ngại TPP sẽ khiến người lao động Mỹ mất việc làm. Trong khi đó, đa số các nghị sỹ Cộng hòa ủng hộ hiệp định này.
Mục tiêu của ông Obama và các nghị sỹ ủng hộ TPP là hiệp định này vượt qua cửa Thượng viện Mỹ trước khi chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ 2016 áp đảo chương trình nghị sự ở nước này.