SaigonTel: Khác biệt để thành công
SaigonTel chuyên cung cấp các giải pháp tổng hợp về công nghệ thông tin tại các khu công nghiệp ở Việt Nam
Mặc dù "sinh sau đẻ muộn" so với nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin viễn thông tại Việt Nam, nhưng Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SaigonTel) - thành viên của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn vẫn gặt hái được không ít thành công nhờ những lựa chọn khác biệt.
SaigonTel thành lập vào năm 2002, khi đó, tại thị trường Việt Nam đã hình thành nhiều tên tuổi lớn đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông. Và SaigonTel đã lựa chọn cách đi của riêng mình, không đầu tư phát triển vào các mảng thị phần, lĩnh vực đã trở thành thế mạnh của các “đối thủ”.
Ông Hoàng Sĩ Hóa, Tổng giám đốc SaigonTel nhớ lại, trước cái "thế" của các doanh nghiệp trên, công ty đã xác định, bước đầu chỉ tập trung đẩy mạnh đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng vào các khu tập trung công nghệ thông tin, khu công nghệ cao, đồng thời cung cấp cho các khu công nghiệp này những giải pháp tổng thể về công nghệ của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới như IBM, HP, Microsoft, Cisco, Oracle... Vì thế, SaigonTel nhanh chóng trở thành thương hiệu về cung cấp các giải pháp tổng hợp về công nghệ thông tin tại các khu công nghiệp ở Việt Nam.
Một trong những dấu mốc quan trọng với SaigonTel là năm 2005, công ty được cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông ISP (dịch vụ truy nhập Internet) và năm 2007 được cấp phép dịch vụ OSP (ứng dụng Internet trong viễn thông). Với giấy phép này, mở ra cho SaigonTel một cơ hội kinh doanh mới: Viễn thông và Internet. Hàng loạt các dự án cung cấp dịch vụ Internet không dây tốc độ cao (công nghệ Pre-Wimax - công nghệ truyền dẫn tiên tiến không dây tốc độ cao, hay gọi là công nghệ băng rộng không dây) tại rất nhiều khu công nghiệp trong cả nước đã được SaigonTel triển khai, điển hình như khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh), khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang) và nhiều khu vực khác.
Mặt khác, để "đón" trước thời cơ, công ty cũng đang đầu tư nghiên cứu ứng dụng công nghệ Wimax, một bước công nghệ cao hơn Pre-Wimax cho phép truy cập băng rộng di động trong phạm vi toàn thành phố, thậm chí trên toàn quốc với tốc độ rất cao và được thế giới nhận định đây là công nghệ cho tương lai. Bởi, với công nghệ này, người dùng có thể ứng dụng dịch vụ triplepay "3 trong 1" gồm truyền nhận dữ liệu, đàm thoại trực tuyến và giải trí.
Mới đây, ngay khi Luật Viễn thông mới ban hành, mở cửa cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh đuợc đầu tư và khai thác hạ tầng viễn thông, SaigonTel đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội này xem xét, nghiên cứu M&A một doanh nghiệp viễn thông để đẩy nhanh tốc độ phát triển trong lĩnh vực mới, tập trung đầu tư và phát triển kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông.
Khác biệt cuả SaigonTel còn ở chỗ, dù không chuyên về nhóm ngành cụ thể nhưng nhận thấy trong lĩnh vực truyền thông có những tiềm năng và cơ hội lớn, SaigonTel đã nhanh chóng thành lập và giữ 51% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Truyền thông VTC- SaigonTel (VSM) để khai thác một kênh truyền hình quảng bá chuyên về thông tin kinh tế, tài chính và giải trí.
Ngày 14/02/2011, kênh truyền hình VTC6 đã được phát sóng thử nghiệm với tiêu chí phát sóng chuyên sâu mảng tin Văn hóa - nghệ thuật; Kinh tế và hội nhập. Hiện nay, 24 chương trình đang được khai thác sản xuất để phát sóng chính thức vào đầu tháng 5/2011 với thời lượng 24 giờ mỗi ngày, phủ sóng trên toàn quốc.
Sự khác biệt trên của SaigonTel chưa thể đo đểm được hết hiệu quả ở ngay thời điểm hiện tại - vì đó là sự chuẩn bị cho tương lai. Tuy nhiên, với những dịch vụ và nền tảng phát triển theo những hướng đi riêng có trước đây mà công ty lựa chọn cũng đã đem lại những thành công và hiệu quả kinh tế lớn cho SaigonTel.
Những năm qua, SaigonTel liên tục tăng trưởng ở mức độ cao. Trong năm 2007, Saigontel đã đạt doanh thu tăng gấp 13 lần và lợi nhuận tăng gấp 8 lần so với năm 2006 (doanh thu và lợi nhuận năm 2006 cũng tăng gấp 3 và 17 lần so với năm 2005); năm 2009, SaigonTel đạt mức tăng trưởng đầy ấn tượng, với tổng tài sản đạt hơn 2.000 tỉ đồng (đạt 165,6%); tổng doanh thu đạt hơn 382 tỉ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt gần 81 tỉ đồng (đạt 119% kế hoạch và bằng 110,3% so với năm 2008); và năm 2010, doanh thu của SaigonTel ước đạt khoảng 395,2 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 32,5 tỉ đồng.
SaigonTel thành lập vào năm 2002, khi đó, tại thị trường Việt Nam đã hình thành nhiều tên tuổi lớn đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông. Và SaigonTel đã lựa chọn cách đi của riêng mình, không đầu tư phát triển vào các mảng thị phần, lĩnh vực đã trở thành thế mạnh của các “đối thủ”.
Ông Hoàng Sĩ Hóa, Tổng giám đốc SaigonTel nhớ lại, trước cái "thế" của các doanh nghiệp trên, công ty đã xác định, bước đầu chỉ tập trung đẩy mạnh đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng vào các khu tập trung công nghệ thông tin, khu công nghệ cao, đồng thời cung cấp cho các khu công nghiệp này những giải pháp tổng thể về công nghệ của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới như IBM, HP, Microsoft, Cisco, Oracle... Vì thế, SaigonTel nhanh chóng trở thành thương hiệu về cung cấp các giải pháp tổng hợp về công nghệ thông tin tại các khu công nghiệp ở Việt Nam.
Một trong những dấu mốc quan trọng với SaigonTel là năm 2005, công ty được cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông ISP (dịch vụ truy nhập Internet) và năm 2007 được cấp phép dịch vụ OSP (ứng dụng Internet trong viễn thông). Với giấy phép này, mở ra cho SaigonTel một cơ hội kinh doanh mới: Viễn thông và Internet. Hàng loạt các dự án cung cấp dịch vụ Internet không dây tốc độ cao (công nghệ Pre-Wimax - công nghệ truyền dẫn tiên tiến không dây tốc độ cao, hay gọi là công nghệ băng rộng không dây) tại rất nhiều khu công nghiệp trong cả nước đã được SaigonTel triển khai, điển hình như khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh), khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang) và nhiều khu vực khác.
Mặt khác, để "đón" trước thời cơ, công ty cũng đang đầu tư nghiên cứu ứng dụng công nghệ Wimax, một bước công nghệ cao hơn Pre-Wimax cho phép truy cập băng rộng di động trong phạm vi toàn thành phố, thậm chí trên toàn quốc với tốc độ rất cao và được thế giới nhận định đây là công nghệ cho tương lai. Bởi, với công nghệ này, người dùng có thể ứng dụng dịch vụ triplepay "3 trong 1" gồm truyền nhận dữ liệu, đàm thoại trực tuyến và giải trí.
Mới đây, ngay khi Luật Viễn thông mới ban hành, mở cửa cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh đuợc đầu tư và khai thác hạ tầng viễn thông, SaigonTel đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội này xem xét, nghiên cứu M&A một doanh nghiệp viễn thông để đẩy nhanh tốc độ phát triển trong lĩnh vực mới, tập trung đầu tư và phát triển kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông.
Khác biệt cuả SaigonTel còn ở chỗ, dù không chuyên về nhóm ngành cụ thể nhưng nhận thấy trong lĩnh vực truyền thông có những tiềm năng và cơ hội lớn, SaigonTel đã nhanh chóng thành lập và giữ 51% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Truyền thông VTC- SaigonTel (VSM) để khai thác một kênh truyền hình quảng bá chuyên về thông tin kinh tế, tài chính và giải trí.
Ngày 14/02/2011, kênh truyền hình VTC6 đã được phát sóng thử nghiệm với tiêu chí phát sóng chuyên sâu mảng tin Văn hóa - nghệ thuật; Kinh tế và hội nhập. Hiện nay, 24 chương trình đang được khai thác sản xuất để phát sóng chính thức vào đầu tháng 5/2011 với thời lượng 24 giờ mỗi ngày, phủ sóng trên toàn quốc.
Sự khác biệt trên của SaigonTel chưa thể đo đểm được hết hiệu quả ở ngay thời điểm hiện tại - vì đó là sự chuẩn bị cho tương lai. Tuy nhiên, với những dịch vụ và nền tảng phát triển theo những hướng đi riêng có trước đây mà công ty lựa chọn cũng đã đem lại những thành công và hiệu quả kinh tế lớn cho SaigonTel.
Những năm qua, SaigonTel liên tục tăng trưởng ở mức độ cao. Trong năm 2007, Saigontel đã đạt doanh thu tăng gấp 13 lần và lợi nhuận tăng gấp 8 lần so với năm 2006 (doanh thu và lợi nhuận năm 2006 cũng tăng gấp 3 và 17 lần so với năm 2005); năm 2009, SaigonTel đạt mức tăng trưởng đầy ấn tượng, với tổng tài sản đạt hơn 2.000 tỉ đồng (đạt 165,6%); tổng doanh thu đạt hơn 382 tỉ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt gần 81 tỉ đồng (đạt 119% kế hoạch và bằng 110,3% so với năm 2008); và năm 2010, doanh thu của SaigonTel ước đạt khoảng 395,2 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 32,5 tỉ đồng.