Sacombank tăng tốc trong sóng gió
Lợi nhuận Sacombank tăng trở lại, bất chấp nhiều thông tin xáo trộn và liên tiếp lùi đại hội
Ngày 13/6, tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s Investors Services tuyên bố cắt giảm điểm tín nhiệm Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).
Đây là sự kiện nối tiếp, sau nhiều xáo trộn trong hoạt động và thông tin bên lề tập trung vào ngân hàng này thời gian gần đây.
Từ tháng 4/2017, trước thềm kế hoạch dự kiến lần 1 tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm tài chính 2015 và 2016, tình hình hoạt động và đặc biệt ở khó khăn nợ xấu của Sacombank được đặt ra.
Sau quyết định lùi lịch tổ chức đại hội sang 26/5, cơ cấu ứng viên Hội đồng Quản trị tiếp tục gây chú ý, với những thay đổi lớn cho đến gần đây. Và Sacombank tiếp tục lùi lịch tổ chức đại hội vào ngày 30/6 tới.
Và như trên, Moody’s hạ điểm tín nhiệm Sacombank trước thềm sự kiện đại hội.
Lý giải về việc hạ điểm tín nhiệm của Sacombank, Moody’s nói rằng động thái này chủ yếu xuất phát từ việc vị thế khả năng thanh toán của Sacombank đã suy yếu, phản ánh qua trong lượng tài sản có vấn đề ở mức cao của ngân hàng này. Moody’s cũng cho biết việc hạ BCA của Sacombank phản ánh rủi ro lớn hơn trong trạng thái tài chính độc lập của Sacombank.
Tuy nhiên, đáng chú ý, hãng xếp hạng tín nhiệm này cho rằng, Sacombank có thể được nâng điểm tín nhiệm nếu cải thiện được đáng kể trạng thái khả năng thanh toán, thông qua thành công trong thu hồi và bán tài sản thế chấp. Ngoài ra, những cải thiện trong hồ sơ thanh khoản cũng sẽ có ý nghĩa tích cực đối với đánh giá tín nhiệm của ngân hàng này.
Trong chuỗi sự kiện trên, cuối tháng 5 vừa qua, đề án tái cơ cấu Sacombank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Nhanh chóng, trên cơ sở đề án đó, ngân hàng này hoàn tất báo cáo tài chính được kiểm toán, cùng các tài liệu chuẩn bị cho đại hội.
Và theo cập nhật gần nhất từ Sacombank, trong bối cảnh nhiều khó khăn và xáo trộn thông tin đó, các chỉ tiêu hoạt động chính của ngân hàng vẫn tăng trưởng.
Cụ thể, thị phần của Sacombank vẫn tiếp tục được củng cố bằng quy mô tổng tài sản tăng lên, huy động vốn và cho vay đều tăng trưởng vượt trội so với bình quân toàn ngành.
5 tháng đầu năm 2017, tổng tài sản của Sacombank đã tăng 6%, đạt gần 350.000 tỷ đồng. Huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư - một thước đo về niềm tin của người gửi tiền - tăng tới 8% (cao hơn mức tăng khoảng 4,3% của ngành), đạt trên 312.000 tỷ đồng với mặt bằng lãi suất diễn biến ổn định. Tín dụng qua 5 tháng cũng tăng ở mức khá cao với 9%, gấp đôi so với mức tăng cùng kỳ, đạt gần 213.000 tỷ đồng; trong đó, cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên tăng 20%.
Nguồn thu dịch vụ của Sacombank trong 5 tháng đầu năm nay cũng tăng đáng kể, đạt trên 670 tỷ đồng, tăng 24% so cùng kỳ, chiếm gần 25% tỷ trọng trong tổng thu nhập.
Và lợi nhuận trước thuế 5 tháng đầu năm 2017 của Sacombank đạt trên 400 tỷ đồng, tăng 78,3% so cùng kỳ.
Về xử lý nợ xấu, 5 tháng đầu năm, ngân hàng này đã tự xử lý được gần 740 tỷ đồng nợ xấu, thu hồi gần 195 tỷ nợ bán VAMC; đối với tài sản nhận cấn trừ nợ, gán nợ, Sacombank đã xử lý/thu hồi được hơn 900 tỷ đồng; giảm dần các khoản phải thu (giảm 0,8% tỷ trọng so đầu năm)…
Trong tháng 5/2017, ngân hàng này cũng đã hoàn tất nâng cấp 11 quỹ tiết kiệm lên thành phòng giao dịch.
Ở một dòng chảy thông tin liên quan, trước những đồn đoán gần đây, ông Nguyễn Đức Hưởng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), vừa lên tiếng khẳng định: hiện nay LienVietPostBank không có nhu cầu sáp nhập Sacombank hay một ngân hàng nào khác.
Theo ông Hưởng, một trong những mục đích của các kế hoạch sáp nhập là tích hợp mở rộng hệ thống mạng lưới, mà nền tảng này tại LienVietPostBank đã có quy mô lớn nhất hệ thống các tổ chức tín dụng tư nhân, với chi nhánh đã thiết lập tại tất cả các tỉnh thành trên cả nước, cùng hơn 10.000 điểm giao dịch qua hệ thống bưu điện vẫn đang trong quá trình khai thác.
Ngoài ra, Chủ tịch LienVietPostBank cho biết, sau những thay đổi nhân sự cao cấp gần đây, LienVietPostBank đang định hình những kế hoạch mới, với những bước đi của riêng ngân hàng mình mà không thông qua kế hoạch sáp nhập nào cả.
Đây là sự kiện nối tiếp, sau nhiều xáo trộn trong hoạt động và thông tin bên lề tập trung vào ngân hàng này thời gian gần đây.
Từ tháng 4/2017, trước thềm kế hoạch dự kiến lần 1 tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm tài chính 2015 và 2016, tình hình hoạt động và đặc biệt ở khó khăn nợ xấu của Sacombank được đặt ra.
Sau quyết định lùi lịch tổ chức đại hội sang 26/5, cơ cấu ứng viên Hội đồng Quản trị tiếp tục gây chú ý, với những thay đổi lớn cho đến gần đây. Và Sacombank tiếp tục lùi lịch tổ chức đại hội vào ngày 30/6 tới.
Và như trên, Moody’s hạ điểm tín nhiệm Sacombank trước thềm sự kiện đại hội.
Lý giải về việc hạ điểm tín nhiệm của Sacombank, Moody’s nói rằng động thái này chủ yếu xuất phát từ việc vị thế khả năng thanh toán của Sacombank đã suy yếu, phản ánh qua trong lượng tài sản có vấn đề ở mức cao của ngân hàng này. Moody’s cũng cho biết việc hạ BCA của Sacombank phản ánh rủi ro lớn hơn trong trạng thái tài chính độc lập của Sacombank.
Tuy nhiên, đáng chú ý, hãng xếp hạng tín nhiệm này cho rằng, Sacombank có thể được nâng điểm tín nhiệm nếu cải thiện được đáng kể trạng thái khả năng thanh toán, thông qua thành công trong thu hồi và bán tài sản thế chấp. Ngoài ra, những cải thiện trong hồ sơ thanh khoản cũng sẽ có ý nghĩa tích cực đối với đánh giá tín nhiệm của ngân hàng này.
Trong chuỗi sự kiện trên, cuối tháng 5 vừa qua, đề án tái cơ cấu Sacombank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Nhanh chóng, trên cơ sở đề án đó, ngân hàng này hoàn tất báo cáo tài chính được kiểm toán, cùng các tài liệu chuẩn bị cho đại hội.
Và theo cập nhật gần nhất từ Sacombank, trong bối cảnh nhiều khó khăn và xáo trộn thông tin đó, các chỉ tiêu hoạt động chính của ngân hàng vẫn tăng trưởng.
Cụ thể, thị phần của Sacombank vẫn tiếp tục được củng cố bằng quy mô tổng tài sản tăng lên, huy động vốn và cho vay đều tăng trưởng vượt trội so với bình quân toàn ngành.
5 tháng đầu năm 2017, tổng tài sản của Sacombank đã tăng 6%, đạt gần 350.000 tỷ đồng. Huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư - một thước đo về niềm tin của người gửi tiền - tăng tới 8% (cao hơn mức tăng khoảng 4,3% của ngành), đạt trên 312.000 tỷ đồng với mặt bằng lãi suất diễn biến ổn định. Tín dụng qua 5 tháng cũng tăng ở mức khá cao với 9%, gấp đôi so với mức tăng cùng kỳ, đạt gần 213.000 tỷ đồng; trong đó, cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên tăng 20%.
Nguồn thu dịch vụ của Sacombank trong 5 tháng đầu năm nay cũng tăng đáng kể, đạt trên 670 tỷ đồng, tăng 24% so cùng kỳ, chiếm gần 25% tỷ trọng trong tổng thu nhập.
Và lợi nhuận trước thuế 5 tháng đầu năm 2017 của Sacombank đạt trên 400 tỷ đồng, tăng 78,3% so cùng kỳ.
Về xử lý nợ xấu, 5 tháng đầu năm, ngân hàng này đã tự xử lý được gần 740 tỷ đồng nợ xấu, thu hồi gần 195 tỷ nợ bán VAMC; đối với tài sản nhận cấn trừ nợ, gán nợ, Sacombank đã xử lý/thu hồi được hơn 900 tỷ đồng; giảm dần các khoản phải thu (giảm 0,8% tỷ trọng so đầu năm)…
Trong tháng 5/2017, ngân hàng này cũng đã hoàn tất nâng cấp 11 quỹ tiết kiệm lên thành phòng giao dịch.
Ở một dòng chảy thông tin liên quan, trước những đồn đoán gần đây, ông Nguyễn Đức Hưởng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), vừa lên tiếng khẳng định: hiện nay LienVietPostBank không có nhu cầu sáp nhập Sacombank hay một ngân hàng nào khác.
Theo ông Hưởng, một trong những mục đích của các kế hoạch sáp nhập là tích hợp mở rộng hệ thống mạng lưới, mà nền tảng này tại LienVietPostBank đã có quy mô lớn nhất hệ thống các tổ chức tín dụng tư nhân, với chi nhánh đã thiết lập tại tất cả các tỉnh thành trên cả nước, cùng hơn 10.000 điểm giao dịch qua hệ thống bưu điện vẫn đang trong quá trình khai thác.
Ngoài ra, Chủ tịch LienVietPostBank cho biết, sau những thay đổi nhân sự cao cấp gần đây, LienVietPostBank đang định hình những kế hoạch mới, với những bước đi của riêng ngân hàng mình mà không thông qua kế hoạch sáp nhập nào cả.