Robert Polet: Từ thực phẩm Unilever tới thời trang Gucci
Là kẻ ngoại đạo trong thế giới thời trang, Robert Polet bỗng được bầu vào vị trí Chủ tịch kiêm CEO của hãng thời trang Gucci
Ngoại trừ sự kiện Guccio Gucci sáng lập ra Gucci năm 1921, có lẽ việc Robert Polet được bầu vào vị trí Chủ tịch kiêm CEO của Tập đoàn Gucci là một điểm nhấn đặc biệt nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của thương hiệu nổi tiếng thế giới này.
Là kẻ ngoại đạo trong thế giới thời trang, sau hơn 2 thập kỷ thành công trên cương vị nhà quản lí của tập đoàn hàng tiêu dùng Unilever, Robert Polet chuyển sang lĩnh vực thời trang cao cấp khi được bầu vào vị trí Chủ tịch kiêm CEO của Hãng thời trang Gucci. Bỏ lại sau lưng sự hoài nghi của dư luận về khả năng thành công, Robert Polet đã từng bước chứng tỏ được tài năng đích thực của mình tại Gucci. Năm 2007, ông đã được Tạp chí Fortune bình chọn là một trong 5 nhà quản lí hàng đầu châu Âu.
Tính quyết đoán, sáng tạo kết hợp với phương pháp lãnh đạo uyển chuyển của Robert Polet là những yếu tố giúp Gucci tiến tới những thành công được nhiều người coi là không thể tưởng tượng trên thị trường hàng thời trang quốc tế. Mặc dù mới đặt chân vào lĩnh vực thời trang gần 4 năm, song Robert Polet đã giúp Gucci đạt được tốc độ phát triển cao và mở rộng được hoạt động ra thị trường các quốc gia châu Á.
Sở hữu hơn 10 nhãn hiệu mạnh từ Gucci, Yves Saint Laurent, Bottega Veneta, YSL Beauté, Boucheron, Sergio Rossi, Bédat & Co. cho tới Roger & Gallet, Alexander McQueen và Stella McCartney Balenciaga, năm 2008, Robert Polet đang chuẩn bị cho kế hoạch đổ bộ vào thị trường khu vực châu Á.
Đáp án hoàn hảo cho những nghi ngờ
Vào thời điểm Robert Polet được chuyển từ chi nhánh phân phối thực phẩm của Unilever sang đảm nhận ngôi vị Chủ tịch kiêm CEO của Gucci Group, nhiều người mà trong đó có cả Tạp chí Fortune, Women’s Wear Daily hay Suddeutsche Zeitung đều có chung một câu hỏi đầy nghi ngờ: “Một người chuyên kinh doanh kem và cá đông lạnh sẽ làm thế nào với những chiếc túi xách da cá sấu trị giá 8.000 USD?”. Tuy nhiên, sau 4 năm đảm nhiệm cương vị mới trong lĩnh vực thời trang cao cấp hoàn toàn mới mẻ, Robert Polet đã chứng tỏ cho mọi người thấy tài năng thực sự của ông.
Tháng 1 năm 2008, cùng với hàng loạt tên tuổi lớn trong lĩnh vực kinh doanh của thế giới như: Gerard Kleisterlee - CEO của Hãng điện tử Philips; Lakshmi Mittal - CEO của Tập đoàn thép Mittal Steel Company N.V; Terry Leahy - CEO của chuỗi bán lẻ Tesco; Michael O’Leary - CEO của hãng hàng không Ryanair..., Robert Polet đã được Tạp chí Fortune trao giải thưởng danh giá “Doanh nhân xuất sắc của châu Âu trong năm”.
Trong lễ trao giải, đại diện của Tạp chí Fortune đã có lời nhận xét đầy cảm phục về tài năng và cống hiến của Robert Polet như sau: “Robert Polet đã chính thức được Tạp chí Fortune bầu chọn cho giải thưởng Doanh nhân xuất sắc của châu Âu trong năm. Chúng tôi xin chúc mừng vì những thành công to lớn, những kết quả ngoài sự mong đợi ông đã đạt được không chỉ trong vai trò là CEO của Gucci, mà cả những ở những công việc trước đó. Trên cương vị là một thành viên trong Ban cố vấn chương trình đào tạo HR MasterClass, Robert Polet cũng đã góp phần không nhỏ vào các chương trình đào tạo bằng việc mang kiến thức, tài năng và kinh nghiệm quý báu của mình truyền đạt lại cho thế hệ sau”.
Không lâu sau sự kiện đánh dấu thành công của cá nhân Robert Polet, ngày 24/4/2008, Gucci tiếp tục được Tổ chức Millward Brown Optimor bầu chọn là một trong 100 thương hiệu marketing mạnh nhất của thế giới (BrandZ). Cùng nằm trong danh sách lần này còn có những doanh nghiệp hàng đầu thế giới khác gồm: chuỗi cửa hiệu ăn nhanh của McDonald’s, Vodafone, Citigroup... Một lần nữa, cái tên Robert Polet lại được nhắc đến với khả năng biến những chương trình marketing của Gucci thành một trong những thế mạnh vượt trội trên thị trường thời trang quốc tế.
Mặc dù trong khoảng thời gian ngắn ngủi nắm quyền điều hành Gucci, không phải lúc nào Robert Polet cũng có thể giúp doanh nghiệp thu được những khoản lợi nhuận lớn, nhưng mức tăng trưởng bình quân của Gucci vẫn đạt ở mức 2 con số. Điều này là minh chứng cho thành công của Robert Polet trong chiến lược nâng cao chất lượng, phát triển các dòng sản phẩm mới và khẳng định vị trí thương hiệu quốc tế của Gucci trong 4 năm gần đây.
Bước vào năm 2008, cùng với sự phát triển của thị trường thời trang cao cấp thế giới, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của Gucci, bên cạnh những sản phẩm mang tính truyền thống, Robert Polet đang tập trung chuẩn bị cho chiến lược phát triển các dòng sản phẩm mới độc đáo, mang đậm tính sáng tạo để gây tiếng vang. Một trong những thị trường trọng điểm sẽ được Robert Polet tập trung khai thác thời gian tới chính là Trung Quốc với sự kiện Thế vận hội Olympic được tổ chức vào tháng 8 tới.
Theo thông tin mới nhất của Gucci thì trước tháng 8 năm nay, tập đoàn sẽ tung ra bộ sưu tập thời trang đặc biệt có tên là “8-8-2008 Limited Edition”. Đây là bộ sưu tập mang đậm phong cách thể thao và đều mang biểu tượng “GG” trên bề mặt gồm đồng hồ I-Gucci, xe đạp, túi sách và dây lưng bằng chất liệu da mềm. Dù chưa nói rõ về mục đích của bộ sưu tập, nhưng chỉ cần nghe tới “8- 8-2008 Limited Edition”, ai cũng có thể hiểu được “8-8-2008” là thời điểm khai mạc Olympic tại Bắc Kinh và Gucci muốn thông qua sự kiện này để quảng bá hình ảnh của thương hiệu không chỉ với chỉ với hơn 1 tỷ người dân Trung Quốc mà tới cả thế giới.
Bắt đầu từ lĩnh vực kinh doanh thực phẩm
Để đi tới thành công trên cả lĩnh vực kinh doanh thực phẩm lẫn hàng thời trang cao cấp Gucci, ngoài tài năng quản lý, tố chất thông minh, Robert Polet còn có khả năng thích ứng rất nhanh với môi trường kinh doanh mới. Sinh ngày 25/7/1955 ở Kuala Lumpur, nhưng Robert Polet lại mang quốc tịch Hà Lan. Sau khi tốt nghiệp Đại học về quản trị thương mại ở Nijenrode, Hà Lan, Robert Polet tiếp tục theo học chương trình thạc sỹ tại University of Oregon, Mỹ.
Năm 1978, Polet gia nhập đội ngũ nhân viên của Tập đoàn công nghiệp thực phẩm đa quốc gia Unilever (Unie cũ) và được giao đảm nhiệm vị trí marketing. Tại Unilever, nhờ sớm thể hiện được khả năng kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực kinh doanh, mà đặc biệt là tư duy quản lí, marketing ở tầm vĩ mô, từ một nhân viên bình thường, Robert Polet lần lượt được giao đảm trách các vị trí quản lý kinh doanh cấp cao ở các chi nhánh của công ty tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ông từng có thời gian 2 năm làm việc ở Paris, một năm ở Milan và sau chuyển tới Hamburg. Từ năm 1989-1992, Polet là Giám đốc Tập đoàn Unilever ở Malaysia.
Từ 1992 - 1996, Robert Polet tiếp tục được cử nắm giữ chiếc ghế Giám đốc Công ty thực phẩm Dutch Unilever mang tên Van den Bergh’s. Cuối năm 1996, Polet chuyển sang đảm nhiệm chức vụ Phó giám đốc kinh doanh Unilever HPC châu Âu ở Bỉ và tới năm 1998 là Giám đốc Công ty Kem và Thực phẩm đông lạnh phục vụ thị trường châu Âu. Vị trí cao nhất trước khi Polet chuyển sang Gucci là Giám đốc Công ty Kem và Thực phẩm đông lạnh toàn cầu của Unilever với tổng trị giá 7,8 tỷ USD và 40 công ty kinh doanh trên toàn thế giới.
Chỉ một năm sau khi Gucci thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn bán lẻ hàng thời trang PPR của Pháp, Robert Polet chuyển tới tiếp quản ngôi vị chủ tịch kiêm CEO của “đế chế” thời trang cao cấp Gucci đứng thứ 3 thế giới, thay thế hai nhà quản lý Tom Ford và Domenico De Sole. Sự kiện này đã được dư luận và giới kinh doanh quốc tế đặc biệt quan tâm không phải bởi tài năng của Robert Polet, mà vì khoảng trống quá lớn do Tom Ford và Domenico De Sole để lại.
Thành công cùng doanh nghiệp thời trang cao cấp
Khi gia nhập Gucci, mặc dù vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực thời trang nhưng đổi lại, Robert Polet đã tích lũy được kỹ năng lãnh đạo, quản lý kinh doanh sau gần 30 năm làm việc tại Unilever. Ngay khi tiếp quản Gucci, Robert Polet đã nhanh chóng xây dựng một đề án tái cơ cấu tổng thể cho doanh nghiệp với mục tiêu sẽ nâng hiệu quả hoạt động lên gấp đôi.
Khởi đầu cho chiến lược của Polet là vấn đề thu hút và khai thác được những ý tưởng sáng tạo cho các dòng sản phẩm của Gucci. Từng nổi tiếng với phong cách lãnh đạo “Tự do trong khuôn khổ”, Polet luôn khuyến khích ý tưởng sáng tạo trong các sản phẩm của Gucci song về căn bản vẫn phải lưu giữ được những phong cách mang tính truyền thống, độc đáo của các nhãn hiệu sản phẩm.
Tùy từng thời điểm và các thị trường khác nhau, Polet tập trung phát triển một số nhãn hiệu sản phẩm để có thể khai thác được triệt để nhu cầu của người tiêu dùng. Polet cho biết: “Tất cả các doanh nghiệp đều hướng tới các mục tiêu xa hơn; tuy nhiên, để thực hiện điều này một cách hiệu quả, chúng ta cần phải hiểu người tiêu dùng cần gì và vào thời điểm nào”.
Cũng vì những tính toán này, có thời điểm Polet đã bị chỉ trích rất nhiều vì ông chỉ tập trung vào phát triển 2 trong 10 nhãn hiệu của Gucci. Không cần giải thích bằng lời, sau khi chiến lược được triển khai, với mức tổng thu nhập tăng vọt của doanh nghiệp tăng dần từ 10% năm 2003; 16% năm 2006 và 18% năm 2007, Polet đã chứng minh được những tính toán đúng đắn của mình.
Trong những năm đầu tiếp quản công việc tại Gucci, Robert Polet luôn làm việc cật lực và hầu như không có ngày nghỉ cùng gia đình. Ông thường xuyên có những chuyến đi dài ngày tới kiểm tra 168 cửa hiệu và gặp gỡ 2.500 nhân viên của Gucci để kịp thời nghiên cứu, xây dựng chiến lược cạnh tranh trước các đối thủ. Nhờ đó, những chương trình cải tổ của Polet đều sát với thực tế của doanh nghiệp và phát huy được tối đa hiệu quả.
Đối với vấn đề thu hút và sử dụng nhân tài, sự xuất hiện của Robert Polet đã tạo một luồng sinh khí mới và biến Gucci thành một điểm đến lý tưởng đối với các nhà thiết kế, nhà quản lý tài năng. Có thể nói, dưới sự điều hành của Polet, từ những nhà thiết kế mới như Patrizio Di Marco, Isabelle Guichot cho tới các nhà thiết kế kỳ cựu như Sergio Rossi, Alessandra Facchinetti và Frida Giannini đều có được một môi trường làm việc lý tưởng theo đúng phong cách “Break the rules”, không bị quá gò bó bởi các quy định.
Những ý tưởng sáng tạo riêng của các nhà thiết kế và các nhà quản lý đều được Robert Polet trọng dụng. Ông không bao giờ can thiệp quá sâu vào các chi tiết, mà chỉ tập trung vào nghiên cứu, phát triển và quản lý doanh nghiệp ở tầm vĩ mô. Nhờ đó, Gucci luôn có được những sản phẩm thời trang mới cùng những phong cách độc đáo có một không hai. Cũng bằng “Nghệ thuật để mọi việc tự diễn tiến” (Theo chính cách gọi của Robert Polet), Polet cũng từng bước tạo được dựng uy tín và vị thế của cá nhân mình trong doanh nghiệp.
Nếu như dưới thời Tom Ford và Domenico De Sole, vấn đề thiết kế và yếu tố quản lý luôn được cân bằng thì sau khi Polet nắm quyền, tất cả các vấn đề trên đều có điểm nhấn, có trọng tâm tùy theo yếu tố nhu cầu, thị trường và thời điểm.
Chỉ trong vòng gần 4 năm, Robert Polet đã biến khoản thua lỗ 10 triệu USD của nhãn hiệu Bottega Veneta thành khoản lãi 80 triệu USD; thâu tóm được thêm ba thương hiệu mới là Stella McCartney, Alexander McQueen và Balenciaga; tạo dựng được cơ sở vững chắc để mở rộng hoạt động ra Ấn Độ, Trung Quốc và khu vực châu Á trong thời gian tới; vừa phát triển sản phẩm, vừa bảo vệ được nét độc đáo trong các nhãn hiệu sản phẩm của Gucci; ngăn chặn xu hướng “Made in China” đối với các sản phẩm thời trang Gucci.
Với những thành công đó của Polet, chính đương kim Chủ tịch của PPR, ông Franois-Henri Pinault cũng phải thốt lên “Polet đã quản lý giỏi một cách khác thường”.
Là kẻ ngoại đạo trong thế giới thời trang, sau hơn 2 thập kỷ thành công trên cương vị nhà quản lí của tập đoàn hàng tiêu dùng Unilever, Robert Polet chuyển sang lĩnh vực thời trang cao cấp khi được bầu vào vị trí Chủ tịch kiêm CEO của Hãng thời trang Gucci. Bỏ lại sau lưng sự hoài nghi của dư luận về khả năng thành công, Robert Polet đã từng bước chứng tỏ được tài năng đích thực của mình tại Gucci. Năm 2007, ông đã được Tạp chí Fortune bình chọn là một trong 5 nhà quản lí hàng đầu châu Âu.
Tính quyết đoán, sáng tạo kết hợp với phương pháp lãnh đạo uyển chuyển của Robert Polet là những yếu tố giúp Gucci tiến tới những thành công được nhiều người coi là không thể tưởng tượng trên thị trường hàng thời trang quốc tế. Mặc dù mới đặt chân vào lĩnh vực thời trang gần 4 năm, song Robert Polet đã giúp Gucci đạt được tốc độ phát triển cao và mở rộng được hoạt động ra thị trường các quốc gia châu Á.
Sở hữu hơn 10 nhãn hiệu mạnh từ Gucci, Yves Saint Laurent, Bottega Veneta, YSL Beauté, Boucheron, Sergio Rossi, Bédat & Co. cho tới Roger & Gallet, Alexander McQueen và Stella McCartney Balenciaga, năm 2008, Robert Polet đang chuẩn bị cho kế hoạch đổ bộ vào thị trường khu vực châu Á.
Đáp án hoàn hảo cho những nghi ngờ
Vào thời điểm Robert Polet được chuyển từ chi nhánh phân phối thực phẩm của Unilever sang đảm nhận ngôi vị Chủ tịch kiêm CEO của Gucci Group, nhiều người mà trong đó có cả Tạp chí Fortune, Women’s Wear Daily hay Suddeutsche Zeitung đều có chung một câu hỏi đầy nghi ngờ: “Một người chuyên kinh doanh kem và cá đông lạnh sẽ làm thế nào với những chiếc túi xách da cá sấu trị giá 8.000 USD?”. Tuy nhiên, sau 4 năm đảm nhiệm cương vị mới trong lĩnh vực thời trang cao cấp hoàn toàn mới mẻ, Robert Polet đã chứng tỏ cho mọi người thấy tài năng thực sự của ông.
Tháng 1 năm 2008, cùng với hàng loạt tên tuổi lớn trong lĩnh vực kinh doanh của thế giới như: Gerard Kleisterlee - CEO của Hãng điện tử Philips; Lakshmi Mittal - CEO của Tập đoàn thép Mittal Steel Company N.V; Terry Leahy - CEO của chuỗi bán lẻ Tesco; Michael O’Leary - CEO của hãng hàng không Ryanair..., Robert Polet đã được Tạp chí Fortune trao giải thưởng danh giá “Doanh nhân xuất sắc của châu Âu trong năm”.
Trong lễ trao giải, đại diện của Tạp chí Fortune đã có lời nhận xét đầy cảm phục về tài năng và cống hiến của Robert Polet như sau: “Robert Polet đã chính thức được Tạp chí Fortune bầu chọn cho giải thưởng Doanh nhân xuất sắc của châu Âu trong năm. Chúng tôi xin chúc mừng vì những thành công to lớn, những kết quả ngoài sự mong đợi ông đã đạt được không chỉ trong vai trò là CEO của Gucci, mà cả những ở những công việc trước đó. Trên cương vị là một thành viên trong Ban cố vấn chương trình đào tạo HR MasterClass, Robert Polet cũng đã góp phần không nhỏ vào các chương trình đào tạo bằng việc mang kiến thức, tài năng và kinh nghiệm quý báu của mình truyền đạt lại cho thế hệ sau”.
Không lâu sau sự kiện đánh dấu thành công của cá nhân Robert Polet, ngày 24/4/2008, Gucci tiếp tục được Tổ chức Millward Brown Optimor bầu chọn là một trong 100 thương hiệu marketing mạnh nhất của thế giới (BrandZ). Cùng nằm trong danh sách lần này còn có những doanh nghiệp hàng đầu thế giới khác gồm: chuỗi cửa hiệu ăn nhanh của McDonald’s, Vodafone, Citigroup... Một lần nữa, cái tên Robert Polet lại được nhắc đến với khả năng biến những chương trình marketing của Gucci thành một trong những thế mạnh vượt trội trên thị trường thời trang quốc tế.
Mặc dù trong khoảng thời gian ngắn ngủi nắm quyền điều hành Gucci, không phải lúc nào Robert Polet cũng có thể giúp doanh nghiệp thu được những khoản lợi nhuận lớn, nhưng mức tăng trưởng bình quân của Gucci vẫn đạt ở mức 2 con số. Điều này là minh chứng cho thành công của Robert Polet trong chiến lược nâng cao chất lượng, phát triển các dòng sản phẩm mới và khẳng định vị trí thương hiệu quốc tế của Gucci trong 4 năm gần đây.
Bước vào năm 2008, cùng với sự phát triển của thị trường thời trang cao cấp thế giới, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của Gucci, bên cạnh những sản phẩm mang tính truyền thống, Robert Polet đang tập trung chuẩn bị cho chiến lược phát triển các dòng sản phẩm mới độc đáo, mang đậm tính sáng tạo để gây tiếng vang. Một trong những thị trường trọng điểm sẽ được Robert Polet tập trung khai thác thời gian tới chính là Trung Quốc với sự kiện Thế vận hội Olympic được tổ chức vào tháng 8 tới.
Theo thông tin mới nhất của Gucci thì trước tháng 8 năm nay, tập đoàn sẽ tung ra bộ sưu tập thời trang đặc biệt có tên là “8-8-2008 Limited Edition”. Đây là bộ sưu tập mang đậm phong cách thể thao và đều mang biểu tượng “GG” trên bề mặt gồm đồng hồ I-Gucci, xe đạp, túi sách và dây lưng bằng chất liệu da mềm. Dù chưa nói rõ về mục đích của bộ sưu tập, nhưng chỉ cần nghe tới “8- 8-2008 Limited Edition”, ai cũng có thể hiểu được “8-8-2008” là thời điểm khai mạc Olympic tại Bắc Kinh và Gucci muốn thông qua sự kiện này để quảng bá hình ảnh của thương hiệu không chỉ với chỉ với hơn 1 tỷ người dân Trung Quốc mà tới cả thế giới.
Bắt đầu từ lĩnh vực kinh doanh thực phẩm
Để đi tới thành công trên cả lĩnh vực kinh doanh thực phẩm lẫn hàng thời trang cao cấp Gucci, ngoài tài năng quản lý, tố chất thông minh, Robert Polet còn có khả năng thích ứng rất nhanh với môi trường kinh doanh mới. Sinh ngày 25/7/1955 ở Kuala Lumpur, nhưng Robert Polet lại mang quốc tịch Hà Lan. Sau khi tốt nghiệp Đại học về quản trị thương mại ở Nijenrode, Hà Lan, Robert Polet tiếp tục theo học chương trình thạc sỹ tại University of Oregon, Mỹ.
Năm 1978, Polet gia nhập đội ngũ nhân viên của Tập đoàn công nghiệp thực phẩm đa quốc gia Unilever (Unie cũ) và được giao đảm nhiệm vị trí marketing. Tại Unilever, nhờ sớm thể hiện được khả năng kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực kinh doanh, mà đặc biệt là tư duy quản lí, marketing ở tầm vĩ mô, từ một nhân viên bình thường, Robert Polet lần lượt được giao đảm trách các vị trí quản lý kinh doanh cấp cao ở các chi nhánh của công ty tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ông từng có thời gian 2 năm làm việc ở Paris, một năm ở Milan và sau chuyển tới Hamburg. Từ năm 1989-1992, Polet là Giám đốc Tập đoàn Unilever ở Malaysia.
Từ 1992 - 1996, Robert Polet tiếp tục được cử nắm giữ chiếc ghế Giám đốc Công ty thực phẩm Dutch Unilever mang tên Van den Bergh’s. Cuối năm 1996, Polet chuyển sang đảm nhiệm chức vụ Phó giám đốc kinh doanh Unilever HPC châu Âu ở Bỉ và tới năm 1998 là Giám đốc Công ty Kem và Thực phẩm đông lạnh phục vụ thị trường châu Âu. Vị trí cao nhất trước khi Polet chuyển sang Gucci là Giám đốc Công ty Kem và Thực phẩm đông lạnh toàn cầu của Unilever với tổng trị giá 7,8 tỷ USD và 40 công ty kinh doanh trên toàn thế giới.
Chỉ một năm sau khi Gucci thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn bán lẻ hàng thời trang PPR của Pháp, Robert Polet chuyển tới tiếp quản ngôi vị chủ tịch kiêm CEO của “đế chế” thời trang cao cấp Gucci đứng thứ 3 thế giới, thay thế hai nhà quản lý Tom Ford và Domenico De Sole. Sự kiện này đã được dư luận và giới kinh doanh quốc tế đặc biệt quan tâm không phải bởi tài năng của Robert Polet, mà vì khoảng trống quá lớn do Tom Ford và Domenico De Sole để lại.
Thành công cùng doanh nghiệp thời trang cao cấp
Khi gia nhập Gucci, mặc dù vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực thời trang nhưng đổi lại, Robert Polet đã tích lũy được kỹ năng lãnh đạo, quản lý kinh doanh sau gần 30 năm làm việc tại Unilever. Ngay khi tiếp quản Gucci, Robert Polet đã nhanh chóng xây dựng một đề án tái cơ cấu tổng thể cho doanh nghiệp với mục tiêu sẽ nâng hiệu quả hoạt động lên gấp đôi.
Khởi đầu cho chiến lược của Polet là vấn đề thu hút và khai thác được những ý tưởng sáng tạo cho các dòng sản phẩm của Gucci. Từng nổi tiếng với phong cách lãnh đạo “Tự do trong khuôn khổ”, Polet luôn khuyến khích ý tưởng sáng tạo trong các sản phẩm của Gucci song về căn bản vẫn phải lưu giữ được những phong cách mang tính truyền thống, độc đáo của các nhãn hiệu sản phẩm.
Tùy từng thời điểm và các thị trường khác nhau, Polet tập trung phát triển một số nhãn hiệu sản phẩm để có thể khai thác được triệt để nhu cầu của người tiêu dùng. Polet cho biết: “Tất cả các doanh nghiệp đều hướng tới các mục tiêu xa hơn; tuy nhiên, để thực hiện điều này một cách hiệu quả, chúng ta cần phải hiểu người tiêu dùng cần gì và vào thời điểm nào”.
Cũng vì những tính toán này, có thời điểm Polet đã bị chỉ trích rất nhiều vì ông chỉ tập trung vào phát triển 2 trong 10 nhãn hiệu của Gucci. Không cần giải thích bằng lời, sau khi chiến lược được triển khai, với mức tổng thu nhập tăng vọt của doanh nghiệp tăng dần từ 10% năm 2003; 16% năm 2006 và 18% năm 2007, Polet đã chứng minh được những tính toán đúng đắn của mình.
Trong những năm đầu tiếp quản công việc tại Gucci, Robert Polet luôn làm việc cật lực và hầu như không có ngày nghỉ cùng gia đình. Ông thường xuyên có những chuyến đi dài ngày tới kiểm tra 168 cửa hiệu và gặp gỡ 2.500 nhân viên của Gucci để kịp thời nghiên cứu, xây dựng chiến lược cạnh tranh trước các đối thủ. Nhờ đó, những chương trình cải tổ của Polet đều sát với thực tế của doanh nghiệp và phát huy được tối đa hiệu quả.
Đối với vấn đề thu hút và sử dụng nhân tài, sự xuất hiện của Robert Polet đã tạo một luồng sinh khí mới và biến Gucci thành một điểm đến lý tưởng đối với các nhà thiết kế, nhà quản lý tài năng. Có thể nói, dưới sự điều hành của Polet, từ những nhà thiết kế mới như Patrizio Di Marco, Isabelle Guichot cho tới các nhà thiết kế kỳ cựu như Sergio Rossi, Alessandra Facchinetti và Frida Giannini đều có được một môi trường làm việc lý tưởng theo đúng phong cách “Break the rules”, không bị quá gò bó bởi các quy định.
Những ý tưởng sáng tạo riêng của các nhà thiết kế và các nhà quản lý đều được Robert Polet trọng dụng. Ông không bao giờ can thiệp quá sâu vào các chi tiết, mà chỉ tập trung vào nghiên cứu, phát triển và quản lý doanh nghiệp ở tầm vĩ mô. Nhờ đó, Gucci luôn có được những sản phẩm thời trang mới cùng những phong cách độc đáo có một không hai. Cũng bằng “Nghệ thuật để mọi việc tự diễn tiến” (Theo chính cách gọi của Robert Polet), Polet cũng từng bước tạo được dựng uy tín và vị thế của cá nhân mình trong doanh nghiệp.
Nếu như dưới thời Tom Ford và Domenico De Sole, vấn đề thiết kế và yếu tố quản lý luôn được cân bằng thì sau khi Polet nắm quyền, tất cả các vấn đề trên đều có điểm nhấn, có trọng tâm tùy theo yếu tố nhu cầu, thị trường và thời điểm.
Chỉ trong vòng gần 4 năm, Robert Polet đã biến khoản thua lỗ 10 triệu USD của nhãn hiệu Bottega Veneta thành khoản lãi 80 triệu USD; thâu tóm được thêm ba thương hiệu mới là Stella McCartney, Alexander McQueen và Balenciaga; tạo dựng được cơ sở vững chắc để mở rộng hoạt động ra Ấn Độ, Trung Quốc và khu vực châu Á trong thời gian tới; vừa phát triển sản phẩm, vừa bảo vệ được nét độc đáo trong các nhãn hiệu sản phẩm của Gucci; ngăn chặn xu hướng “Made in China” đối với các sản phẩm thời trang Gucci.
Với những thành công đó của Polet, chính đương kim Chủ tịch của PPR, ông Franois-Henri Pinault cũng phải thốt lên “Polet đã quản lý giỏi một cách khác thường”.