“Rất khó cho đồng USD tiếp tục mất giá so với VND”
Sẽ rất khó cho đồng USD tiếp tục mất giá so với VND; mức tỷ giá 19.000 VND/USD khá bền vững trong thời gian tới
Theo Công ty Chứng khoán Thăng Long (TSC), sẽ rất khó cho đồng USD tiếp tục mất giá so với VND; mức tỷ giá 19.000 VND/USD khá bền vững trong thời gian tới.
Đến thời điểm này có thể xem ngày 7/4 là một mốc đánh dấu sự đứt gãy hiếm thấy trên biểu đồ hiển thị tỷ giá USD/VND trong những năm gần đây: Tỷ giá có xu hướng giảm và kéo dài.
Cụ thể, trong ngày 7/4 vừa qua, giá USD mua vào, bán ra của các ngân hàng thương mại đồng loạt giảm mạnh, sau khi duy trì trạng thái kịch trần biên độ suốt gần hai tháng trước đó. Từ mốc 19.100 VND, giá USD bán ra của các ngân hàng liên tục giảm xuống còn 18.990 VND, tính đến ngày 5/5, tức là sau một tháng; giá mua vào hiện cũng chỉ ở mức 18.940 VND.
Một diễn biến đáng chú ý khác là trong nhiều năm qua, rất hiếm khi giá USD trên thị trường tự do lại nằm sát với giá niêm yết của hệ thống ngân hàng, thậm chí những ngày cuối tháng 4 vừa qua còn thấp hơn từ 10 - 30 VND.
Có những yếu tố tác động đã được phân tích, đề cập. Ngày 4/5, Công ty Chứng khoán Thăng Long (TSC) công bố một bản báo cáo, trong đó có thêm một số nhận định đáng chú ý.
Theo TSC, hiện có nhiều ý kiến lập luận rằng năm 2010 có thể sẽ chứng kiến sự mất giá của đồng USD so với VND. Tuy nhiên, ý kiến của công ty chứng khoán này lại cho rằng điều đó rất khó xẩy ra.
Về sự giảm giá của USD so với VND thời gian qua, TSC đưa ra hai lý do chính.
Thứ nhất, sự phá giá VND trong tháng 2 đã khiến cho kỳ vọng về một sự phá giá tiếp theo xuống thấp (ngày 11/2/2010, Ngân hàng Nhà nước tăng mạnh tỷ giá liên ngân hàng thêm khoảng 3%, lên mức 18.544 VND và cố định cho đến nay). Hơn nữa, lãi suất cho vay USD (khoảng 6%/năm) là thấp hơn rất nhiều so với lãi suất cho vay VND (khoảng 13% - 16%/năm). Điều này khiến cho việc vay USD rẻ hơn rất nhiều so với vay bằng VND. Các doanh nghiệp khi có cơ hội sẽ lựa chọn vay USD và bán lại các khoản USD dự trữ sẵn có của mình trên thị trường tự do. Điều này khiến tỷ giá USD/VND trên thị trường phi chính thức liên tục giảm trong hai tháng qua.
Thứ hai, nhập khẩu hai tháng đầu năm 2010 đã giảm mạnh so với mức nhập khẩu cao trước đó của các tháng cuối năm 2009. Tuy nhiên, sự sụt giảm này theo TSC chỉ mang tính chất tạm thời và không sớm thì muộn sẽ tăng trở lại, khi các doanh nghiệp cần nguyên vật liệu cho chu kỳ sản xuất mới. Sự giảm sút tạm thời của nhập khẩu cộng với mức kiều hối cao như thường lệ quanh dịp Tết đã làm giảm giá USD trong thời gian qua.
Cũng theo phân tích của TSC, thị trường xuất khẩu đang dần phục hồi, tuy nhiên xuất khẩu cao cũng đi kèm nhập khẩu cao do sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu, thiết bị nhập khẩu.
Ngoài ra, bản báo cáo nói trên cũng đưa ra một phân tích đáng chú ý: “Quan sát nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết trong những năm qua chúng tôi thấy rằng phần lớn lượng FDI tập trung vào lĩnh vực xây dựng và bất động sản (hơn 47% trong năm 2009) và nhà hàng, khách sạn (hơn 30% trong năm 2009). Hai lĩnh vực này rõ ràng sẽ không mang lại nhiều giá trị xuất khẩu nhưng lại tạo ra lượng nhập khẩu cao trong tương lai. Do vậy, ngay cả khi giải ngân FDI trong năm nay cao cũng chưa chắc đã đảm bảo cho sự cải thiện của cán cân thanh toán hay sự lên giá của VND so với USD”.
Trong thời gian tới, TSC nhận định nhập khẩu kỳ vọng sẽ tăng dần và chính sách tiền tệ hiện nay đang hướng tới giảm lãi suất nội tệ. “Do vậy, chúng tôi cho rằng sẽ rất khó cho đồng USD tiếp tục mất giá so với VND. Mức tỷ giá khoảng 19.000 VND/USD theo chúng tôi là khá bền vững trong thời gian tới”, báo cáo TSC viết.
Một chuyển động mới được ghi nhận trong ngày 5/5: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã điều chỉnh tăng giá bán USD thêm 10 VND, lên mức 19.000 VND; Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) nâng lên mức 19.020 VND. Trong khi đó, tại một số thành viên khác như Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank), Ngân hàng Á châu (ACB), giá bán ra vẫn ở mức 18.990 VND.
Còn theo thông tin mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, trạng thái ngoại tệ của hệ thống tiếp tục dương và một số tổ chức tín dụng đã bắt đầu bán lại ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước.
Đến thời điểm này có thể xem ngày 7/4 là một mốc đánh dấu sự đứt gãy hiếm thấy trên biểu đồ hiển thị tỷ giá USD/VND trong những năm gần đây: Tỷ giá có xu hướng giảm và kéo dài.
Cụ thể, trong ngày 7/4 vừa qua, giá USD mua vào, bán ra của các ngân hàng thương mại đồng loạt giảm mạnh, sau khi duy trì trạng thái kịch trần biên độ suốt gần hai tháng trước đó. Từ mốc 19.100 VND, giá USD bán ra của các ngân hàng liên tục giảm xuống còn 18.990 VND, tính đến ngày 5/5, tức là sau một tháng; giá mua vào hiện cũng chỉ ở mức 18.940 VND.
Một diễn biến đáng chú ý khác là trong nhiều năm qua, rất hiếm khi giá USD trên thị trường tự do lại nằm sát với giá niêm yết của hệ thống ngân hàng, thậm chí những ngày cuối tháng 4 vừa qua còn thấp hơn từ 10 - 30 VND.
Có những yếu tố tác động đã được phân tích, đề cập. Ngày 4/5, Công ty Chứng khoán Thăng Long (TSC) công bố một bản báo cáo, trong đó có thêm một số nhận định đáng chú ý.
Theo TSC, hiện có nhiều ý kiến lập luận rằng năm 2010 có thể sẽ chứng kiến sự mất giá của đồng USD so với VND. Tuy nhiên, ý kiến của công ty chứng khoán này lại cho rằng điều đó rất khó xẩy ra.
Về sự giảm giá của USD so với VND thời gian qua, TSC đưa ra hai lý do chính.
Thứ nhất, sự phá giá VND trong tháng 2 đã khiến cho kỳ vọng về một sự phá giá tiếp theo xuống thấp (ngày 11/2/2010, Ngân hàng Nhà nước tăng mạnh tỷ giá liên ngân hàng thêm khoảng 3%, lên mức 18.544 VND và cố định cho đến nay). Hơn nữa, lãi suất cho vay USD (khoảng 6%/năm) là thấp hơn rất nhiều so với lãi suất cho vay VND (khoảng 13% - 16%/năm). Điều này khiến cho việc vay USD rẻ hơn rất nhiều so với vay bằng VND. Các doanh nghiệp khi có cơ hội sẽ lựa chọn vay USD và bán lại các khoản USD dự trữ sẵn có của mình trên thị trường tự do. Điều này khiến tỷ giá USD/VND trên thị trường phi chính thức liên tục giảm trong hai tháng qua.
Thứ hai, nhập khẩu hai tháng đầu năm 2010 đã giảm mạnh so với mức nhập khẩu cao trước đó của các tháng cuối năm 2009. Tuy nhiên, sự sụt giảm này theo TSC chỉ mang tính chất tạm thời và không sớm thì muộn sẽ tăng trở lại, khi các doanh nghiệp cần nguyên vật liệu cho chu kỳ sản xuất mới. Sự giảm sút tạm thời của nhập khẩu cộng với mức kiều hối cao như thường lệ quanh dịp Tết đã làm giảm giá USD trong thời gian qua.
Cũng theo phân tích của TSC, thị trường xuất khẩu đang dần phục hồi, tuy nhiên xuất khẩu cao cũng đi kèm nhập khẩu cao do sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu, thiết bị nhập khẩu.
Ngoài ra, bản báo cáo nói trên cũng đưa ra một phân tích đáng chú ý: “Quan sát nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết trong những năm qua chúng tôi thấy rằng phần lớn lượng FDI tập trung vào lĩnh vực xây dựng và bất động sản (hơn 47% trong năm 2009) và nhà hàng, khách sạn (hơn 30% trong năm 2009). Hai lĩnh vực này rõ ràng sẽ không mang lại nhiều giá trị xuất khẩu nhưng lại tạo ra lượng nhập khẩu cao trong tương lai. Do vậy, ngay cả khi giải ngân FDI trong năm nay cao cũng chưa chắc đã đảm bảo cho sự cải thiện của cán cân thanh toán hay sự lên giá của VND so với USD”.
Trong thời gian tới, TSC nhận định nhập khẩu kỳ vọng sẽ tăng dần và chính sách tiền tệ hiện nay đang hướng tới giảm lãi suất nội tệ. “Do vậy, chúng tôi cho rằng sẽ rất khó cho đồng USD tiếp tục mất giá so với VND. Mức tỷ giá khoảng 19.000 VND/USD theo chúng tôi là khá bền vững trong thời gian tới”, báo cáo TSC viết.
Một chuyển động mới được ghi nhận trong ngày 5/5: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã điều chỉnh tăng giá bán USD thêm 10 VND, lên mức 19.000 VND; Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) nâng lên mức 19.020 VND. Trong khi đó, tại một số thành viên khác như Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank), Ngân hàng Á châu (ACB), giá bán ra vẫn ở mức 18.990 VND.
Còn theo thông tin mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, trạng thái ngoại tệ của hệ thống tiếp tục dương và một số tổ chức tín dụng đã bắt đầu bán lại ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước.