Sàn tiền ảo Bitcoin hàng đầu thế giới phá sản
Chủ sàn này thú nhận, gần như toàn bộ số Bitcoin trị giá khoảng nửa tỷ USD hàng đã “tan thành mây khói”
Mt. Gox, sàn giao dịch tiền ảo Bitcoin từng lớn nhất thế giới, tuyên bố nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào ngày 28/2 tại Nhật Bản. Chủ sàn này thú nhận, gần như toàn bộ số Bitcoin trị giá khoảng nửa tỷ USD hàng đã “tan thành mây khói”.
Tin từ tờ Wall Street Journal cho hay, ngoài số tiền khoảng 750.000 Bitcoin của khách, Mt. Gox còn bị mất thêm khoảng 100.000 Bitcoin của chính mình. Tổng số tiền này có trị giá xấp xỉ 473 triệu USD vào thời điểm Mt. Gox phá sản.
Đơn xin bảo hộ phá sản của Mt. Gox đã được nộp lên tòa án quận ở Tokyo vào ngày cuối cùng của tháng 2. Chủ sàn này, ông Mark Karpeles, sau đó đã có một cuộc họp báo về vụ việc.
Theo ông Karpeles, các vấn đề về kỹ thuật đã mở đường cho việc Bitcoin trên Mt. Gox bị đánh cắp. Ông cũng gửi lời xin lỗi tới tất cả khách hàng. “Có một điểm yếu nào đó trong hệ thống, và toàn bộ số Bitcoin đã biến mất. Tôi xin lỗi vì đã gây rắc rối cho mọi người”, ông Karpeles nói trong buổi họp báo.
Luật sư của Mt. Gox cho hay, công ty này có khoản nợ khoảng 6,5 tỷ Yên, tương đương 63,6 triệu USD, và tài sản trị giá 3,84 tỷ Yên.
Sau khi thông tin về vụ phá sản của Mt. Gox được phát đi, giá Bitcoin trên các sàn giao dịch khác như Bitstamp và BTC-e chỉ giảm nhẹ. Trên thực tế, việc Mt. Gox phá sản đã được lường trước và đã được phản ánh vào giá Bitcoin kể từ khi sàn này gặp sự cố phải ngừng cho khách hàng rút tiền và sau đó bất ngờ đóng cửa.
Trong trang phục comple xám và cà vạt xanh, ông Karpeles tỏ ra bình tĩnh khi luật sư của ông thực hiện gần như toàn bộ việc phát biểu trước báo giới. Tuy nhiên, ông chủ sàn giao dịch bị phá sản này tỏ ra khó khăn trong việc tìm kiếm ngôn từ khi được các nhà báo đề nghị gửi một thông điệp tới các nhà đầu tư của Mt. Gox. Ông Karpeles chỉ nói lặp đi lặp lại lời xin lỗi.
Vào hôm thứ Hai, trên mạng Internet đã xuất hiện tin đồn toàn bộ số Bitcoin trên Mt. Gox đã bị đánh cắp. Đến ngày thứ Ba, Mt. Gox bất ngờ dừng mọi giao dịch và xóa website của sàn - động thái được coi là đòn giáng mạnh nhất vào ngành công nghiệp Bitcoin từ trước đến nay và làm gia tăng những quan ngại về sự thiếu vắng các công cụ bảo vệ nhà đầu tư. Trong số các khách hàng của Mt. Gox, có những người sở hữu số Bitcoin trị giá hàng trăm nghìn USD mỗi người.
Là một trong những sàn giao dịch Bitcoin đầu tiên trên thế giới, Mt. Gox có thời điểm chiếm tới 80% tổng số Bitcoin được giao dịch trên tất cả các sàn.
Trong vòng 1 tháng qua, đã có rất nhiều khách hàng từ những nơi xa xôi như Anh và Australia bay tới Nhật, biểu tình bên ngoài văn phòng của Mt. Gox ở Tokyo với hy vọng tìm lại được tiền của mình. Tuy nhiên, với việc Mt. Gox tuyên bố phá sản, tất cả những cố gắng đó của họ không còn ý nghĩa gì nữa.
Một số nguồn tin thân cận cho hay, có nhiều yếu tố khác thay vì chỉ các vấn đề kỹ thuật dẫn tới việc Mt. Gox không thể đáp ứng các lệnh rút tiền của khách hàng. Trong đó có việc các ngân hàng chậm chuyển tiền, có thể do các ngân hàng còn rất thận trọng với Bitcoin vì ở Nhật chưa có quy định pháp luật nào liên quan tới đồng tiền ảo này. Mt. Gox cho biết là họ có tài khoản để thanh toán cho khách hàng tại hai ngân hàng Nhật Mizuho Bank và Japan Net Bank.
Động thái pháp lý duy nhất từ trước đến nay liên quan tới Mt. Gox là sàn này đăng ký với tư cách một công ty dịch vụ tiền tệ ở Mỹ vào tháng 6 năm ngoái, sau khi nhà chức trách Mỹ nói rằng Mt. Gox không đăng ký đầy đủ ở quốc gia này. Theo một số nguồn tin thân cận, mới đây, các công tố viên liên bang Mỹ đã triệu tập đại diện của Mt. Gox để phục vụ công tác điều tra.
Tin từ tờ Wall Street Journal cho hay, ngoài số tiền khoảng 750.000 Bitcoin của khách, Mt. Gox còn bị mất thêm khoảng 100.000 Bitcoin của chính mình. Tổng số tiền này có trị giá xấp xỉ 473 triệu USD vào thời điểm Mt. Gox phá sản.
Đơn xin bảo hộ phá sản của Mt. Gox đã được nộp lên tòa án quận ở Tokyo vào ngày cuối cùng của tháng 2. Chủ sàn này, ông Mark Karpeles, sau đó đã có một cuộc họp báo về vụ việc.
Theo ông Karpeles, các vấn đề về kỹ thuật đã mở đường cho việc Bitcoin trên Mt. Gox bị đánh cắp. Ông cũng gửi lời xin lỗi tới tất cả khách hàng. “Có một điểm yếu nào đó trong hệ thống, và toàn bộ số Bitcoin đã biến mất. Tôi xin lỗi vì đã gây rắc rối cho mọi người”, ông Karpeles nói trong buổi họp báo.
Luật sư của Mt. Gox cho hay, công ty này có khoản nợ khoảng 6,5 tỷ Yên, tương đương 63,6 triệu USD, và tài sản trị giá 3,84 tỷ Yên.
Sau khi thông tin về vụ phá sản của Mt. Gox được phát đi, giá Bitcoin trên các sàn giao dịch khác như Bitstamp và BTC-e chỉ giảm nhẹ. Trên thực tế, việc Mt. Gox phá sản đã được lường trước và đã được phản ánh vào giá Bitcoin kể từ khi sàn này gặp sự cố phải ngừng cho khách hàng rút tiền và sau đó bất ngờ đóng cửa.
Trong trang phục comple xám và cà vạt xanh, ông Karpeles tỏ ra bình tĩnh khi luật sư của ông thực hiện gần như toàn bộ việc phát biểu trước báo giới. Tuy nhiên, ông chủ sàn giao dịch bị phá sản này tỏ ra khó khăn trong việc tìm kiếm ngôn từ khi được các nhà báo đề nghị gửi một thông điệp tới các nhà đầu tư của Mt. Gox. Ông Karpeles chỉ nói lặp đi lặp lại lời xin lỗi.
Vào hôm thứ Hai, trên mạng Internet đã xuất hiện tin đồn toàn bộ số Bitcoin trên Mt. Gox đã bị đánh cắp. Đến ngày thứ Ba, Mt. Gox bất ngờ dừng mọi giao dịch và xóa website của sàn - động thái được coi là đòn giáng mạnh nhất vào ngành công nghiệp Bitcoin từ trước đến nay và làm gia tăng những quan ngại về sự thiếu vắng các công cụ bảo vệ nhà đầu tư. Trong số các khách hàng của Mt. Gox, có những người sở hữu số Bitcoin trị giá hàng trăm nghìn USD mỗi người.
Là một trong những sàn giao dịch Bitcoin đầu tiên trên thế giới, Mt. Gox có thời điểm chiếm tới 80% tổng số Bitcoin được giao dịch trên tất cả các sàn.
Trong vòng 1 tháng qua, đã có rất nhiều khách hàng từ những nơi xa xôi như Anh và Australia bay tới Nhật, biểu tình bên ngoài văn phòng của Mt. Gox ở Tokyo với hy vọng tìm lại được tiền của mình. Tuy nhiên, với việc Mt. Gox tuyên bố phá sản, tất cả những cố gắng đó của họ không còn ý nghĩa gì nữa.
Một số nguồn tin thân cận cho hay, có nhiều yếu tố khác thay vì chỉ các vấn đề kỹ thuật dẫn tới việc Mt. Gox không thể đáp ứng các lệnh rút tiền của khách hàng. Trong đó có việc các ngân hàng chậm chuyển tiền, có thể do các ngân hàng còn rất thận trọng với Bitcoin vì ở Nhật chưa có quy định pháp luật nào liên quan tới đồng tiền ảo này. Mt. Gox cho biết là họ có tài khoản để thanh toán cho khách hàng tại hai ngân hàng Nhật Mizuho Bank và Japan Net Bank.
Động thái pháp lý duy nhất từ trước đến nay liên quan tới Mt. Gox là sàn này đăng ký với tư cách một công ty dịch vụ tiền tệ ở Mỹ vào tháng 6 năm ngoái, sau khi nhà chức trách Mỹ nói rằng Mt. Gox không đăng ký đầy đủ ở quốc gia này. Theo một số nguồn tin thân cận, mới đây, các công tố viên liên bang Mỹ đã triệu tập đại diện của Mt. Gox để phục vụ công tác điều tra.